Viêm cơ tim

Viêm cơ tim khiến người bệnh gặp nhiều triệu chứng nặng nề. Khi bệnh biến chứng, người bệnh có rủi ro cao bị đe dọa tính mạng. Do đó, bạn hãy chủ động đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, tuân thủ điều trị theo phác đồ đề bảo vệ sức khỏe.

Tổng quan

Bệnh viêm cơ tim là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở tế bào cơ tim, tác nhân có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm,... Một số trường hợp viêm do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác. Toàn bộ cơ tim hoặc một phần cơ tim bị tổn thương.

Bệnh viêm cơ tim
Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý nguy hiểm có khả năng biến chứng đe dọa tính mạng

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải bệnh lý này. Trong đó nhóm người từ 20-40 tuổi là độ tuổi thường dễ bị viêm cơ tim hơn so với người trung niên, cao tuổi. Ngoài ra, theo thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh nhân là nam giới cao hơn so với nữ giới.

Bệnh gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng nề, ảnh hưởng đời sống, sức khỏe và có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. Trường hợp tổn thương tế bào cơ tim nghiêm trọng, tiên lượng xấu, nếu không cấp cứu kịp thời người bệnh có khả năng tử vong cao.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh viêm cơ tim xuất hiện do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Không có một loại vi khuẩn hay virus, nấm cố định gây bệnh. Có rất nhiều tác nhân gây hại làm tổn thương tế bào cơ tim.

Theo đó, người ta sẽ phân thành hai nhóm chính gồm nguyên nhân liên quan đến nhiễm trùng hoặc không. Các tác nhân chính kể đến như:

  • Do virus: Viêm nhiễm xảy ra khi cơ thể bị virus tấn công làm tổn thương các tế bào trong cơ thể. Một số trường hợp viêm do nhiễm phải các bệnh lý cảm cúm, virus viêm gan lan rộng, virus herpes,... hoặc nhiều trường hợp nhiễm trùng do liên quan đến virus.
  • Do vi khuẩn: Nhiều loại vi khuẩn được cho là có liên quan đến bệnh viêm cơ tim. Trong đó điển hình là các chủng khuẩn gồm tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn hoặc ký sinh trùng,... Chúng xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng lan rộng, đặc biệt là rủi ro viêm cơ tim tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.
  • Do nấm: Ngoài virus, vi khuẩn, nấm cũng là tác nhân gây viêm cơ tim được tìm thấy. Các loại nấm có nguy cơ cao như nấm Candida, Arpergillus, nấm trong phân chim,... và nhiều loại khác. Chúng xâm nhập vào cơ thể, tấn công tế bào gây tổn thương, viêm nhiễm, khả năng theo máu lan rộng dẫn đến viêm cơ tim.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn dẫn đến viêm cơ tim:

  • Người sống và làm việc trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất.
  • Người có hệ miễn dịch kém, đang mắc các bệnh lý mãn tính tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại dễ dàng tấn công cơ thể.
  • Người đang dùng thuốc điều trị bệnh gặp các phản ứng phụ.

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng

Người bị viêm cơ tim có hoặc không có triệu chứng điển hình. Điều này càng khiến bệnh nhân không kịp thời phát hiện bệnh để có cách điều trị sớm. Lâu dần, viêm cơ tim gây tổn thương phá hủy tế bào nghiêm trọng dẫn đến biến chứng nặng nề. Khi đó người bệnh có thể đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là nguy hiểm tính mạng.

Triệu chứng
Người bệnh không nhận thấy các triệu chứng bất thường ở giai đoạn đầu, tùy nhiên tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn

Theo đó, dựa trên các kinh nghiệm và các trường hợp thực tế, các nhà nghiên cứu đã chia triệu chứng bệnh thành 3 nhóm chính. Nhóm người không có triệu chứng, nhóm bùng phát các triệu chứng điển hình và nhóm triệu chứng nặng. Cụ thể như sau:

Nhóm bệnh không gây triệu chứng:

  • Các biểu hiện không rõ ràng khiến người bệnh không kịp thời phát hiện bệnh.
  • Người bệnh không có dấu hiệu bất thường, đây có thể là giai đoạn đầu khởi phát chưa có nhiều triệu chứng.
  • Bệnh diễn biến âm thầm, ban đầu chỉ có những cơn đau nhẹ, xuất hiện rồi dần biến mất.
  • Sau thời gian bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn các dấu hiệu ngày càng rõ ràng, tuy nhiên khi đó cơ tim đã bắt đầu phì đại.

