Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa giúp mau hồi phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị được chỉ định, bệnh nhân đau thần kinh tọa cần thiết lập kế hoạch chăm sóc khoa học nhằm giúp thúc đẩy khả năng phục hồi và tiến triển của bệnh.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa giúp mau hồi phục

Thiết lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến và xuất hiện ở nhiều độ tuổi. Bệnh lý này hệ quả của quá trình chèn ép và đè nén lên rễ thần kinh, gây ra các cơn đau nhức và tê bì ở phần dưới cơ thể.

So với các bệnh xương khớp khác, đau thần kinh tọa có mức độ nhẹ hơn và có thể chữa trị hoàn toàn nếu điều trị đúng cách. Ngoài việc thực hiện các phương pháp được bác sĩ chỉ định, bệnh nhân cần chủ động thiết lập kế hoạch chăm sóc tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị.

1. Thực hiện biện pháp cải thiện cơn đau tại nhà

Cơn đau và các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản ngay tại nhà để làm giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa
Bạn có thể thực hiện chườm nóng, lạnh và xoa bóp tại nhà để cải thiện cơn đau

Chườm nóng

Khi cơn đau xuất hiện, bạn nên nằm sấp và đặt túi chườm nóng lên đốt sống cùng. Nhiệt độ từ túi chườm sẽ làm giãn không gian giữa các đốt sống, từ đó làm giảm áp lực lên rễ thần kinh và có tác dụng cải thiện cơn đau.

Tuy nhiên cần chú ý nhiệt độ của túi chườm, chỉ nên dùng nước từ 50 – 60 độ. Sử dụng nước có nhiệt độ quá cao có thể gây bỏng và kích ứng da.

Chườm lạnh

Trong trường hợp cơn đau đi kèm với biểu hiện sưng, nóng ở bề mặt da (thường gặp ở bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm), bạn nên thực hiện chườm lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch và giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến khu vực này. Từ đó hiện tượng sưng viêm sẽ giảm đi đáng kể.

Xoa bóp

Bạn cũng có thể tận dụng lực từ bàn tay để làm giãn xương sống, giảm áp lực lên dây thần kinh và tăng cường tuần hoàn máu. Nên xoa bóp nhẹ nhàng ở khu vực rễ thần kinh để cải thiện cơn đau và triệu chứng tê bì.

Nếu cơn đau không thuyên giảm khi thực hiện các biện pháp nêu trên, bạn có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

2. Chế độ luyện tập

Chế độ luyện tập là yếu tố tác động trực tiếp đến tiến triển của bệnh đau thần kinh tọa. Các chuyên gia cho rằng, hoạt động thể chất có thể kéo căng đốt sống, giảm áp lực và chèn ép lên dây thần kinh tọa. Đồng thời có thể tăng lưu thông máu, cải thiện khả năng chống chịu của cơ thể với cơn đau.

Bệnh nhân đau thần kinh tọa có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu được chuyên gia hướng dẫn. Đồng thời nên tập luyện các bộ môn có cường độ phù hợp với thể trạng để tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai của cơ thể.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa
Nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng

Bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập các bộ môn như bơi lội, yoga, đi bộ, đạp xe,… Các chuyên gia xương khớp cho biết, ở những bệnh nhân có hoạt động thể chất đều đặn, cơn đau và các triệu chứng ít xuất hiện và có mức độ nhẹ hơn trước.

Ngoài ra, việc tập luyện thường xuyên còn giúp bạn kiểm soát cân nặng. Cân nặng dư thừa chính là nguyên nhân làm tăng chèn ép và khiến dây thần kinh tọa bị tổn thương nặng nề hơn.

ĐỌC NGAY: Tập yoga chữa đau thần kinh tọa đúng cách và hiệu quả

3. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Bệnh đau thần kinh tọa còn chịu ảnh hưởng của các thói quen sinh hoạt hằng ngày. Một số thói quen xấu có thể làm tăng tần suất phát sinh cơn đau, đồng thời ảnh hưởng đến mức độ tiến triển của bệnh.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa
Rượu bia có thể làm hư hại mạch máu và gây căng thẳng lên các dây thần kinh trong cơ thể

Do đó, bạn cần thay đổi một số thói quen thiếu lành mạnh sau đây:

  • Thay đổi các tư thế xấu: Một vài tư thế có thể làm tăng áp lực lên đốt xương sống và rễ thần kinh, đặc biệt là tư thế ngồi. Do đó khi ngồi, bạn nên giữ thẳng cột sống, hai vai ngang bằng nhau để tránh gây tổn thương lên dây thần kinh. Với những người thường xuyên mỏi lưng, bạn có thể sử dụng gối nhỏ đặt ở thắt lưng để cải thiện tình trạng này.
  • Không hút thuốc: Khói thuốc có chứa thành phần độc hại. Những thành phần này không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn ức chế quá trình thu nhận canxi của xương. Xương khớp suy yếu là một trong những yếu tố khiến dây thần kinh bị chèn ép và đau nhức.
  • Không dùng rượu bia và các chất kích thích: Cồn và các thành phần trong rượu bia có thể làm hư hại mạch máu và gây căng thẳng lên các dây thần kinh trong cơ thể (bao gồm cả dây thần kinh trung ương và ngoại biên). Do đó bệnh nhân đau thần kinh tọa cần hạn chế các đồ uống này trong quá trình điều trị.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc: Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và hệ miễn dịch. Ngủ đúng giờ và đủ giấc giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng khả năng chống chịu với cơn đau do bệnh đau thần kinh tọa gây ra.
  • Giảm stress: Stress là nguyên nhân khiến dây thần kinh trở nên căng thẳng hơn. Bệnh nhân đau thần kinh tọa nên hạn chế căng thẳng lên dây thần kinh bằng cách điều chỉnh thời gian và giảm khối lượng công việc.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. So với bệnh nhân chỉ thực hiện các phương điều trị, bệnh nhân thực hiện chế độ chăm sóc khoa học có mức độ tiến triển và khả năng phục hồi tốt hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Mẹo trị đau thần kinh tọa bằng lá lốt quanh nhà

Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, vị hơi the,có tính kháng khuẩn, giảm đau nên thường được dùng nhiều...

phác đồ điều trị thần kinh tọa

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa mới nhất từ Bộ y tế

Đau thần kinh tọa hay còn gọi là đau thần kinh hông to. Bệnh có thể được điều trị dứt...

Tập yoga chữa đau thần kinh tọa như thế nào đúng cách và hiệu quả?

Đau thần kinh tọa không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người...

Người bị đau thần kinh tọa nên đi bộ, vận động vừa phải và đúng cách sẽ giúp cải thiện bệnh sau vài tuần.

Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không, cần chú ý điều gì?

Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? Bệnh đau thần kinh tọa có rất nhiều phương...

Tìm hiểu về phương pháp chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu

Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa bằng châm cứu

Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng châm cứu là phương pháp đã được áp dụng từ lâu. Chữa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *