Thuốc Amitriptylin là thuốc gì?

Thuốc Amitriptylin thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần. Thuốc thường được dùng trong điều trị trầm cảm, trầm cảm nội sinh theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng khắc phục trầm cảm phản ứng và một số trường hợp đái dầm ban đêm ở trẻ em lớn.

XEM THÊM: Bài thuốc bí truyền CHẤM DỨT mất ngủ kinh niên không nhờn thuốc, không nghiện thuốc [Bí quyết ngủ ngon tới sáng]

Thuốc Amitriptylin
Thông tin về thành phần, công dụng , liều dùng, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Amitriptylin

  • Nhóm thuốc: Thuốc hướng tâm thần
  • Tên khác: Amitriptyline
  • Tên biệt dược: Apo Amitriptylin, Amitriptylin 25mg, Amitriptylin 50mg

Thông tin về thuốc Amitriptylin

Dạng bào chế

Viên nén, viên nén bao phim.

Thành phần

Thuốc Amitriptylin được bào chế từ hoạt chất Amitriptylin hydrochloride và lượng thành phần tá dược vừa đủ trong một viên nén, viên nén bao phim.

Công dụng và chỉ định

Công dụng

Thuốc Amitriptylin là thuốc trầm cảm 3 vòng. Thuốc có khả năng làm giảm lo âu và có tác dụng an thần, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế tái nhập noradrenalin, monoamin và serotonin trên các nơtron monoaminergic. Tác dụng tái nhập noradrenalin có liên quan đến khả năng chống trầm cảm của thuốc. Thuốc Amitriptylin có tác dụng kháng cholinergic ở cả ngoại vi và thần kinh trung ương.

Chỉ định

Thuốc Amitriptylin được chỉ định ngăn ngừa và điều trị những bệnh lý sau:

  • Trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm nội sinh (loạn tân thần hưng trầm cảm)
  • Trầm cảm phản ứng (có tác dụng ít)
  • Đái dầm ban đêm ở trẻ em lớn.

Lưu ý: Thuốc Amitriptylin có thể được dùng trong những trường hợp không được liệt kê trong bài viết này.

Chống chỉ định

Thuốc Amitriptylin chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Amitriptylin hydrochloride hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Không sử dụng đồng thời thuốc Amitriptylin hoặc sử dụng trong vòng 14 ngày sau khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc IMAO
  • Những người đang trong giai đoạn hồi phục cấp sau cơn nhồi máu cơ tim hoặc suy tim sung huyết cấp
  • Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc Amitriptylin được sử dụng thông qua đường miệng. Người bệnh nên uống trọn một viên thuốc cùng với một cốc nước đầy. Bên cạnh đó trước khi sử dụng thuốc người bệnh không nên tán nhuyễn thuốc hoặc phá vỡ cấu trúc của thuốc và không nhai thuốc trước khi nuốt. Đối với những bệnh nhân thường xuyên có cảm giác nôn ói khi sử dụng thuốc Amitriptylin, người bệnh có thể sử dụng thuốc cùng với sữa hoặc thức ăn. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng uống lại thuốc khi bạn nôn ói.

Liều lượng

Phụ thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, mức độ phát triển bệnh lý và tình trạng sức khỏe, liều dùng thuốc Amitriptylin ở mỗi người không giống nhau.

Đối với người lớn

  • Liều khuyến cáo: Dùng 75mg/ngày, chia thành 2 – 3 lần sử dụng trong ngày. Nếu cần thiết tăng dần từng bậc 25 – 150mg/ngày.
  • Liều duy trì: Điều chỉnh tùy theo đáp ứng.

Đối với người cao tuổi

Giảm liều dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý: Liều dùng thuốc Amitriptylin có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ phát triển bệnh lý và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.

Cách dùng và liều dùng thuốc Amitriptylin
Cách dùng và liều dùng thuốc Amitriptylin

Bảo quản

Thuốc độc bảng B

Thuốc Amitriptylin nên được bảo quản tại những nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ trong phòng dưới 30 độ C. Bên cạnh đó viên nén và viên nén bao phim Amitriptylin nên được bảo quản trong vỉ, trong hộp thuốc hoặc trong bao bì kín. Người bệnh không nên tách thuốc ra khỏi vỉ khi chưa sử dụng. Ngoài ra, thuốc Amitriptylin nên được bảo quản tại những nơi cao ráo, tránh xa tầm tay trẻ em, thú nuôi. Đồng thời tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nặng trời. Người bệnh không nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh hoặc những nơi có độ ẩm cao.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Amitriptylin

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc Amitriptylin, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Amitriptylin khi có yêu cầu và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa
  • Những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tim mạch, cường giáp, bệnh gan, bệnh thận cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc
  • Người cao tuổi nếu muốn sử dụng thuốc Amitriptylin cần có sự hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi đối tượng này có tỉ lệ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng cao hơn những người bình thường.
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc tuyến giáp không nên sử dụng thuốc Amitriptylin
  • Những người có tiền sử bị co giật, bí tiểu, tăng nhãn áp hoặc tăng glaucom góc hẹp, rối loạn tao máu, suy gan, suy thận không nên sử dụng thuốc Amitriptylin
  • Người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian sử dụng thuốc Amitriptylin. Bởi việc dùng thuốc có thể khiến bạn buồn ngủ và chóng mặt nghiêm trọng
  • Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại trước khi sử dụng thuốc Amitriptylin. Bởi một số thành phần trong thuốc có thể khiến tình trạng sức khỏe của bạn trở nên nghiêm trọng hơn
  • Trước khi sử dụng thuốc Amitriptylin, người bệnh cần chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng tương tác thuốc gây nguy hiểm
  • Việc sử dụng thuốc Amitriptylin hoặc một số loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng khác cùng với thuốc kháng cholinergic có thể làm tăng tác dụng của thuốc cholinergic
  • Những người đang chữa bệnh với chất ức chế monoamin oxydase cần ngưng việc sử dụng thuốc này ít nhất 14 ngày trước khi sử dụng thuốc Amitriptylin
  • Thuốc Amitriptylin và một số loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng khác có thể vào thai nhi qua nhau thai. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi
  • Thuốc Amitriptylin và nortriptylin có thể gây bí tiểu tiện và an thần ở trẻ sơ sinh. Tốc độ giảm các triệu chứng từ vài ngày đến vài tuần phụ thuộc chủ yếu vào mức độ giảm nồng độ thuốc ở trẻ. Chính vì thế trong 3 tháng cuối thai kỳ người bệnh không nên sử dụng thuốc hoặc dùng thuốc với chỉ định nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, người bệnh cần chắc rằng lợi ích đạt được cho người mẹ cao hơn bất cứ nguy cơ nào cho thai nhi
  • Thuốc Amitriptylin có khả năng bài tiết qua sữa mẹ với một liều lượng đáng kể làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Vì thế, người bệnh cần quyết định ngưng sử dụng thuốc hoặc ngưng cho con bú. Bên cạnh đó người bệnh cần tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

NÊN ĐỌC: Nghệ sĩ Hương Dung CHIA SẺ cách chữa khỏi mất ngủ kinh niên tìm lại giấc ngủ ngon từ thảo dược

Khuyến cáo khi dùng thuốc Amitriptylin
Thuốc Amitriptylin có khả năng bài tiết qua sữa mẹ với một liều lượng đáng kể làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Amitriptylin, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ thường gặp (ADR>1/100)

Toàn thân: An thần quá mức, ra nhiều mồ hôi, đau đầu, chóng mặt, tăng thèm ăn, mất định hướng

Nội tiết: Suy giảm ham muốn tình dục, liệt dương

Tuần hoàn: Tim đập nhanh, đánh trống ngực, blốc nhĩ thất, hạ huyết áp thế đứng, thay đổi điện tâm đồ

Tiêu hóa: Buồn nôn, khô miệng, táo bón, thay đổi vị giác

Mắt: Khó điều tiết, giãn đồng tử, mờ mắt

Thần kinh: Mất điều vận.

Tác dụng phụ ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100)

Tiêu hóa: Nôn ói

Tuần hoàn: Tăng huyết áp

Da: Xuất hiện ngoại ban, phù lưỡi, phù mặt

Thần kinh: Run không rõ nguyên nhân, dị cảm

Tâm thần: Hưng cảm, hưng cảm nhẹ, lo âu không rõ nguyên nhân, mất ngủ, ác mộng, khó tập trung

Tiết niệu: Bí tiểu

Tai: Ù tai

Mắt: Tăng nhãn áp.

Tác dụng phụ hiếm gặp (ADR<1/1000)

Toàn thân: Chán ăn, ăn không ngon miệng, ngất xỉu, phù, sốt

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu

Nội tiết: Sưng tinh hoàn, vú to ở đàn ông, tăng tiết sữa, giảm bài tiết ADH

Tiêu hóa: Tiêu chảy, viêm tuyến mang tai, liệt ruột

Da: Nổi mày đay, rụng tóc, mẫn cảm với ánh sáng, ban xuất huyết

Gan: Tăng transaminasem, vàng da

Thần kinh: Lên cơn động kinh, triệu chứng ngoại tháp, rối loạn vận ngôn

Tâm thần: Ảo giác (người bệnh tâm thần phần liệt), hoàng tưởng (bệnh nhân cao tuổi), cần giảm liều.

Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong những tác dụng phụ nêu trên, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Amitriptylin. Đồng thời báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và xử lý đúng cách.

THAM KHẢO: Kinh nghiệm KHỎI mất ngủ, HẾT đau bao tử nhờ bài thuốc Nam bí truyền

Tương tác thuốc

Thuốc Amitriptylin có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị khác. Sự tương tác này có thể làm giảm tác dụng chữa bệnh hoặc gây nguy hiểm.

Tương tác thuốc Amitriptylin
Thuốc Amitriptylin có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị khác làm giảm tác dụng chữa bệnh hoặc gây nguy hiểm.

Thuốc Amitriptylin có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị sau:

  • Chất ức chế Monoamin oxidase: Có nguy cơ dẫn đến tử vong
  • Phenothiazin: Làm tăng nguy cơ xuất hiện những cơn động kinh
  • Những loại thuốc chống đông: Thuốc Amitriptylin và một số loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng khác có khả năng ức chế enzym gan. Vì thế nếu sử dụng đồng thời thuốc Amitriptylin cùng với những loại thuốc chống đông có nguy cơ làm tăng tác dụng chống đông lên tới hơn 300%
  • Các hormon sinh dục, thuốc tránh thai: Làm tăng khả dụng sinh học của những loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng
  • Physostigmin: Làm đảo ngược tác dụng của thuốc Amitriptylin và một số loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng khác lên hệ thần kinh trung ương dẫn đến rối loạn dẫn truyền sung vận động, blốc tim và gây loạn nhịp tim
  • Levodopa: Làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc levodopa
  • Cimetidin: Cimetidin ức chế chuyển hóa của thuốc Amitriptylin. Đồng thời làm tăng nồng độ thuốc trong máu dẫn đến ngộ độc
  • Clonidin, guanethidin và guanadrel: Làm giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc Clonidin, Guanethidin và Guanadrel
  • Những loại thuốc cường giao: Làm tăng tác dụng trên tim mạch dẫn đến nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, sốt cao và tăng huyết áp nặng.

Quá liều và cách xử lý

Triệu chứng

Việc sử dụng thuốc Amitriptylin quá liều sẽ dẫn đến một số phản ứng nghiêm trọng sau:

  • Động kinh, co giật
  • Ngủ gà
  • Lú lẫn
  • Mất tập trung
  • Giãn đồng tử
  • Nhịp tim nhanh chậm bất thường
  • Kích động
  • Ảo giác
  • Khó thở, thở nông
  • Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi
  • Nôn ói.

Xử lý

Chủ yếu hỗ trợ và điều trị những triệu chứng.

Khi sử thuốc Amitriptylin quá liều kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng trên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý, tránh gây nguy hiểm.

Thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Amitriptylin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần có sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gây nguy hiểm.

Để hạn chế tác dụng phụ, tránh nguy cơ nhờn thuốc, nghiện thuốc từ các nhóm thuốc hướng thần, an thần gây ngủ tương tự thuốc Amitriptylin, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc Y học cổ truyền như Định Tâm An Thần Thang của Trung tâm Thuốc dân tộc tộc.

Bài thuốc Định Tâm An thần Thang CHẤM DỨT mất ngủ, không tác dụng phụ từ 38 vị thuốc Nam

Định Tâm An Thần Thang là bài thuốc điều trị mất ngủ hiệu quả và an toàn, mang lại giấc ngủ ngon tự nhiên với cơ chế điều trị ĐA VÒNG, không tác dụng phụ, không nhờn thuốc, Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang kế thừa và phát triển từ nền tảng hàng chục bài thuốc cổ phương. Nổi bật trong đó là bí mật cây thuốc và bài thuốc ngủ của người Tày bản địa, các bài thuốc Dưỡng tâm thang, Toan táo nhân thang, Thiên vương bổ tâm đơn và Quy tỳ thang của Y tổ Hải Thượng Lãn Ông. 

Nguồn gốc bài thuốc Định Tâm An Thần Thang
Nguồn gốc bài thuốc Định Tâm An Thần Thang

Đề tài nghiên cứu khoa học bài bản, kết hợp kiến thức Y học hiện đại giúp bài thuốc Định Tâm An Thần Thang phù hợp nhất với cơ địa người Việt và nổi bật với ưu điểm về thành phần và công dụng như sau:

Thành phần: Bài thuốc phối chế 38 vị thuốc Nam với các vị thuốc chủ dược là các cây thuốc ngủ có trong cốt thuốc bí truyền của người Tày bản địa lần đầu tiên được ứng dụng. Cùng với đó là các vị thuốc Nam kinh điển như Củ bình vôi, phục thần, viễn chí, dạ giao đằng, liên nhục, lạc tiên, toan táo nhân, đại táo, hoàng kỳ, long nhãn…

Bảng thành phần Định tâm An thần thang hội tụ hơn 30 thảo dược quý

Công dụng: Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang kết hợp 2 nhóm thuốc TRỪ TÀ (thuốc điều trị), PHỤC CHÍNH (Thuốc bổ gồm bổ tỳ hoàn, bổ thận hoàn) điều trị mất ngủ từ gốc. Sự kết hợp vừa điều trị vừa bồi bổ mang lại hiệu quả cao với công dụng:

  • Khu phong, trừ tà, giải độc, loại bỏ căn nguyên gây mất ngủ, loại trừ các yếu tố gây nhiễu loạn thần kinh, cản trở giấc ngủ.
  • Tăng cường chức năng tạng phủ, dưỡng tâm, an thần, định chí, bảo hộ tim mạch, ổn định huyết áp, chữa lành các tổn thương thần kinh.
  • Loại bỏ tình trạng lo âu, hồi hộp, căng thẳng, đau đầu, tim đập nhanh… để dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Bổ huyết, dưỡng huyết, hoạt huyết, hành khí, dưỡng não, tăng tuần hoàn máu não, điều hòa nhịp sinh học giúp ngủ ngon và sâu giấc, hạn chế giật mình tỉnh giấc, cải thiện khả năng tập trung.
  • Kiện tỳ, bổ can, thận, tăng cường thể trạng toàn diện, phục hồi cơ thể giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc, thư thái tinh thần và không mệt mỏi sau khi ngủ dậy.

XEM NGAY: Định tâm an thần thang – Bài thuốc chữa mất ngủ được ví là “thần dược” của người Việt

Công thức thuốc Định tâm An thần thang
Người bệnh đạt được hiệu quả sau 1 liệu trình sử dụng thuốc

Đối tượng sử dụng: Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang được gia giảm linh hoạt theo thể trạng, thể bệnh nên phù hợp và hiệu quả với mọi người bệnh mất ngủ kinh niên, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, rối loạn tiền đình, suy nhược thần kinh… Bài thuốc có thành phần là thuốc Nam tự nhiên phù hợp với người già, người trẻ, phụ nữ sau sinh, người sau ốm dậy…

Tác dụng phụ: Bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc, không nghiện thuốc do tuân thủ cơ chế giấc ngủ sinh lý của cơ thể. Nguồn dược liệu chuẩn sạch GACP-WHO, được kiểm định nghiêm ngặt trước khi đưa vào ứng dụng.

Hiệu quả thực tế: 95% trong tổng số người bệnh chấm dứt tình trạng mất ngủ, khó ngủ sau 2-3 tháng dùng thuốc Định tâm An thần thang, 100% không gặp tác dụng phụ.

Xem chi tiết: Hiệu quả chữa mất ngủ của bài thuốc Định tâm An thần thang dưới góc nhìn chuyên gia và người bệnh

Bài thuốc được VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin là giải pháp hoàn chỉnh cho bệnh mất ngủ:

Bạn đọc và người bệnh liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để được bác sĩ đầu ngành tư vấn chi tiết cách điều trị mất ngủ hiệu quả và an toàn, được thăm khám, kê đơn bài thuốc Định Tâm An Thần Thang theo thể trạng và thể bệnh gặp phải.

TIN BÀI NÊN ĐỌC:

Tin bài nên đọc

Bác sĩ Lệ Quyên được mệnh danh là bác sĩ chữa mất ngủ bằng Đông y giỏi và giàu kinh nghiệm nhất hiện nay, tư vấn điều trị mất ngủ trên VTV2. [Tìm hiểu ngay]

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. nguyễn thành longnguyễn thành long says: Trả lời

    bác sĩ cho e hỏi e dùng thuốc amitrylin mỗi tối 4 viên có được ko ạ

  2. Trí HoàngTrí Hoàng says: Trả lời

    Nghe bảo thuốc này gây nhiều tác dụng phụ lắm nhỉ

    1. Minh MỡMinh Mỡ says:

      Đúng rồi ạ, chính ra loại này không được kê đơn nhiều đâu

    2. Trí HoàngTrí Hoàng says:

      Thế sao vẫn bán vậy

    3. Minh MỡMinh Mỡ says:

      Cái này là một trong những loại thuốc chống trầm cảm đầu tiên được phát minh, người ta kê trong trường hợp các thuốc phổ biến hơn hiện nay không có tác dụng

    4. Trí HoàngTrí Hoàng says:

      Hmm, các loại thuốc khác hiệu quả tốt không? Con mình đang bị trầm cảm, kê đơn cho uống mấy hôm nay mà vẫn còn có lần nói mệt bỏ ăn

    5. Minh MỡMinh Mỡ says:

      Em nghĩ là anh có thể theo dõi thêm, nhưng nếu thuốc không có tác dụng thì nên tìm đến tâm lý trị liệu đó ạ. Thuốc dù sao cũng có khả năng tác dụng phụ các thứ

    6. Trí HoàngTrí Hoàng says:

      Ở Việt Nam có cái đó hả, mới nha

    7. Minh MỡMinh Mỡ says:

      Em nhớ là có nơi bắt đầu trị liệu tâm lý cho trầm cảm với lo âu anh ạ, anh cứ tìm thử trên google xem

    8. Trí HoàngTrí Hoàng says:

      Anh cảm ơn nhé

  3. Likke LyLikke Ly says: Trả lời

    So với các loại thuốc khác thì thuốc này có hiệu quả không nhỉ

    1. Lucky LukeLucky Luke says:

      Nó được làm từ lâu rồi đó, hiệu quả thì phổ rộng phết cơ mà nhiều tác dụng phụ lắm

    2. Likke LyLikke Ly says:

      Chắc phải người dùng phải nặng lắm mới chịu đánh đổi… nhìn tác dụng phụ sợ ghê

    3. Lucky LukeLucky Luke says:

      Ừ, thuốc này là kiểu các thuốc khác không đạt hiệu quả mới kê đó

  4. Kiên TrầnKiên Trần says: Trả lời

    Phải có cách khác để chưa trầm cảm chứ nhỉ, chứ trị xong trầm cảm nhờ thuốc mà bị dính nhiều tác dụng phụ thì chết thật

    1. Bình NgyênBình Ngyên says:

      Có thể tìm đến trị liệu tâm lý đó

    2. Kiên TrầnKiên Trần says:

      Cái đấy có ở nước ngoài chứ việt nam có đâu

    3. Bình NgyênBình Ngyên says:

      Chắc là có ở các khoa tâm lý ở các bệnh viện chứ nhỉ

    4. Kiên TrầnKiên Trần says:

      Không có đâu, người ta vẫn kê thuốc cho mình mà

    5. Bình NgyênBình Ngyên says:

      À, nước mình có đơn vị làm rồi đó, mình vừa tìm được chỗ tên là Nhc việt nam

    6. Bình NgyênBình Ngyên says:

      Lên tv luôn https://www.youtube.com/watch?v=DnlZqnNFSC8

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.