Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa là liệu pháp điều trị theo y học cổ truyền. Liệu pháp này tận dụng lực từ bàn tay và ngón tay để kích thích tuần hoàn, giải phóng huyết ứ và làm giảm cơn đau.

bấm huyệt chữa thần kinh tọa
Xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa là liệu pháp điều trị theo y học cổ truyền

Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt đối với bệnh đau thần kinh tọa

Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp sử dụng bàn tay và ngón tay tác động đến khu vực đau nhức. Tác động này có khả năng giải phóng huyết ứ, chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu. Từ đó làm giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm do bệnh đau thần kinh tọa gây ra.

Đau thần kinh tọa là bệnh lý do rễ thần kinh bị chèn ép và đè nén. Do đó việc giải phóng chèn ép có thể giúp người bệnh kiểm soát cơn đau, tê bì và nhức mỏi ở thắt lưng.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, đau thần kinh tọa là do phong hàn xâm phạm vào kinh bàng quang và đởm. Vì vậy ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể thực hiện xoa bóp bấm huyệt để khu phong, giải huyết ứ,… nhằm cải thiện bệnh.

Đến nay, y học hiện đại cũng đã công nhận khả năng giảm đau của xoa bóp bấm huyệt đối với bệnh đau thần kinh tọa. Tuy nhiên liệu pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp điều trị chuyên sâu để trị dứt điểm bệnh.

Hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa

Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt ở từng bệnh nhân được quy định theo thể bệnh.

1. Thể phong hàn

Thể phong hàn hay còn gọi là đau dây thần kinh tọa do lạnh. Các triệu chứng nhận biết, bao gồm:

  • Cơn đau từ thắt lưng chạy dọc xuống mông, mặt sau của đùi và cẳng chân sau khi bị nhiễm lạnh.
  • Khi trời chuyển lạnh, cơn đau có xu hướng tăng lên.
  • Bệnh nhân đi lại khó khăn, tiểu trong, đại tiện lỏng
  • Sợ lạnh, gió, lưỡi có màu nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng
  • Khám mạch nhận thấy mạch phù khẩn

Nếu đau ở rễ S1, thực hiện xoa, xát, day, bóp và bấm các vào các huyệt sau:

  • A Thị (Bất định huyệt): Tìm huyệt bằng cách ấn vào các vị trí đau, vị trị đau nhất được gọi là A thị huyệt.
  • Huyệt Giáp Tích: Đo ngang huyệt Đại chùy (dưới gai đốt sống cổ thứ 7) khoảng 1 tấc.
  • Huyệt Thận Du: Dưới gai đốt sống thắt lưng thứ hai, đo ngàng khoảng 1.5 tấc.
  • Huyệt Đại Trường Du: Dưới gai đốt sống thứ tư, đo ngang khoảng 1.5 tấc.
  • Huyệt Dương Quan: Dưới gai đốt sống lưng thứ 16, đo ngang khoảng 3 tấc.
  • Huyệt Thượng Liêu: Nằm ở chỗ lõm của xương thiêng thứ nhất.
  • Huyệt Trật Biên: Nằm ngang lỗ xương cùng thứ 4, cách huyệt Đốc Mạch 3 tấc, cách huyệt Trung Lữ Du 1.5 tấc.
  • Huyệt Thừa Phù: Nằm ở giữa vết lằn chỉ mông.
  • Huyệt Ân Môn: Nằm cách nếp mông khoảng 6 tấc, nằm ở mặt sau đùi.
  • Huyệt Ủy Trung: Nằm ngay giữa lằn chỉ của mặt sau đầu gối.
  • Huyệt Thừa Sơn: Nằm ngay đường nối giữa huyệt Ủy Trung và gót chân.
  • Huyệt Côn Lôn: Huyệt nằm ở mặt ngoài chân, tại giao điểm của đường kéo từ nơi cao nhất của mắt cá chân với bờ ngoài gót chân.

Nếu đau ở rễ S5, bấm vào các huyệt sau:

  • A Thị Tuyệt
  • Huyệt Giáp Tích
  • Huyệt Đại Trường Du
  • Huyệt Thượng Liêu
  • Huyệt Ân Môn
  • Huyệt Thừa Phù
  • Huyệt Thận Du
  • Huyệt Hoàn Khiêu: Huyệt nằm ở giữa mông. Năm nghiêng co chân đau, chân còn lại duỗi thẳng. Nối mấu chuyển lớn xương đùi và khe xương, nhìn thấy huyệt nằm ở 1/3 ngoài và 2/3 trong của điểm nối
  • Huyệt Phong Thị: Để xuôi cánh tay và áp vào đùi, huyệt nằm ở vị trí đầu ngón tay giữa áp vào mặt đùi ngoài.
  • Huyệt Giải Khê: Huyệt nằm chỗ lõm ở nếp gấp của khớp cổ chân.
  • Huyệt Huyền Chung: Huyệt nằm trên đỉnh mắt cá ngoài khoảng 3 tấc.
  • Huyệt Dương Lăng Tuyền: Huyệt nằm bên dưới đầu nhỏ của xương mác, ngay chỗ lõm phía trước.

Nếu đau ở các rễ S1 và S5, nên xoa bóp bấm huyệt tất cả các huyệt nêu trên.

2. Thể huyết ứ

Thể huyết ứ là đau thần kinh do sang chấn, triệu chứng nhận biết:

bấm huyệt trị bệnh đau thần kinh tọa
Thực hiện bấm huyệt đối với thể huyết ứ là đau thần kinh do sang chấn
  • Đau thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi và cẳng chân. Cơn đau xuất hiện sau khi mang vác nặng hoặc chấn thương.
  • Cơn đau có mức độ nặng nề, dữ dội khiến đi lại khó khăn hoặc không thể đi lại.
  • Đại tiểu tiện bình thường nhưng ăn ngủ kém
  • Lưỡi tím, có huyết ứ, mạch sáp

Xoa bóp bấm huyệt ở các huyệt như thể phong hàn, tuy nhiên cần thêm hai huyệt:

  • Huyệt Huyết Hải: Huyệt nằm ở mặt trong đùi, cách xương bánh chè đầu gối đo lên khoảng 2 tấc.
  • Huyệt Cách Du: Huyệt nằm bên dưới gai đốt sống lưng thứ 7, đo ngang khoảng 1.5 tấc.

3. Thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư

Thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư là tình trạng đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống gây chèn ép. Triệu chứng:

  • Đau ở vùng thắt lưng chạy dọc xuống dây thần kinh hông. Có cảm giác tê bì, nặng nề,…
  • Ngủ ít, ăn kém, lưỡi nhợt nhạt, lưỡi có rêu dày trắng.

Bấm huyệt tương tự như thể phong hàn, thêm huyệt Thái khê và Tam âm giao.

  • Huyệt Thái khê: Nằm ở đường nối giữa mép trong gân gót với đường nối bờ sau mắt cá chân (mặt trong).
  • Huyệt Tam âm giao: Huyệt nằm ở mặt trong cẳng chân, từ mắt cá chân trong đo lên 3 tấc.

Để hiệu quả của phương pháp này phát huy tối đa, bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, chuyên viên có tay nghề cao. Thực hiện tại nhà có thể không đem lại hiệu quả hoặc khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Khám đau thần kinh tọa ở đâu tốt và uy tín?

Bệnh đau thần kinh tọa gây ra những cơn đau kéo dài dai dẳng ảnh hưởng rất lớn đến chất...

Người bị đau thần kinh tọa nên đi bộ, vận động vừa phải và đúng cách sẽ giúp cải thiện bệnh sau vài tuần.

Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không, cần chú ý điều gì?

Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? Bệnh đau thần kinh tọa có rất nhiều phương...

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa giúp mau hồi phục

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị được chỉ định, bệnh nhân đau thần kinh tọa cần...

Sữa tỏi chữa trị bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa đau thần kinh tọa bằng sữa tỏi hiệu quả

Người bị đau thần kinh tọa thường phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng rất nhiều...

Tìm hiểu các loại đau thần kinh tọa thường gặp

Tùy thuộc vào vị trí nơi dây thần kinh tọa bị tổn thương mà người bệnh thường cảm thấy cơn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *