8 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Nhanh Chóng Được Khuyên Dùng

Sử dụng thuốc giảm đau răng giúp cải thiện tình trạng khó chịu tức thời, do đó giải pháp này hiện nay được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, mỗi trường hợp sẽ sử dụng thuốc riêng biệt, đảm bảo phù hợp, an toàn và hiệu quả khi dùng. Do đó, tốt nhất bạn nên thăm khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Có nên sử dụng thuốc giảm đau răng không?

Tình trạng đau răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, nguyên nhân gây đau thường liên quan đến các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy,… Tùy mức độ tổn thương, hư hỏng răng mà mỗi người gặp phải, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương án điều trị tương ứng.

Có nên sử dụng thuốc giảm đau răng không?
Đau nhức răng khó chịu xảy ra do nhiều nguyên nhân

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh nha khoa là một trong những cách giúp cải thiện triệu chứng hữu hiệu. Đặc biệt công dụng kiểm soát cơn đau nhức răng khó chịu, mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh. Tuy nhiên, liệu việc sử dụng thuốc giảm đau răng có thật sự an toàn, hiệu quả?

Thực tế, thuốc giảm đau có tác dụng chấm dứt cơn đau tạm thời, đây không phải là thuốc đặt trị đau răng. Bởi, còn tùy vào nguyên nhân gây đau nhức mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị riêng. Thuốc giảm đau thường dùng khi cơn đau tái đi tái lại, đau răng sau nhổ răng, trám răng, đau do sâu răng nhưng chưa đủ điều kiện nhổ răng,…

Bác sĩ sẽ thăm khám, theo dõi tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương viêm nhiễm mà bệnh nhân gặp phải để lựa chọn thuốc giảm đau răng phù hợp. Ngoài ra, các loại thuốc khác cũng được chỉ định sử dụng kết hợp để tăng hiệu quả giảm đau, trị bệnh nha khoa.

Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng gặp tác dụng phụ ảnh hưởng kết quả điều trị và sức khỏe. Trong trường hợp nặng, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các thủ thuật khác để triệt để loại bỏ nguy cơ, tránh biến chứng không mong muốn.

Các loại thuốc giảm đau răng nhanh chóng

Hiện nay có nhiều loại thuốc giảm đau răng được sử dụng. Bạn đọc nên hạn chế việc tự mua và sử dụng bừa bãi để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Tham khảo một số loại được dùng như:

Các loại thuốc giảm đau răng nhanh chóng
Sử dụng thuốc giảm đau răng là sự lựa chọn của nhiều người

Thuốc giảm đau răng cấp tốc Panadol Extra

Panadol Extra là thuốc giảm đau được sử dụng rộng rãi hiện nay. Sản phẩm có tác dụng giảm đau trên nhiều chứng bệnh khác nhau từ đau đầu, đau bụng kinh, đau nhức xương hoặc sốt,… Bạn có thể sử dụng Panadol Extra cho trường hợp đau răng.

Thuốc được bào chế với dạng viên nén, thành phần gồm paracetamol, caffeine, giúp giảm đau nhưng không gây buồn ngủ. Sử dụng thuốc giúp kiểm soát cơn đau răng tạm thời, phù hợp cho đối tượng đau do viêm nướu, sâu răng và các vấn đề liên quan khác.

Sử dụng với liều lượng theo hướng dẫn của nha sĩ. Không lạm dụng thuốc để tránh gây ngộ độc gan. Không dùng cho đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm. Một số tác dụng phụ sau khi dùng có thể xảy ra như giảm tiểu cầu, bị rối loạn máu, ảnh hưởng đến gan,…

Tham khảo thêm: Đau Răng Sâu Kéo Dài Bao Lâu? Cách Chữa và Ngăn Ngừa

Dentanalgi thuốc hỗ trợ giảm đau

Dentanalgi là thuốc giảm đau răng được dùng phổ biến. Sản phẩm có chứa thành phần chính gồm menthol, procain hydroclorid, camphor, tinh dầu đinh hương,… cùng với nhiều chiết xuất khác giúp kiểm soát cơn đau nhức răng, dùng trong trường hợp viêm nướu, viêm nha chu và các vấn đề liên quan khác.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn. Chống chỉ định cho đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Dentanalgi có dạng lỏng, bôi trực tiếp vào vị trí đau nhức. Thuốc có màu nâu đậm, vị cay chát và mùi thơm nồng.

Thuốc giảm đau răng Naphacogyl

Khi nhắc đến thuốc giảm đau răng chắc hẳn bạn không thể bỏ qua Naphacogyl. Đây là thuốc có tác dụng điều trị viêm lợi, giúp giảm đau răng hiệu quả được nhiều người sử dụng. Thành phần chính có trong sản phẩm gồm các hoạt chất như spiramycin, metronidazole và các tá dược vừa đủ khác.

Các loại thuốc giảm đau răng nhanh chóng
Naphacogyl được chỉ định điều tị giảm đau, trong đó có tình trạng đau răng

Naphacogyl mang lại tác dụng chống nhiễm trùng răng lan rộng, giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát, giảm đau răng, tránh áp xe, viêm mô tế bào xung quanh xương hàm,… Thuốc được chỉ định cho đối tượng bị đau răng do viêm nhiễm cấp và mãn tính, tình trạng viêm nha chu, viêm lợi và nhiều vấn đề khác.

Không sử dụng Naphacogyl cho phụ nữ đang mang thai, người đang cho con bú. Không dùng cho đối tượng quá mẫn với thành phần trong thuốc, người gặp vấn đề về ruột, nhóm người cao tuổi,… Tham khảo ý kiến bác sĩ, dùng theo liều lượng được hướng dẫn.

Dentinox – Gel N hỗ trợ giảm đau răng

Dentinox – Gel N là dạng thuốc bôi răng giảm đau, được dùng trong trường hợp trẻ em mọc răng, xoa dịu cảm giác khó chịu. Thành phần trong sản phẩm gồm nhiều chiết xuất từ thảo dược nên khá lành tính, an toàn cho trẻ nhỏ. Hiện, Dentinox – Gel N có bán tại các nhà thuốc trong nước.

Các hoạt chất có trong Dentinox – Gel N kể đến như Kamillenblüten-Tinktur, Lidocain, Macrogollaurylether, Lidocain hydrochlorid-1-Wasser,… Tác dụng giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, chống sưng nướu, đau nhức, giúp răng chắc khỏe, phòng ngừa các bệnh lý nha khoa khác cho trẻ nhỏ.

Thận trọng trước khi dùng, nhất là đối với bé có cơ địa nhạy cảm, trẻ nhỏ hơn 4 tháng tuổi. Không dùng thuốc nếu người bệnh bị dị ứng với thành phần trong thuốc. Tham khảo bác sĩ về liều dùng và cách sử dụng Dentinox – Gel N để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.

Thuốc giảm đau răng dạng cớm Mexcold Imp

Mexcold Imp là dạng thuốc cốm được dùng giảm đau trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như đau răng, đau bụng kinh, đau đầu,… Thuốc được chỉ định cho đối tượng bị đau nhức răng theo chỉ định cảu bác sĩ. Không dùng cho người bị quá mẫn với thành phần trong sản phẩm, người bị bệnh tim mạch, suy gan, thận.

Tham khảo thêm: Trồng Răng Giả Có Đau Không? Giải Pháp Giúp Giảm Đau Nhanh

Ibudolor – Thuốc giảm đau răng

Ibudolor thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid. Thành phần gồm hoạt chất Ibuprofen và các tác dược vừa đủ, bào chế với dạng viên nén. Công dụng giúp giảm đau, chống viêm, sử dụng cho cả trường hợp đau răng. Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị bệnh nha khoa của bác sĩ.

Các loại thuốc giảm đau răng nhanh chóng
Ibudolor thuốc giảm đau nhanh chóng cho đối tượng bị đau nhức răng

Ibudolor không thích hợp cho người bị quá mẫn với thành phần trong sản phẩm. Không dùng cho người đang mắc bệnh về suy gan, suy thận, người bệnh tim, rối loạn chảy máu, người mắc viêm loét dạ dày,… Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng đặc biệt đối với bà bầu và mẹ sau sinh đang cho con bú, trẻ em để đảm bảo an toàn.

Một số tác dụng phụ khi uống Ibudolor có thể xảy ra kể đến như nhức đầu, buồn nôn, nôn, phát ban, mẫn ngứa, sốt,… Thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các bất thường kéo dài không khỏi. Trường hợp gặp tác dụng phụ nghiêm trọng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu, chữa trị kịp thời.

Dorogyne cho người bị đau nhức răng

Dorogyne được dùng cho người đang gặp các vấn đề nha khoa, trong đó có tình trạng đau răng. Hoạt chất chính có trong thuốc kể đến như metronidazol, spiramycin base, lactose,… cùng với các thành phần khác. Thuốc được chỉ định cho người bị nhiễm trùng răng từ cấp đến mãn tính, điều trị nhiễm khuẩn, tăng đề kháng,…

Có thể dùng thuốc cho trẻ em theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không dùng Dorogyne cho bé dưới 6 tuổi, người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không sử dụng bừa bãi hoặc kết hợp thuốc khi chưa được hướng dẫn.

Khi dùng, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Chẳng hạn như tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày, nổi mề đay, viêm lưỡi,… Thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng ntiêu chảygày càng nặng nề hơn.

Thuốc giảm đau răng Hapacol Blue

Hapacol Blue cũng là thuốc giảm đau hạ sốt được dùng cho người bị đau răng và gặp phải các vấn đề sức khỏe khác. Thuốc có chứa paracetamol và các tá dược vừa đủ, bào chế dạng viên nén. Công dụng giảm đau cho các trường hợp như đau đầu, đau răng, đau nhức do cảm lạnh, cảm cúm, bệnh xương khớp gây đau,…

Các loại thuốc giảm đau răng nhanh chóng
Hapacol Blue thuốc giảm đau hạ sốt có thể được chỉ định trong điều trị sâu răng

Hapacol Blue không dùng cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc, không dùng cho đối tượng bị thiếu máu, mắc các bệnh về tim, phổi, người bị suy gan, thận,… Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ. Trường hợp nhận thấy triệu chứng bất thường nặng nề cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Tham khảo thêm: Đau Răng Số 8 (Răng Khôn) Do Đâu? Có Nên Nhổ Hay Không?

Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng

Sử dụng thuốc giảm đau răng giúp xoa dịu cảm giác khó chịu, hỗ trợ quá trình điều trị các vấn đề nha khoa. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, một số lưu ý như sau:

  • Lựa chọn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe, sử dụng đúng liều dùng được chỉ định.
  • Sử dụng thuốc tân dược có khả năng gặp phản ứng phụ, tuy nhiên sẽ không quá nghiêm trọng. Tùy cơ địa của mỗi người, nhưng nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường ngày càng nghiêm trọng, bạn nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ.
  • Không lạm dụng, không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
  • Dùng thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp hơn, tránh ăn những món cứng, dai ảnh hưởng đến tình trạng đau răng. Ưu tiên ăn các món mềm, dễ nhai.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách sạch sẽ hàng ngày. Trường hợp bệnh nha khoa gây tổn thương, hư hỏng răng nên đến gặp bác sĩ, khi cần thiết sẽ được can thiệp thủ thuật nhằm loại bỏ nguy cơ cho bệnh nhân.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm thông tin và các loại thuốc giảm đau răng được dùng phổ biến hiện nay. Trước khi sử dụng tốt hơn hết bạn nên thăm khám, xác định vấn đề đang gặp phải và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Những điều không nên làm sau khi nhổ răng

7 Cách Giảm Đau Sau Khi Nhổ Răng Được Áp Dụng

Chườm lạnh, cắn bông gòn, dùng thuốc,... là những cách giảm đau sau khi nhổ răng được nhiều người áp...

Một vài lưu ý khi bấm huyệt trị đau răng

Đau Răng Bấm Huyệt Nào? Cách Thực Hiện Dễ Mà Hiệu Quả

Đau răng nên bấm huyệt nào? Theo Đông y, phương pháp bấm huyệt có khả năng hỗ trợ đau răng...

Đau răng ăn thịt gà được không?

Đau Răng Ăn Thịt Gà Được Không? Cách Chế Biến Món Ăn Ngon

Bên cạnh các vấn đề về phương pháp điều trị, chăm sóc người bị đau răng do gặp vấn đề...

Các phương pháp trồng răng giả hiện nay

Trồng Răng Giả Có Đau Không? Giải Pháp Giúp Giảm Đau Nhanh

Hiện nay có nhiều phương pháp trồng răng giả được áp dụng, vậy trồng răng giả có đau không? Mỗi...

Đau răng số 7 là gì? Có nguy hiểm không?

Đau Răng Số 7: Nguyên Nhân và Cách Làm Giảm Cơn Đau

Hiện nay tại các phòng khám nha khoa tỷ lệ bệnh nhân khám chữa đau răng số 7 ngày càng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *