Nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt cho cơ thể? Hướng dẫn kiểm tra
Nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt, giúp cân bằng môi sinh cơ thể, phòng ngừa bệnh tật? Việc cấp nước hàng ngày là cần thiết nhưng điều quan trọng hơn là bạn phải chọn đúng loại và uống đúng lúc. Tìm hiểu nội dung chi tiết sau đây để hiểu rõ cách kiểm tra độ pH trong nước và xu hướng sử dụng nước tốt hiện nay.
Nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt – Ý nghĩa của độ pH
Độ pH là các chỉ số biểu thị hoạt động của ion H+ trong dung dịch chịu tác động của hằng số điện li. Trên thang đo pH có 3 nhóm chỉ số, nếu lượng H+ nhiều và hoạt động mạnh, kết quả hiển thị cho biết dung dịch có tính axit; ngược lại nếu hoạt động yếu, dung dịch mang tính bazơ (kiềm); trường hợp cuối cùng, chỉ số đạt mức trung bình thì dung dịch trung tính.
Để biết nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt, người ta sẽ tiến hành cách thử với thang đo này. Trên thang đo pH có các chỉ số từ 0 đến 14, tương ứng với các dải màu. Bạn so sánh màu nước sau khi thử với màu trên thang đo, nếu thấy chỉ số pH phía dưới lớn hơn 7 thì nước mang tính kiềm, bằng 7 là trung tính, còn nếu nhỏ hơn 7 thì nước có tính axit.
Việc tìm hiểu độ pH trong nước nói chung và vấn đề nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt có nhiều ý nghĩa. Cụ thể:
- Đối với giới khoa học
Việc kiểm tra độ pH của nước trong phòng thí nghiệm sẽ giúp các nhà khoa học kiểm tra chất lượng môi trường, chẩn đoán hóa sinh, từ đó đưa ra những khuyến cáo thiết thực với đời sống.
- Đối với cơ thể
Môi sinh tế bào của mỗi cơ thể sống đều có độ pH nhất định. Khi duy trì được nồng độ này, chúng ta mới tồn tại và phát triển bình thường được. Do vậy, việc hiểu rõ nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt sẽ rất hữu ích với con người. Đây là cơ sở để bạn điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp nhất.
Theo giới chuyên gia, các tế bào trong cơ thể con người sẽ phát triển bình thường nếu nồng độ pH nội môi ở mức 7.3 đến 7.4. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn lên, việc ăn uống, sinh hoạt không điều độ đã làm chỉ số này có xu hướng axit hóa. Khi pH nội môi giảm xuống sẽ làm cho các gốc tự do có điều kiện phát triển và khiến bạn mắc bệnh.
- Trong công nghiệp sản xuất
Việc kiểm tra độ pH trong nước khi sản xuất rất quan trọng. Ngành chế biến phải đo độ pH để điều chỉnh mùi vị thực phẩm. Người sản xuất mỹ phẩm phải biết độ pH của sữa tắm, sữa rửa mặt… để điều chỉnh phù hợp với từng loại da. Trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy, độ pH của nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây trồng.
- Trong sinh hoạt đời sống
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, hầu hết hoạt động sống của chúng ta đều cần đến nước. Việc sử dụng nước có pH cao sẽ gây hại cho hệ bài tiết, làm tăng nguy cơ bị sỏi thận, sỏi mật. Còn nếu dùng nước có pH thấp lại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây mòn răng…
Tóm lại, độ pH trong nước có ý nghĩa quan trọng với mọi khía cạnh của đời sống. Đặc biệt, việc kiểm tra chỉ số pH của nước uống càng vô cùng cần thiết.
Tham khảo thêm: Độ pH Của Nước Máy: Cách Xác Định Và Cân Bằng Hiệu Quả
Nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt và an toàn với sức khỏe con người?
Không phải ai cũng biết nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt. Bởi vậy, nhiều người vẫn chưa sử dụng nguồn nước tốt cho sức khỏe. Thậm chí, họ đang hủy hoại chính mình vì thói quen sử dụng bia rượu, nước ngọt có ga và thức ăn nhóm axit.
Theo giới chuyên gia, độ pH trong nước uống bao nhiêu là tốt – câu trả lời là từ 7.0 đến 9.5. Đây là mức nước trung tính hoặc kiềm có nhiều công dụng và cách dùng khác nhau. Ngược lại, nước uống có mức pH dưới 7.0 nếu dùng để uống trực tiếp hay gián tiếp đều có hại.
Trong quy chuẩn về chất lượng nước sinh hoạt của Bộ Y tế ban hành thì nước sinh hoạt có độ pH từ 6.0 đến 8.5. Tuy nhiên, loại nước này khác với nước uống. Nó còn phục vụ nhu cầu vệ sinh cá nhân, giặt giũ, lau dọn nhà cửa… Vì vậy, bạn không thể đồng nhất nước sinh hoạt với nước uống.
Nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt – Các mức nước tốt
Như đã nói ở trên, nước uống có độ pH từ 7.0 đến 9.5 được cho là tốt. Vậy cụ thể, công dụng và cách dùng của từng mức nước như thế nào? Dưới đây là các mức nước tốt và gợi ý cách sử dụng hiệu quả.
- Nước uống có độ pH trung tính (7.0) giống như nước lọc từ máy RO có thể dùng để uống trực tiếp và sinh hoạt. Tuy nhiên, nói về công dụng phù hợp nhất thì nó tốt cho việc uống thuốc, sắc thuốc. Mức nước này ít làm thay đổi dược tính có trong tân dược.
- Nếu bạn bắt đầu uống nước kiềm thì lựa chọn độ pH là bao nhiêu? Nên chọn mức tối đa là 8.5. Đây cũng là loại nước nên dùng cho trẻ nhỏ và người già.
- Với người trưởng thành khỏe mạnh nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt? Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên dùng loại có pH từ 8.5 đến 9.5.
- Đây là những mức nước tốt dùng cho việc uống trực tiếp ngay sau khi lấy ra từ vòi. Nếu bạn dùng theo cách gián tiếp như nấu canh, luộc thịt… thì nên chọn mức nước có pH khoảng 9 đến 9.5 là tốt nhất.
Tìm hiểu: Độ pH của nước giếng khoan: Cách xác định và xử lý đạt chuẩn
Vì sao nước uống có độ pH trên 7 đến 9.5 được cho là tốt?
Độ pH của nước uống ảnh hưởng nhiều đến khả năng cân bằng nội môi trong cơ thể. Nó tác động đến các phản ứng sinh hóa và sự phát triển của tế bào. Vì vậy, hiểu được nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt và lựa chọn loại phù hợp rất quan trọng.
Hàng ngày, cơ thể bạn cần nạp khoảng 2 lít nước uống. Nếu nguồn nước này có độ pH không phù hợp, nó sẽ gây ra hệ quả gì? Có hai trường hợp dễ xảy ra:
- Nước có tính axit (độ pH thấp) có thể khiến bạn bị viêm loét dạ dày, gout, phong thấp, mắc các bệnh ở da hoặc đau đầu mãn tính.
- Nước quá kiềm (độ pH cao hoặc kiềm nhân tạo) sẽ khiến bạn dễ bị táo bón, tăng hàm lượng cholesterol xấu, có nguy cơ bị bệnh chàm da, sỏi thận…
Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn nước có độ pH tốt nhất để uống. Đồng thời hạn chế dùng các loại nước ngọt hoặc trà, cà phê, rượu bia…
Nguồn cung cấp nước tốt
Để lựa chọn nước tốt cho cơ thể, ngày nay, các gia đình thường trang bị cho mình máy lọc nước ion kiềm. Loại máy này cung cấp nước đầu ra theo các mức nước tốt mà bạn mong muốn. Trong đó, các mức nước kiềm đều được lọc sạch và xử lý điện phân nên rất hữu ích cho cơ thể. Vì vậy, vấn đề nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt không còn là nỗi lo.
- Với tính kiềm tự nhiên, nó dễ đi vào cơ thể và hỗ trợ cân bằng nội môi, loại bỏ axit dư, ngừa bệnh lý hình thành do dư axit.
- Các Hydrogen trong nước tạo nên khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể tránh khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
- Cấu trúc phân tử nước nhỏ có khả năng thẩm thấu nhanh và đưa dưỡng chất đi nuôi cơ thể, đồng thời đẩy chất thải ra ngoài.
- Các khoáng chất có trong nước ion kiềm còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng sức đề kháng, ngừa loãng xương…
Sử dụng máy lọc nước ion kiềm, bạn cần dùng nước máy tiêu chuẩn là tốt nhất. Nếu không có nước máy tiêu chuẩn, bạn cần dùng bộ lọc thô để xử lý nước trước. Nguồn nước đầu vào có độ pH không tốt hoặc chứa nhiều cặn bẩn có thể làm hại máy lọc nhà bạn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán máy lọc nước ion kiềm uy tín như Điện máy xanh, Pico, Mediamart… Ngoài ra, khách hàng cũng có thể tìm đến Vua Điện Giải một trong những đơn vị đi đầu trong việc cung cấp dòng máy tạo nước ion kiềm chất lượng. Không chỉ đảm bảo chính hãng 100%, đơn vị còn có nhiều chính sách bảo hành, bảo dưỡng cực kỳ hấp dẫn.
Cách kiểm tra nước uống độ pH bao nhiêu là tốt
Ngày nay, nước uống ở Việt Nam chưa thực sự được chuẩn hóa. Nhiều nơi nguồn nước bị nhiễm bẩn, phèn hóa hoặc chứa nhiều kim loại… Không phải ai cũng sử dụng máy lọc nước ion kiềm để lấy nước uống theo đúng độ pH mong muốn. Vậy làm sao để biết độ pH của nguồn nước mình đang sử dụng? Dưới đây là một số cách test nhanh bạn có thể thực hiện tại nhà.
Đo bằng giấy quỳ
Thử tính chất của nước bằng giấy quỳ là cách làm rất phổ biến. Đây là loại giấy được làm từ địa y, dễ đổi màu khi gặp dung dịch axit hoặc bazơ.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy 1 mẫu nước cần đo cho vào cốc nhỏ hay ống nghiệm đều được.
- Nhúng giấy quỳ vào cốc nước này khoảng 1- 2 phút và quan sát sự thay đổi màu sắc của nó.
- Nếu giấy chuyển sang màu đỏ chứng tỏ nước có tính axit. Nếu màu của giấy chuyển sang xanh thì nước có tính kiềm. Trường hợp giấy quỳ không đổi màu thì đó là nước trung tính.
Mặc dù cách kiểm tra tính chất của nước bằng giấy quỳ rất đơn giản nhưng bạn không biết được nồng độ axit hay bazơ chính xác của nước.
Đo bằng que thử
Để xem chính xác nước uống có độ pH bằng bao nhiêu là tốt, bạn nên tiến hành thí nghiệm với que thử. Phương pháp này cho kết quả chính xác hơn giấy quỳ, màu sắc hiển thị có sự thay đổi trong phạm vi 0.5 đơn vị.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bạn cũng lấy mẫu nước cần thử nghiệm cho vào cốc rồi nhúng que thử vào.
- Đợi 2 phút để đọc kết quả trên que thử.
- Bạn đối chiếu màu sắc thay đổi trên que thử với màu tương ứng của thang đo pH để đọc chỉ số.
Dùng máy đo pH
So với cách dùng que thử thì máy đo pH còn cho kết quả chính xác hơn. Để biết nước uống độ pH bao nhiêu bạn làm như sau:
- Đầu tiên, bạn cần cân hiệu chuẩn đồng hồ bằng cách đo với nước cất trước. Nếu kết quả hiển thị là 7.0 thì máy đo đã chính xác, bạn tiến hành kiểm tra nguồn nước.
- Lúc này, bạn lấy mẫu nước uống trong nhà mình cho vào cốc.
- Nhúng đầu dò của máy vào mẫu nước và đợi chỉ số trên màn hình hiện lên chính xác.
- Đọc kết quả theo hệ số thập phân trên máy đo pH.
Dùng dung dịch đổi màu
Đây là các làm phổ biến trong các phòng thí nghiệm hóa học. Để phục vụ cho các nghiên cứu và trả lời câu hỏi nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt, các nhà khoa học đã tiến hành bằng cách:
Chuẩn bị 1 trong 3 loại dung dịch sau để kiểm tra độ pH trong nước: Methyl Red, Bromothymol và Phenolphtalein. Lấy một cốc nước uống để lên bàn thí nghiệm và nhỏ các dung dịch vào để kiểm tra.
- Kết quả thử với Methyl Red: Nếu nước chuyển màu đỏ thì nước có pH nhỏ hơn 4. Trường hợp nước đổi sang màu đỏ cam rồi chuyển thành cam thì mức pH nằm trong khoảng từ 4 đến 7. Nếu màu nước trong thí nghiệm chuyển hẳn thành màu vàng thì nước đó có pH lớn hơn 7.
- Cách đọc kết quả thử bằng dung dịch Bromothymol: Quan sát thấy nước chuyển từ màu vàng đến vàng xanh, xanh lá rồi xanh dương thì độ pH trong nước dao động từ 6 đến 8. Nếu màu nước chuyển hẳn sang xanh dương thì nước này có tính kiềm mạnh, độ pH trên 8.
- Cách đọc kết quả ở thí nghiệm với Phenolphtalein: Nếu dùng chất này để thử độ pH của nước, bạn chỉ xác định được nước nước uống có tính kiềm hay không. Bởi vì chỉ khi pH lớn hơn 8 thì dung dịch mới đổi màu. Nếu tính kiềm cực mạnh, lớn hơn 10 thì màu nước chuyển hẳn sang đỏ.
Nếu băn khoăn về chất lượng nước uống trong nhà bạn, đừng chỉ đặt ra câu hỏi nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt. Hãy tiến hành những cách thử trên để có ngay kết quả.
Những thời điểm “vàng” cần cung cấp nước tốt cho cơ thể
Tìm hiểu nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt và kiểm tra nguồn nước là những việc làm quan trọng nhưng chưa đủ. Bạn cần biết những thời điểm nào trong ngày cơ thể cần được cấp nước tốt. Dưới đây là những khoảng thời gian cơ thể nên được cấp nước nhất:
- Ngay khi thức dậy: Bạn nên uống 1 – 2 ly nước để kích thích các cơ quan và loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể.
- Trước khi ngủ: Nên uống một chút nước để ngừa đột quỵ và đau tim do mất nước.
- Trước và sau ăn: Việc cấp nước thời điểm này giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Nếu bạn cần giảm cân, hãy uống trước bữa cơm, nếu muốn tăng cân, bạn nên uống sau khi ăn khoảng 30 phút.
- Trước và sau khi vận động mạnh thời gian dài: Khi cơ thể bạn ra mồ hôi nhiều do vận động, bạn nên uống nước ion kiềm để bổ sung nước nhanh chóng cho cơ thể và hỗ trợ thải độc.
Như vậy, nước uống có độ pH bao nhiêu là tốt, câu trả lời kèm lời giải thích đã rõ ràng. Bạn nên thường xuyên kiểm tra chất lượng nước uống bằng các cách đo tính chất nước đã được giới thiệu ở trên. Điều này có ý nghĩa quan trọng, giúp bạn điều chỉnh và lựa chọn mức nước tốt nhất cho cơ thể. Đừng quên kết hợp sử dụng thực phẩm, nước sinh hoạt có độ pH phù hợp nhất với sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Top 15 loại nước uống tốt cho sức khỏe bạn nên sử dụng mỗi ngày
- Uống nước gì để dễ ngủ, ngủ ngon mỗi đêm?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!