Trẻ bị sốt khi trời nắng nóng mẹ nên làm gì?

3/5 - (2 bình chọn)

Trời nắng nóng là thời điểm trẻ dễ bị sốt và mệt mỏi. Trong trường hợp trẻ bị sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C) và không đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng, mẹ có thể thực hiện các biện pháp tại nhà để giảm sốt và cải thiện các triệu chứng đi kèm.

trời nóng trẻ bị sốt
Trẻ bị sốt khi trời nắng nóng mẹ nên làm gì?

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt khi trời nắng nóng?

Nhiệt độ môi trường cao khiến thân nhiệt gia tăng nhanh chóng. Lúc này mồ hôi không tiết đủ để giải tỏa nhiệt và làm mát cơ thể. Trẻ bị sốt thường có nhiệt độ cơ thể trên 37,5 độ C và có dấu hiệu mệt mỏi, thiếu năng động.

Hơn nữa trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên rất dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe khi thời tiết thay đổi. Nhiệt độ môi trường tăng lên quá nhanh có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây ra phản ứng sốt.

Sốt do nắng nóng thường không nguy hiểm và có thể cải thiện bằng các biện pháp tại nhà. Dưới đây là các biện pháp mà mẹ có thể áp dụng để làm giảm thân nhiệt và cải thiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn,… ở trẻ.

1. Mặc quần áo rộng rãi

Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên nhanh chóng. Để tăng quá trình tỏa nhiệt và làm giảm nhiệt độ cơ thể, bạn cần cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát.

Nên lựa chọn quần áo có kích cỡ phù hợp với cân nặng của trẻ. Mặc quần áo chật và bó sát có thể tăng ma sát và ngăn cản quá trình tỏa nhiệt độ từ cơ thể ra bên ngoài.

Ngoài ra, phụ huynh nên chú ý chất lượng vải. Nên sử dụng quần áo cotton cho trẻ để giữ cơ thể thoáng khí và thấm hút mồ hôi. Mặc đồ có chất vải dày có thể giữ mồ hôi khiến cơ thể bí bách và làm tăng thân nhiệt của trẻ.

2. Chườm mát cho trẻ

Để làm giảm nhiệt độ của cơ thể, mẹ có thể sử dụng khăn ẩm đắp lên các vùng da có nhiệt độ cao (thường là trán, nách, bẹn,…). Nước có khả năng hấp thu nhiệt và có tác dụng trong việc làm mát cơ thể. Khi nước bốc hơi, bề mặt da sẽ tăng quá trình tỏa nhiệt nhằm giúp nhiệt độ cơ thể giảm đi đáng kể.

trời nắng nóng trẻ bị sốt
Chườm mát là biện pháp giúp hạ nhiệt độ cơ thể cho trẻ

Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng nước lạnh để chườm cho trẻ. Sử dụng nước đá có thể gây ra cảm giác khó chịu và gây kích ứng da. Nên chườm mát trong khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện đều đặn 3 – 4 lần/ ngày, bạn sẽ nhận thấy thân nhiệt của trẻ giảm đi đáng kể.

3. Cho trẻ uống đủ nước

Khi thân nhiệt tăng lên, cơ thể sẽ có xu hướng tiết nhiều mồ hôi để làm điều hòa nhiệt độ. Hơn nữa khi bị sốt, trẻ có thể bị tiêu chảy, ói mửa liên tục. Các triệu chứng này khiến cơ thể mất một lượng nước đáng kể.

Do đó mẹ cần bổ sung đủ nước trong thời gian trẻ bị sốt. Nước có tác dụng giảm mệt mỏi, điều hòa thân nhiệt và cải thiện các triệu chứng đi kèm.

Nếu trẻ khó chịu khi uống nước, bạn có thể sử dụng nước ép trái cây và sữa để bù nước cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy nghiêm trọng, bạn cần bù nước và điện giải để tránh tình trạng mất nước, mệt mỏi.

4. Tắm cho trẻ

Một cách để hạ thân nhiệt khác mà phụ huynh có thể áp dụng đó là tắm cho trẻ. Khi tắm, nhiệt độ từ nước sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể và giúp trẻ giảm cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên bạn cần chú ý nhiệt độ của nước tắm, không nên sử dụng nước quá lạnh, điều này có thể khiến cơ thể trẻ bị sốc nhiệt và ớn lạnh. Nếu trẻ bị run khi tắm, bạn cần ngưng tắm và lau khô cơ thể cho trẻ.

trời nóng bé bị sốt
Tắm cho trẻ cũng là cách để hạ sốt và giảm cảm giác mệt mỏi

Với trường hợp này, bạn có thể sử dụng khăn thấm nước để vệ sinh cơ thể cho trẻ. Biện pháp này không chỉ làm có tác dụng làm sạch mà còn hỗ trợ giảm sốt ở trẻ nhỏ.

5. Hạn chế cho trẻ hoạt động mạnh

Vận động trong thời gian bị sốt có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Trẻ nhỏ thường hiếu động và ít khi nằm yên trên giường. Tuy nhiên hoạt động mạnh trong thời gian này có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng – dù bạn có cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí.

Hơn nữa khi trời nắng nóng, nhiệt độ bên ngoài môi trường khá cao. Hoạt động thể chất vào thời điểm này có thể khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn sinh sôi và gây ra các vấn đề sức khỏe.

Vì vậy, bạn nên khuyến khích trẻ chơi những hoạt động nhẹ nhàng ở trong nhà thay vì chạy nhảy ngoài trời.

6. Nghỉ ngơi và ngủ

Nghỉ ngơi là điều cần thiết khi trẻ bị sốt. Khi không vận động, thân nhiệt sẽ giảm đi đáng kể. Hơn nữa khi ngủ, các cơ quan sẽ được nghỉ ngơi và ngưng tỏa nhiệt.

Ngay cả khi trẻ không buồn ngủ, mẹ vẫn nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.

7. Sử dụng quạt hoặc máy lạnh

Nhiệt độ môi trường có xu hướng tăng lên vào thời điểm nắng nóng. Bạn có thể giảm nhiệt bằng cách sử dụng quạt và máy lạnh. Nhiệt độ môi trường giảm có thể ngăn quá trình cơ thể sản sinh nhiệt.

Tuy nhiên bạn không nên đặt quạt quá gần trẻ. Bên cạnh đó cần chú ý nhiệt độ của máy lạnh, chỉ nên cài đặt nhiệt độ thấp hơn 3 độ C so với nhiệt độ bên ngoài môi trường. Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh quá thấp có thể khiến cơ thể trẻ giảm nhiệt độ đột ngột và dễ bị cảm lạnh.

8. Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt

Để cải thiện tình trạng sốt ở trẻ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau hạ sốt. Paracetamol là loại thuốc giảm đau khá an toàn và thường được chỉ định cho trẻ nhỏ.

Loại thuốc này có nhiều dạng bào chế: viên uống, thuốc bột sủi, siro và thuốc đặt. Với trẻ nhỏ bạn nên sử dụng thuốc dạng bột sủi và siro để trẻ dễ dàng uống thuốc.

trời nóng bé bị sốt
Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ để làm giảm thân nhiệt và các triệu chứng đi kèm

Trong trường hợp trẻ thường xuyên nôn mửa sau khi uống, bạn có thể sử dụng thuốc đặt trực tràng để thay thế. Tuy nhiên dạng bào chế này không phù hợp với trẻ bị sốt có đi kèm với triệu chứng tiêu chảy.

Khi sử dụng thuốc cho trẻ, bạn nên điều chỉnh liều lượng theo cân nặng thay vì độ tuổi. Sử dụng liều dùng theo độ tuổi có thể không đáp ứng được các triệu chứng hoặc có thể gây ra các tình huống rủi ro.

Mặc dù được đánh giá khá an toàn, tuy nhiên để phòng ngừa các tác dụng không mong muốn, bạn cần trao đổi với bác sĩ về những điều cần lưu ý và các dạng thuốc Paracetamol dành riêng cho trẻ em.

9. Tăng sức đề kháng cho trẻ

Cơ thể thường có xu hướng điều chỉnh thân nhiệt và chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên khi sức đề kháng giảm, trẻ có thể bị sốt và gặp phải các vấn đề sức khỏe (cảm cúm, sổ mũi, mệt mỏi,…). Vì vậy để nhanh chóng cải thiện tình trạng trẻ sốt khi trời nắng nóng, phụ huynh nên thực hiện các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho con trẻ.

Các biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ trong thời gian bị sốt:

  • Trẻ có thể chán ăn trong thời gian bị sốt. Tuy nhiên điều này có thể khiến cơ thể trẻ mệt mỏi và thiếu năng lượng. Vì vậy bạn nên cố gắng cho trẻ ăn đủ bữa. Trẻ có thể bị đau họng trong thời gian này, vì vậy bạn nên chế biến thức ăn dạng lỏng và dễ nuốt.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép trái cây. Với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, nước ép trái cây có thể bù lượng nước thất thoát do quá trình thoát mồ hôi. Bên cạnh đó, vitamin trong trái cây còn tăng cường sức khỏe và khôi phục hệ miễn dịch của trẻ.

Nếu trẻ sốt cao (trên 38.5 độ C) hoặc sốt kéo dài quá 3 ngày, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ – loại thuốc này có thể gây tổn thương lên não bộ ở trẻ nhỏ.

Phòng ngừa trẻ bị sốt khi trời nắng nóng

Nắng nóng là thời điểm trẻ dễ bị sốt và gặp phải các vấn đề sức khỏe khác. Do đó phụ huynh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của con trẻ.

trời nóng bé bị sốt
Phụ huynh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa trẻ bị sốt khi trời nắng nóng

Biện pháp phòng ngừa trẻ bị sốt khi trời nắng nóng:

  • Không cho trẻ hoạt động ngoài trời nắng – nhất là trong khung giờ 10:00 – 16:00.
  • Mặc quần áo thoáng mát và rộng rãi cho trẻ.
  • Đội mũ rộng vành và thoa kem chống nắng nếu trẻ phải hoạt động và di chuyển ngoài trời.
  • Bổ sung đủ nước cho trẻ (khoảng 1 – 1.5 lít nước/ ngày).
  • Tắm cho trẻ thường xuyên để hạ thân nhiệt. Tuy nhiên cần chú ý nhiệt độ của nước tắm.
  • Khuyến khích trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Yến rút lông nguyên tổ là gì? 

Yến Rút Lông Nguyên Tổ: Cách Làm và Giá Bán Hiện Nay

Yến rút lông nguyên tổ được khai thác vẫn còn lẫn lông và tạp chất. Các lông lớn đã được...

11 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của gừng đã được khoa học chứng minh

Gừng là một trong những nguyên liệu quen thuộc nhưng có lẽ ít ai biết đến những công dụng tuyệt...

Các tư thế ngủ có lợi và có hại cho hệ tiêu hóa bạn nên biết

Tư thế ngủ có mối liên hệ mật thiết với hoạt động của các cơ quan, trong đó có hệ...

Lúc đầu, người bệnh viêm cột sống dính khớp có ttriệu chứng đau lưng thường xuyên hoặc cứng khớp toàn thân, nhất là vào mỗi sáng thức dậy.

Bệnh viêm cột sống dính khớp ở đàn ông và phụ nữ

Bệnh viêm cột sống dính khớp ngày nay càng trở nên phổ biến. Trước đây, người ta cho rằng chỉ...

Bác sĩ Tuyết Lan: “Đi vệ sinh ra máu từng là nỗi ám ảnh của bệnh nhân ấy…”

Trao đổi với thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.