Bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh nhân gặp phải các triệu chứng từ nhẹ đến nặng nề. Trường hợp không chủ động kiểm soát, bệnh có khả năng phát sinh biến chứng ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh.
Tổng quan
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật (Autonomic Nervous System Disorders) là bệnh lý thần kinh gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm tim, tuyến mồ hôi, hệ tiêu hóa, huyết áp,... Trường hợp bệnh biến chứng không được điều trị có thể để lại nhiều di chứng không thể phục hồi.
Bệnh hình thành khi hệ thần kinh bị rối loạn hoạt động, trong đó đặc biệt liên quan đến hiện tượng mất cân bằng giữa thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Các triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn đầu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác khiến người bệnh chủ quan. Khi bệnh tiến triển ngày càng nặng nề, triệu chứng bùng phát dữ dội kèm theo nhiều rủi ro khác cho người bệnh.
Phân loại
Rối loạn thần kinh thực vật có rất nhiều loại. Chuyên gia sẽ dựa trên triệu chứng của bệnh, nguyên nhân gây bệnh để phân loại dạng bệnh lý bệnh nhân đang gặp phải. Dưới đây là những loại rối loạn thần kinh thực vật thường gặp:
- Hạ đường huyết đứng: Rối loạn thần kinh thực vật khiến bệnh nhân có nguy cơ tụt đường huyết đột ngột, máu cung cấp cho não bộ bị giảm, người bệnh có thể bị chóng mặt, chóng váng, ngất xỉu. Bệnh nhân có những biểu hiện mệt mỏi, khó thở,.... chúng xảy ra khi đứng, nên được gọi là tình trạng hạ đường huyết đứng. Khi được nghỉ ngơi, ngồi hoặc nằm triệu chứng sẽ thuyên giảm dần.
- Hạ huyết áp sau ăn: Đây cũng là một loại rối loạn thần kinh thực vật thường gặp. Sau bữa ăn, huyết áp có thể bị giảm đột ngột dẫn đến người bệnh bị choáng váng, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Hạ huyết áp sau ăn thường gặp ở người cao tuổi, người già trên 60 tuổi.
- Suy phản xạ Baroreflex: Đây là một dạng rối loạn thần kinh thực vật thường gặp. Sự đứt quãng trong việc truyền thông tin của thần kinh cảm nhận huyết áp đến não bộ gây ra sự thay đổi huyết áp, tăng hoặc giảm đột ngột. Bệnh nhân bị suy giảm phản xạ thường có các biểu hiện chóng mặt, đổ mồ hôi, ngất xỉu,...
- Ngất vận mạch: Người bệnh thường bị ngất xỉu đột ngột, liên quan đến thần kinh tim bị rối loạn vận động. Kèm theo đó bệnh nhân còn có hiện tượng buồn nôn, cơ thể tiết nhiều mồ hồi, ốm yếu mệt mỏi,...
Ngoài các dạng kể trên, rối loạn thần kinh thực vật còn được nhắc đến với các loại như hội chứng Holmes Adie, bệnh teo đa hệ thống, rối loạn thần kinh tự chủ,... Dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ chỉ định giải pháp an thiệp nhằm ổn định chức năng của hệ thần kinh, phòng tránh biến chứng.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Hiện tượng rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân. Theo đó, bệnh có thể hình thành khi người bệnh sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài gặp tác dụng phụ, do stress, lo âu, do các bệnh lý thần kinh khác,... Cụ thể như:
- Yếu tố bệnh lý: Rối loạn thần kinh thực vật có thể là hệ quả của việc các bệnh lý tự miễn phát triển mạnh mà không có biện pháp can thiệp kịp thời. Bệnh gây rối loạn thần kinh giao cảm và phó giao cảm khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng bất thường. Các bệnh lý thường có liên quan đến bệnh rối loạn thần kinh thực vật như bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp, bệnh dạ dày, bệnh thoái hóa,....
- Do căng thẳng, áp lực: Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Các áp lực, stress trong cuộc sống kéo dài mà không được điều chỉnh, khắc phục khiến hệ thần kinh của con người luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược. Cơn trầm cảm có thể xảy ra, kèm theo đó là nhiều vấn đề thần kinh khác.
- Tác dụng phụ của thuốc: Bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý cơ thể đang gặp phải nếu không dùng đúng liều lượng, tình trạng lạm dụng, quá liều gây ra tác dụng phụ lên hệ thần kinh. Theo đó, tình trạng rối loạn thần kinh thực vật có thể là một trong những tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp phải.
- Chấn thương, tai nạn: Một trong những nguyên nhân gây bệnh có thể xảy ra đó là ảnh hưởng từ vụ tai nạn, chấn thường đến vùng đầu. Rối loạn hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm sau sang chấn có thể khiến người gặp nạn đối mặt với các hệ lụy về sau. Nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người bệnh.
- Các yếu tố khác: Bên cạnh các nguyên nhân điển hình kể trên, bệnh rối loạn thần kinh thực vật còn xảy ra do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn liên quan đến yếu tố di truyền, hệ thống miễn dịch bị rối loạn hoạt động, người bị rối loạn tích tụ protein bất thường,...
Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị rối loạn thần kinh thực vật? Thận trọng nếu bạn là một trong số các trường hợp:
- Người đang gặp vấn đề về tâm lý.
- Người bị suy giảm trí nhớ, Parkinson mãn tính.
- Người đang bị tiểu đường, mắc bệnh tự miễn.
- Nghiện rượu, đang thai hoặc phụ nữ sau sinh.
- Người bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, dậy thì hoặc giai đoạn mãn dục ở nam giới.
Triệu chứng và chẩn đoán
Triệu chứng
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thể gây ra nhiều triệu chứng bất thường ảnh hưởng các cơ quan trong cơ thể. Nhiều người lầm tưởng bệnh sẽ tác động lên hệ thần kinh, tuy nhiên thực tế thần kinh thực vật có liên quan đến toàn bộ các vùng trên cơ thể. Theo đó, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường như:
- Triệu chứng trên hệ tiêu hóa: Thần kinh chịu trách nhiệm kiểm soát chức năng đường ruột, dạ dày gặp vấn đề khiến cơ quan này xuất hiện các triệu chứng bất thường. Theo đó, bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật gặp phải các triệu chứng tiêu hóa điển hình như:
- Táo bón, đi ngoài phân cứng.
- Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng lẽo.
- Bụng chướng, thấy no nhanh, kèm theo biểu hiện chán ăn.
- Đầy hơi, buồn nôn sau khi ăn.
- Nhu động ruột bị rối loạn, bệnh nhân đi đại tiện không kiểm soát.
- Ợ nóng, nôn thức ăn không tiêu,...
- Quá trình đưa thức ăn đi từ dạ dày xuống ruột non bị chậm dần hoặc thậm chí là ngưng hoàn toàn. Người bệnh bị liệt dạ dày gặp khó khăn trong ăn uống, kiểm soát đường huyết, quan sát cơ thể có biểu hiện run rẩy, chóng mặt, cáu kỉnh,...
- Triệu chứng trên hệ tim mạch, huyết áp: Dây thần kinh với chức vụ kiểm soát ổn định huyết áp, nhịp tim bị ảnh hưởng khiến hệ tim mạch, huyết áp xuất hiện các triệu chứng bất thường. Các dấu hiệu nghi ngờ bạn cần thận trọng, nên chủ động khám chữa sớm:
- Thường xuyên cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, đôi khi ngất xỉu đột ngột. Triệu chứng nặng hơn khi bạn thay đổi tư thế một cách đột ngột, vận động mạnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do rối loạn hệ thần kinh thực vật, tụt huyết áp bất ngờ.
- Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, chậm bất thường.
- Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim tuy nhiên bệnh nhân không thấy đau. Điều này rất nguy hiểm bởi bệnh tim có thể biến chứng âm thầm đe dọa tính mạng của người bệnh.
- Khó thở, tăng huyết áp đột ngột.
- Triệu chứng trên đường tiết niệu: Hiện tượng rối loạn hệ thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Các dấu hiệu nhận biết điển hình kể đến như:
- Tiêu tiểu mất kiểm soát, không kiểm soát được bàng quang.
- Không cảm nhận được khi bàng quang đã đầy.
- Bàng quang luôn chứa chất lỏng, không thể hoàn toàn làm trống bàng quang như bình thường.
