Thuốc Venlafaxine là thuốc gì?

Thuốc Venlafaxine là thuốc điều trị một số chứng bệnh liên quan đến tâm thần như: trầm cảm nặng, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu, chứng sợ khoảng trống,… Bài viết này cung cấp một số thông tin hữu ích về thuốc Venlafaxine như liều dùng, tác dụng phụ, thận trọng khi dùng thuốc,…

Thuốc Venlafaxine là thuốc điều trị một số chứng bệnh liên quan đến tâm thần
Thuốc Venlafaxine là thuốc điều trị một số chứng bệnh liên quan đến tâm thần.
  • Tên gốc: Venlafaxine;
  • Tên biệt dược: Venlafaxine, Venlafaxine STADA®, Effexor, Effexor XR;
  • Tên hoạt chất: Venlafaxin hydrochlorid;
  • Phân nhóm thuốc: Hướng tâm thần;
  • Dạng bào chế: Viên nang, viên nén.

Những thông tin cần biết về thuốc Venlafaxine

1. Thành phần

Thuốc Venlafaxine được bào chế ở dạng viên nang (hoặc viên nén), thành phần chính có trong mỗi viên thuốc là chất Venlafaxin hydrochlorid. Đây là một hoạt chất có tác dụng ức chế hấp thu serotonin và norepinephrine chọn lọc. Serotonin và norepinephrine là hai loại hóa chất khiến não mất cân bằng. Venlafaxin thường được dùng để điều chế các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị rối loạn hoảng sợ.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Nguyên (Q.9 - Tp HCM) khỏi hẳn mất ngủ, rối loạn giấc ngủ và lành bệnh dạ dày sau một thời gian ngắn sử dụng bài thuốc Định tâm An thần thang [Đọc ngay]

Hàm lượng chất Venlafaxin hydrochlorid trong mỗi viên nang thường là: 37,5mg, 70mg, 150mg,…

2. Chỉ định

Thuốc Venlafaxine được chỉ định dùng để điều trị các bệnh lý sau:

  • Bệnh trầm cảm nặng;
  • Rối loạn hoảng sợ;
  • Rối loạn lo âu lan tỏa;
  • Chứng sợ khoảng trống.
Thuốc Venlafaxine còn có tên thương mại khác là Effexor.
Thuốc Venlafaxine còn có tên thương mại khác là Effexor.

3. Chống chỉ định

Thuốc Venlafaxine không thích hợp để điều trị những trường hợp bệnh nhân sau:

  • Người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Trẻ em, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi;
  • Trường hợp phụ nữ có thai;
  • Trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp không kiểm soát;
  • Trường hợp bệnh nhân bị loạn nhịp tim;
  • Người mắc chứng tăng nhãn áp;
  • Người đang dùng thuốc ức chế IMAO.
Thuốc Venlafaxine dùng để điều trị trầm cảm nặng, chứng sợ khoảng trống,...
Thuốc Venlafaxine dùng để điều trị trầm cảm nặng, chứng sợ khoảng trống,…

4. Cách dùng thuốc

Thuốc Venlafaxine được bào chế ở dạng viên nang. Người bệnh dùng uống bằng cách uống thuốc trực tiếp với nước lọc hoặc nước sôi để nguội.

Người bệnh không nên dùng thuốc Venlafaxine với các loại thức uống khác, có chứa cồn, gas hoặc có chứa cafein như: cà phê, bia, rượu,… Các loại thức uống này có thể sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc Venlafaxine.

5. Liều dùng

Đối với người bị mắc các chứng trầm cảm nặng, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn lo âu lan tỏa, liều dùng khởi đầu thuốc Venlafaxine luôn là: 75mg/ngày.

Nếu triệu chứng của bệnh không cải thiện sau 2 tuần dùng thuốc, người bệnh có thể tăng liều lượng dùng. Đối với mỗi bệnh lý, liều lượng sẽ được tăng như sau:

  • Trường hợp trầm cảm nặng: tăng đến liều tối đa là 375mg/ngày
  • Trường hợp rối loạn lo âu lan tỏa: tăng đến liều dùng tối đa là 225mg/ngày;
  • Trường hợp rối loạn lo âu xã hội: tăng đến liều dùng tối đa là 225mg/ngày. Tuy nhiên, ở trường hợp này, rất ít bệnh nhân cần phải tăng liều khi điều trị;
  • Trường hợp rối loạn hoảng sợ: liều dùng khởi đầu là 37.5 mg/ngày, nếu không thuyên giảm có thể tăng đến liều dùng tối đa là 225mg/ngày.

Bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc Venlafaxine để điều trị dự phòng tái phát trầm cảm nặng. Tuy nhiên, ở trường hợp này, bệnh nhân cần có chỉ định về liều lượng của bác sĩ khi dùng thuốc.

Toàn bộ thông tin về liều dùng bên trên chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Mỗi trường hợp bệnh sẽ được bác sĩ xem xét và đưa ra liều dùng khác nhau.

Dùng thuốc Venlafaxine với nước lọc và tuân theo liều dùng bác sĩ chỉ định.
Dùng thuốc Venlafaxine với nước lọc và tuân theo liều dùng bác sĩ chỉ định.

6. Giá thành

Thuốc Venlafaxine là thuốc bán theo đơn. Do đó, người dùng cần phải có toa thuốc do bác sĩ kê mới có thể mua thuốc. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc để điều trị bệnh nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc Venlafaxine được bày bán ở các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc. Giá mỗi hộp thuốc Venlafaxine (bao gồm 6 vỉ x 10 viên) là: 300.000 VNĐ. Tuy nhiên mức giá này chỉ mang tính tham khảo, giá bán ở ngoài thị trường có thể sẽ có sự chênh lệch tùy vào thời điểm mua thuốc, đại lý bán thuốc.

Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc Venlafaxine

1. Thận trọng

Khi dùng thuốc Venlafaxine, một số đối tượng người dùng sau đây cần thận trọng:

  • Bệnh nhân là người cao tuổi cần thận trọng khi dùng thuốc Venlafaxine để điều trị bệnh. Nên dùng thuốc ở liều thấp nhất có thể để thuốc mang lại kết quả điều trị như mong muốn và an toàn cho người dùng. Khi người bệnh tăng liều dùng, cần phải có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
  • Người cao tuổi khi sử dụng thuốc có thể sẽ gặp một số tác dụng ngoài ý muốn như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, hạ huyết áp,…
  • Đối với người bị mắc chứng suy gan hoặc suy thận, bệnh nhân cần phải được bác sĩ chỉ định liều dùng cụ thể. Tùy vào độ thanh thải của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng sao cho phù hợp nhất.
  • Khi điều trị bằng thuốc Venlafaxine trong thời gian dài, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra nồng độ cholesterol ở trong huyết thanh.
  • Người bệnh có tiền sử động kinh cần thận trọng khi dùng thuốc Venlafaxine. Ngưng dùng thuốc ngay khi xảy ra bất kỳ cơn động kinh nào.
  • Bệnh nhân bị rối loạn chảy máu hoặc có tiền sử rối loạn chảy máu cần thận trọng khi dùng thuốc Venlafaxine.
  • Người bệnh bị di truyền không dung nạp galactose hoặc kém hấp thu glucose-galactose, cần thận trọng khi dùng thuốc.
  • Thuốc Venlafaxine có thể gây suy giảm khả năng làm việc. Người tham gia vận hành máy móc, lái xe,… không nên dùng thuốc khi làm việc;
  • Đối với trường hợp phụ nữ đang cho con bú, cần ngưng cho trẻ bú khi dùng thuốc Venlafaxine. Một số chất trong thuốc Venlafaxine được bài tiết qua đường sữa, do đó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Người cao tuổi, người bị suy gan hoặc suy thận, người tham gia vận hành máy móc,... cần thận trọng khi dùng thuốc Venlafaxine.
Người cao tuổi, người bị suy gan hoặc suy thận, người tham gia vận hành máy móc,… cần thận trọng khi dùng thuốc Venlafaxine.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Venlafaxine có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Thường gặp

  • Buồn nôn;
  • Buồn ngủ;
  • Khô miệng;
  • Đau đầu;
  • Ho mắt;
  • Mất ngủ;
  • Táo bón;
  • Suy nhược cơ thể;
  • Đổ mồ hôi;
  • Suy giảm chức năng sinh dục;
  • Biếng ăn;
  • Khó tiêu;
  • Đau bụng;
  • Tiểu thường xuyên;
  • Tiêu chảy;
  • Giãn mạch;
  • Rối loạn thị giác;
  • Run rẩy;
  • Ớn lạnh;
  • Đánh trống ngực;
  • Tăng cân hoặc giảm cân;
  • Sốt;
  • Tăng cholesterol trong máu;
  • Lú lẫn;
  • Đau cơ;
  • Viêm khớp;
  • Khó thở;
  • Ngứa, phát ban ngoài da.

Ít gặp

  • Hạ huyết áp;
  • Ngất;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Loạn nhịp tim;
  • Ảo giác;
  • Co thắt cơ;
  • Rụng tóc;
  • Bí tiểu;
  • Rong kinh ở phụ nữ;
  • Phù mạch;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Chảy máu niêm mạc;
  • Tụ máu bầm dưới da;
  • Thay đổi vị giác.

Hiếp gặp

  • Co giật;
  • Chảy máu tiêu hóa;
  • Hồng ban đa dạng;
  • Hưng cảm nhẹ;
  • Hội chứng Stevens-Johnson;
  • Tăng tiết sữa;
  • Viêm tụy;
  • Thiếu máu bất sản;
  • Ly giải cơ vân;
  • Giảm bạch cầu trung tính;
  • Mê sảng;
  • Tăng bạch cầu ái toan ở phổi;
  • Tính khí hung hăng, hành vi hung hăng;
  • Có thể xuất hiện ý định tự tử.

Sau khi ngưng dùng thuốc Venlafaxine đột ngột, người dùng có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Buồn ngủ;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Biếng ăn;
  • Buồn nôn;
  • Đánh trống ngực;
  • Tiêu chảy;
  • Mất ngủ;
  • Lo âu;
  • Lú lẫn;
  • Đổ mồ hôi nhiều;
  • Chóng mặt;
  • Hốt hoảng;
  • Hưng cảm nhẹ.

Lưu ý, trên đây chưa phải là một danh sách đầy đủ các tác dụng phụ của thuốc Venlafaxine có thể gây ra cho người dùng. Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào khác lạ, gây khó chịu, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.

Khai báo với bác sĩ khi thấy có bất cứ triệu chứng khác lạ trong thời gian dùng thuốc Venlafaxine.
Khai báo với bác sĩ khi thấy có bất cứ triệu chứng khác lạ trong thời gian dùng thuốc Venlafaxine.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Venlafaxine có khả năng xảy ra tương tác với một số loại thuốc khác như:

  • Thuốc isocarboxazid;
  • Thuốc linezolid;
  • Thuốc có chứa Xanh methylen;
  • Thuốc phenelzine;
  • Thuốc rasagiline;
  • Thuốc selegiline;
  • Thuốc ranylcypromine.

Cần phải ngưng dùng các loại thuốc trên khoảng 7 ngày trước khi dùng thuốc Venlafaxine.

Nếu muốn dùng các loại thuốc trên trở lại, người bệnh cần ngưng dùng thuốc Venlafaxine trên 14 ngày.

Trong quá trình dùng thuốc Venlafaxine, người bệnh cũng cần thận trọng khi có ý định kết hợp dùng với những loại thuốc khác. Hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cách phòng tránh tương tác thuốc.

Thuốc Venlafaxine có thể tương tác với một số loại thuốc khác.
Thuốc Venlafaxine có thể tương tác với một số loại thuốc khác.

4. Bảo quản thuốc

Người dùng cần phải bảo quản thuốc Venlafaxine đúng cách để thuốc tránh bị hư hỏng. Bạn nên bảo quản thuốc Venlafaxine theo chỉ dẫn sau:

  • Bảo quản thuốc ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo;
  • Bảo quản thuốc ở nơi có nhiệt độ môi trường không quá 30 độ C;
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em;
  • Bảo quản thuốc ở nguyên vẹn trong vỉ khi chưa có nhu cầu dùng đến. Không nên để viên nang tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài quá lâu, có thể khiến thuốc bị mềm, vi khuẩn tấn công, tác dụng dược lý của thuốc bị giảm.