Nhóm bệnh triệu chứng điển hình:

  • Người bệnh bị sốt kèm theo đau nhức đầu, mỏi cơ.
  • Chảy nước mũi, bị tiêu chảy, khó thở.
  • Lúc này người bệnh ăn uống khó khăn, cơ thể gầy gò.
  • Tình trạng khó thở tăng lên kèm theo hiện tượng đau ngực, đánh trống ngực.

Nhóm bệnh triệu chứng nghiêm trọng:

  • Các biểu hiện viêm cơ tim ngày càng nặng nề.
  • Người bệnh có thể bị sốc tim, tim đập nhanh, tụt huyết áp.
  • Quan sát thấy da cơ thể bệnh nhân tái, không có sức sống.

Triệu chứng nặng dần người bệnh có thể tử vong. Người bệnh cần được cấp cứu, điều trị phòng ngừa rủi ro biến chứng. Phát hiện càng sớm khả năng cứu sống càng cao giúp bệnh nhân kéo dài tiên lượng sống tốt nhất có thể.

Chẩn đoán

Bác sĩ tiến hành kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, sau đó chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết để củng cố kết quả chẩn đoán. Các phương pháp xét nghiệm nhằm xác định mức độ viêm cơ tim, vị trí tổn thương, giúp bác sĩ định hướng được phác đồ điều trị. Bao gồm:

Chẩn đoán
Đến gặp bác sĩ kiểm tra khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường

  • Phương pháp siêu âm doppler: Người bệnh được chỉ định siêu âm tim. Thông qua đó, các chỉ số thu được giúp bác sĩ đánh giá kích thước tim, chức năng tim còn hoạt động ổn định hay không, các rối loạn bên trong,...
  • Điện tâm đồ: Phương pháp chẩn đoán nhằm phát hiện viêm màng tim, viêm cơ tim. Thực hiện đo điện tâm đồ cùng với các phương pháp chẩn đoán khác.
  • Chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh thu được cho thấy tình trạng tổn thương tim, đánh giá giai đoạn viêm cơ tim.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp xét nghiệm cũng được thực hiện nhằm tìm ra các nguyên nhân gây bệnh, các yếu tố nguy cơ và chỉ định đối phó phù hợp.

Các xét nghiệm khác cũng được chỉ định thực hiện sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phương án can thiệp sao cho đảm bảo an toàn, giảm thiểu thấp nhất các rủi ro cho người bệnh.

Biến chứng và tiên lượng

Viêm cơ tim nếu không được kiểm soát có thể diễn biến phức tạp, gây biến chứng đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên chủ động khám sức khỏe định kỳ, đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bấy thường.

Dưới đây là những biến chứng có thể xảy ra nếu tình trạng viêm cơ tim kéo dài không được kiểm soát:

  • Suy tim: Cơ tim ngày càng bị tổn thương dẫn đến các chức năng của tim bị suy giảm nghiêm trọng. Khả năng bơm máu nuôi tim kém, suy tim có thể kéo theo đột quỵ, nhồi máu cơ tim khiến bệnh nhân tử vong.
  • Rối loạn nhịp tim: Cơ tim bị tổn thương khiến người bệnh gặp biến chứng rối loạn nhịp tim. Tim có thể đập nhanh hay chậm bất thường, điều này gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe.
  • Đột tử: Người bệnh có tiên lượng sống ngắn nếu viêm cơ tim biến chứng. Chức năng tim suy giảm nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.
  • Nhồi máu cơ tim: Trong tim hình thành cục máu đông dẫn đến việc cản trở dòng chảy máu nuôi tim. Bệnh nhân có thể bị đột quỵ do thiếu máu nuôi tim và não bộ.

Điều trị

Bệnh nhân bị viêm cơ tim phát hiện bệnh sớm và can thiệp điều trị bằng biện pháp phù hợp ngăn chặn rủi ro đe dọa tính mạng. Tuy nhiên do bệnh giai đoạn đầu không gây triệu chứng điển hình khiến bệnh nhân chủ quan, chậm trễ trong việc can thiệp điều trị y tế.

Điều trị
Bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị viêm cơ tim phù hợp cho tình hình sức khỏe của bệnh nhân

Dựa vào kết quả chẩn đoán, giai đoạn viêm cơ tim và tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị tương ứng. Các phương án điều trị viêm cơ tim thường được áp dụng kể đến như:

Sử dụng thuốc

  • Corticoid: Áp dụng cho đối tượng viêm cơ tim do sự tấn công của virus. Thuốc có thể được chỉ định sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp để tăng hiệu quả điều trị viêm cơ tim.
  • Thuốc điều trị bệnh tim: Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc điều trị bệnh tim tương ứng với tình trạng sức khỏe. Thuốc có tác dụng kiểm soát các triệu chứng khó chịu cho người bệnh, tránh trường hợp hình thành cục máu đông, tụt huyết áp, co bóp tim quá mức,...
  • Các nhóm thuốc khác: Người ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các nhóm thuốc điều trị các vấn đề liên quan nhằm tránh rủi ro viêm cơ tim phát sinh biến chứng.
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch: Thuốc được dùng trong trường hợp ức chế phản ứng viêm, cải thiện chức năng bơm máu tức thời cho người bệnh.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ

  • Chỉ định sử dụng máy khử rung tim nhằm giúp người bệnh cải thiện nhịp tim, lấy lại nhịp tim bình thường cho người bệnh.
  • Dùng VAD một thiết bị hỗ trợ tâm thất giúp ổn định hoạt động bơm máu trong tim của bệnh nhân. Máy được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị suy tim nặng, dùng hỗ trợ kéo dài chức năng tim cho người bệnh trước khi thực hiện ghép tim.
  • Đặt ống thông từ mạch máu chân đến tim, đồng thời kết hợp gắn quả bóng cuối ống nhằm mở rộng động mạch chủ. Phương pháp có tác dụng tăng cường lưu thông máu đến tim người bệnh.
  • Dùng máy thở oxy cho người bệnh tim nặng. Chỉ định cho bệnh nhân đang trong giai đoạn chờ ghép tim hoặc sau điều trị tăng cường hiệu quả phục hồi chức năng tim.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật ghép tim cho bệnh nhân suy tim nặng, kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh. Tuy nhiên cần phải có quả tim được hiến tặng phù hợp mới thực hiện được phẫu thuật ghép tim. Trong thời gian đó người bệnh sẽ được chỉ định dùng các thiết bị hỗ trợ đến khi tìm được quả tim phù hợp.

Phòng ngừa

Viêm cơ tim có thể bùng phát do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Do đó, việc phòng bệnh được thực hiện toàn diện thông qua một số lưu ý như sau:

Phòng ngừa
Chủ động chăm sóc sức khỏe, phòng tránh rủi ro viêm cơ tim

  • Chủ động vệ sinh cơ thể, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của tác nhân gây hại bên ngoài. Rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Chủ động phòng tránh lây nhiễm virus, nấm, vi khuẩn từ đường tình dục hoặc các tiếp xúc gần, tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, thực hiện các hành vi tiêm chích bất hợp pháp.
  • Bảo vệ cơ thể khỏi côn trùng đốt, tránh muỗi đốt, mặc quần áo dài tay, sử dụng các sản phẩm diệt côn trùng,...
  • Tiêm phòng, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các bất thường và điều trị sớm.
  • Đối với người sống trong vùng đang có dịch bệnh nên bảo vệ bản thân, gia đình trước nguy cơ lây nhiễm, hạn chế tiếp xúc với người đang bị bệnh cảm, cúm,...
  • Ăn uống đều độ, khoa học, kết hợp vận động, tập luyện giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai năng cao đề kháng và hệ miễn dịch.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Vì sao tôi bị viêm cơ tim?

2. Tôi cần thực hiện các xét nghiệm gì để chẩn đoán viêm cơ tim?

3. Tình trạng viêm cơ tim của tôi có nguy hiểm không?

4. Làm thế nào để tôi nhận biết được viêm vơ tim?

5. Tôi cần làm gì để điều trị bệnh viêm cơ tim?

6. Nếu tôi không điều trị bệnh sẽ có những rủi ro gì?

7. Khi nào tôi phải phẫu thuật điều trị viêm cơ tim?

8. Tôi có thể sống bao lâu sau khi phẫu thuật thành công?

Viêm cơ tim là bệnh lý nguy hiểm, khả năng gây tử vong cao nếu bệnh nhân không phát hiện bệnh và điều trị sớm. Do đó, bạn đọc nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, đến gặp bác sĩ khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện bất thường.