- Chính vì không có cảm giác nên nước tiểu có thể rò rỉ ra ngoài, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Các triệu chứng khác: Người bệnh còn có nguy cơ gặp phải các triệu chứng như:
- Nam giới khó cương dương, không duy trì được sự cương cứng, gặp vấn đề xuất tinh. Nữ giới bị suy giảm ham muốn, âm đạo khô.
- Ra mồ hôi bất thường, lượng mồ hôi được tiết ra ngày càng tăng.
- Các triệu chứng về đường hô hấp, bệnh nhân khó thở, đặc biệt là khi đi ra ngoài nơi có nhiều người.
- Mất ngủ thường xuyên, kèm theo cảm giác bồn chồn, lo lắng.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.
Chẩn đoán
Rối loạn thần kinh thực vật gây ra các triệu chứng toàn thân, trên từng cơ quan, bộ phận cơ thể. Dựa vào những bất thường bệnh nhân đang gặp phải, các bác sĩ sẽ chẩn đoán cơ bản về tình hình sức khỏe, bệnh lý nguy cơ. Các phương pháp chẩn đoán được thực hiện để xác định chính xác hơn bệnh lý bệnh nhân đang gặp phải. Chẳng hạn:
- Phương pháp kiểm tra nhịp tim, huyết áp có gì bất thường thông qua nghiệm pháp hít thở sâu, nghiệm pháp bàn nghiêng.
- Xét nghiệm kiểm tra hệ tiêu hóa, xác định bất thường trong hoạt động tiêu hóa của bệnh nhân.
- Kiểm tra phản xạ tiết mồ hôi, mồ hôi điều nhiệt.
- Thực hiện xét nghiệm niệu động học giúp đánh giá chức năng của bàng quang.
- Siêu âm phát hiện các bất thường bên trong bằng quang.
Sau khi có kết quả chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ sẽ dựa vào tình hình sức khỏe của người bệnh chỉ định giải pháp can thiệp tương ứng.
Biến chứng và tiên lượng
Rối loạn thần kinh thực vật trên thực tế khôn-g phải là một bệnh lý cụ thể, xảy ra trên 1 bộ phận cơ thể. Bệnh là tập hợp nhiều rối loạn hoạt động thần kinh tại các cơ quan. Theo đánh giá, mặc dù bệnh không gây tử vong, tuy nhiên những triệu chứng rối loạn thần kinh dẫn đến nhiều hệ lụy cho bệnh nhân về đời sống cả sức khỏe.
Những tác hại bệnh gây ra cho người bệnh kể đến như:
- Các rối loạn xuất hiện ở các cơ quan như hệ tiêu hóa, huyết áp, mạch máu,... làm người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu. Điều này tác động không nhỏ đến chất lượng đời sống của bệnh nhân, đồng thời về lâu dài làm suy giảm sức khỏe người bệnh.
- Các triệu chứng bệnh xảy ra không điều trị, kéo dài phát sinh nhiều biến chứng. Chúng có thể xảy ra trên hệ tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu, hệ bài tiết, hô hấp, xương khớp,.... Người bệnh suy giảm chức năng vận động, cần sự trợ giúp của người xung quanh khi gặp biến chứng rối loạn thần kinh thực vật.
Điều trị
Bác sĩ chỉ định các biện pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật dựa trên tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Mục tiêu của các can thiệp nhằm giúp kiểm soát triệu chứng, giảm tổn thương dây thần kinh. Các phương pháp được thực hiện theo quy trình an toàn, phù hợp với sức khỏe của mỗi người bệnh.
Một số giải pháp giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng có thể kể đến như:
Sử dụng thuốc
Bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kiểm soát các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, khó ngủ, rối loạn tiêu hóa,... Mỗi trường hợp có các triệu chứng khác nhau sẽ được chỉ định loại thuốc tương ứng. Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để sớm đạt được hiệu quả điều trị như mong đợi.
Các thuốc như:
- Sử dụng thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật do stress, lo âu trong thời gian dài. Thuốc hỗ trợ người dùng cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Một số loại như Nortriptylin, Amitriptylin, Venlafaxin,... Dùng thuốc theo phác đồ, thận trọng trước các tác dụng phụ.
- Thuốc an thần, thuốc kiểm soát nhịp tim cũng được kê đơn trong phác đồ chữa rối loạn thần kinh thực vật. Dùng phổ biến là loại thuốc chẹn beta.
- Thuốc hạ huyết áp được dùng trong trường hợp bệnh nhân thường xuyên bị ngất xỉu, huyết áp thay đổi bất thường. Loại thường dùng như Fludrocotison, Midorine,...
- Thuốc ổn định nhu động ruột, thuốc nhuận tràng chỉ định cho người gặp vấn đề về hệ tiêu hóa.
- Ngoài các thuốc kể trên, bệnh nhân còn được chỉ định sử dụng thuốc kiểm soát tuyến mồ hôi, thuốc chống suy nhược, viên uống bổ sung vitamin,...
Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng thuốc để tránh trường hợp gặp phải các phản ứng phụ. Theo dõi cơ thể trong thời gian sử dụng thuốc. Bạn cần thông báo với bác sĩ nếu phát hiện cơ thể có biểu hiện lạ và ngày càng nặng nề hơn.
Phương pháp vật lý trị liệu
Để tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc, ổn định hoạt động của hệ thần kinh, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu. Cụ thể:
- Phương pháp châm cứu
- Phương pháp thủy triệu liệu nóng, lạnh
- Các bài tập phục hồi rối loạn thần kinh thực vật
- Xông hơi thuốc tại huyệt đạo
- Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt
Phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật đối với những trường hợp rối loạn thần kinh thực vật phát triệu chứng toàn thân. Can thiệp ngoại khoa nhằm điều chỉnh các rối loạn, bất thường bên trong một cách nhanh chóng, triệt để. Tuy nhiên giải pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Bệnh nhân được khuyên nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để tiến hành điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp và an toàn nhất.
Phòng ngừa
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, trong đó đặc biệt là người lớn tuổi, người có tiền sử mắc bệnh thần kinh, tim mạch,... Chủ động phòng bệnh để tránh gặp phải các tác hại không mong muốn ảnh hưởng đời sống, sức khỏe. Các lưu ý như sau:
- Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường hoặc gặp các vấn đề liên quan. Chủ động giữ ổn định đường huyết, bổ sung cho cơ thể thực phẩm phù hợp, hạn chế ăn nhiều tinh bột, chất béo.
- Ngoài ra, bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể. Chủ động khám và điều trị các bệnh lý về huyết áp, ổn định chỉ số huyết áp bảo vệ an toàn sức khỏe.
- Loại bỏ các thói quen không có lợi cho sức khỏe, tránh xa khói thuốc lá, kiểm soát thói quen uống rượu bia.
- Chủ động xây dựng đời sống lành mạnh, tập thể dục, duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Không nên ngồi, nằm một chỗ quá lâu, thói quen lười vận động có thể khiến bạn đối mặt với nhiều rủi ro.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không nên để cơ thể bị stress, căng thẳng quá mức.
- Bổ sung cho cơ thể nguồn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, đồng thời hạn chế ăn đồ béo, đồ ngọt,...
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi cơ thể, khám sớm nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Có thể bạn quan tâm: Rối loạn thần kinh tim có làm tăng huyết áp?
Những câu hỏi quan trọng khi khám
1. Tình trạng rối loạn thần kinh thực vật của tôi do nguyên nhân nào gây ra?
2. Các xét nghiệm kiểm tra tôi cần thực hiện là gì?
3. Bệnh lý này có nguy hiểm không? Tôi có thể sống được bao lâu?
4. Tôi có thể chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng thuốc không?
5. Các tác dụng phụ tôi có thể gặp trong thời gian dùng thuốc điều trị là gì?
6. Tôi cần làm gì khi gặp tác dụng phụ của thuốc?
7. Những việc tôi nên làm để giúp bệnh rối loạn thần kinh thực vật sớm cải thiện?
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có thể gây ra các triệu chứng bất thường tại các cơ quan trong cơ thể, thậm chí là toàn thân. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của bệnh nhân nếu kéo dài không được kiểm soát. Bạn đọc nên chủ động đến gặp bác sĩ khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện bất thường.