Bài viết này cung cấp một số thông tin cơ bản nhất về thuốc Venlafaxine. Thông tin trong bài viết của chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo.

Tin bài nên đọc

Bác sĩ Lệ Quyên được mệnh danh là bác sĩ chữa mất ngủ bằng Đông y giỏi và giàu kinh nghiệm nhất hiện nay, tư vấn điều trị mất ngủ trên VTV2. [Tìm hiểu ngay]

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Võ Minh PhúVõ Minh Phú says: Trả lời

    Mẹ vợ tôi tuổi cao có dấu hiệu trầm cảm thì không nên dùng loại thuốc này đúng không?

    1. Phúc bồn tửPhúc bồn tử says:

      Cháu thấy bài bảo là có người cao tuổi không nên dùng chú ạ. Thêm nữa không biết bệnh nền của mẹ chú thế nào nữa ạ

    2. Võ Minh PhúVõ Minh Phú says:

      Mấy năm trước mẹ tôi có dấu hiệu suy tim

    3. Phúc bồn tửPhúc bồn tử says:

      Vậy không nên chú ạ, thuốc này làm tăng 1 loại hormone dẫn truyền mà có thể gây tăng huyết áp với nhịp tim

    4. Võ Minh PhúVõ Minh Phú says:

      Vậy cho hỏi còn các loại thuốc khác có tác dụng tương tự mà ít tác dụng phụ không vậy

    5. Phúc bồn tửPhúc bồn tử says:

      Thuốc chống tràm cảm thì có nhiều cái ạ, thuốc bài này là một trong 2 loại được dùng nhiều hiện nay. Loại còn lại cũng có những tác dụng phụ khác, nhưng mà cháu học được là xác suất thấp hơn

    6. Võ Minh PhúVõ Minh Phú says:

      Vậy à. Mà sức khỏe bà nhà tôi khá yếu, sợ vẫn có thể có vấn đề gì

    7. Phúc bồn tửPhúc bồn tử says:

      Chú có thể đưa bà đi trị liệu tâm lý chú ạ. Cháu tìm thấy có chỗ tâm lý trị liệu tên là NHC. Cháu thấy có những người uống thuốc không có nhiều tiến triển mà đi mấy cái đó lại khá hơn

    8. Phúc bồn tửPhúc bồn tử says:

      Với lại chắc người già cũng cần có người tâm sự chú ạ.

    9. Võ Minh PhúVõ Minh Phú says:

      Cảm ơn nhé, tôi sẽ xem

  2. LulaLula says: Trả lời

    Nhiều đối tượng phải thận trọng thế nhở

    1. Jun NakaharaJun Nakahara says:

      Ya không rõ thuốc làm sao mà nhiều đối tượng phải thận trọng ghê á

    2. Katherine VKatherine V says:

      Chắc tại tác dụng phụ của hoạt chất đó, nhìn danh sách dài tác dụng phụ xong có thêm dòng chưa đủ phát sợ luôn

    3. Minh AnhMinh Anh says:

      May quá mình không phải dùng thuốc này, chỉ tội sau này kê cho người khác phải liệt kê hết các tác dụng phụ chắc mệt lắm

    4. Katherine VKatherine V says:

      Uầy bác sĩ à

    5. Minh AnhMinh Anh says:

      Hông mình học dược á

  3. Bảo ThanhBảo Thanh says: Trả lời

    Để trị trầm cảm mà phải cảnh giác với nhiều tác dụng phụ khổ ghê

    1. Ku chanKu chan says:

      Bảo sao nhiều người không dám đi điều trị, chắc người ta sợ thuốc có ảnh hưởng xấu

    2. PancakePancake says:

      Mình nghĩ họ có thể tìm đến trị liệu tâm lý á, dùng phương pháp đó an toàn hơn không tác dụng phụ gì

    3. Ku chanKu chan says:

      Ừ hôm nọ mình thấy trên tv cũng có nói đến cái đó rồi, tốt ghê

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.