Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không, cần chú ý điều gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? Bệnh đau thần kinh tọa có rất nhiều phương pháp để điều trị, người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng bệnh. Cần chú ý đến việc đi lại đúng tư thế, tập luyện đúng cách và không vận động quá sức.

"Người

Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? Giải đáp

Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh đau thần kinh tọa, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp để điều trị. Lưu ý rằng, tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau.

Thông thường, nếu điều trị theo phương thức nội khoa, bệnh nhân có thể nghỉ ngơi tại giường, dùng thuốc giảm đau kết hợp với những vận động như đi bộ, tập luyện thể dục, tập vật lý trị liệu,… để phục hồi sức khỏe.

Lưu ý, khi đi bộ hoặc tập luyện, bệnh nhân cần phải đeo đai cột sống để hỗ trợ giảm đau. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tập luyện vừa sức, không nên gắng sức sẽ gây tổn hại lên vùng xương và dây thần kinh đang đau.

Sau từ 2 đến 3 tuần, nghỉ ngơi và tập luyện đúng cách, bệnh nhân sẽ cảm nhận được kết quả điều trị. Các triệu chứng đau của bệnh sẽ thuyên giảm và cải thiện chất lượng cuộc sống hơn.

Đọc thêm: Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình không?

Những phương pháp điều trị đau thần kinh tọa

1. Dùng thuốc

Khi bị đau thần kinh tọa, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc giảm đau, thuốc ức chế phân hủy xinap thần kinh, thuốc giãn cơ… như: thuốc Galatamine, thuốc Paracetamol, thuốc Tramadol, thuốc Dialtavic, thuốc Diclofenac, thuốc Meloxicam, thuốc Naproxen,…

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sẽ phải điều trị bằng một số loại thuốc tiêm tại chỗ như: Triamcinolon, Hydrocortison acetat,…

Một số loại vitamin nên dùng như: Vitamin B12, vitamin B1,…

Ngoài ra, người dùng có có thể điều trị bằng các bài thuốc đông y, vị thuốc đông y, các loại thực phẩm chức năng,…

2. Phẫu thuật và thủ thuật

Một trong số những thủ thuật điều trị bệnh đau thần kinh tọa đó là điều trị bằng tia laser. Các bác sĩ sẽ trực tiếp thực hiện phương pháp điều trị này.

Nếu bệnh nặng, bác sĩ có thể thực hiện các phẫu thuật để giúp bệnh nhân loại bỏ bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm như: liệt, teo cơ, tàn phế, đau nặng,…

Có nhiều cách để điều trị dứt điểm, cải thiện cơn đau dây thần kinh tọa như: dùng thuốc, chiếu tia laser, phẫu thuật,...
Có nhiều cách để điều trị dứt điểm, cải thiện cơn đau dây thần kinh tọa như: dùng thuốc, chiếu tia laser, phẫu thuật,…

3. Áp dụng vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

Bệnh đau thần kinh tọa ở giai đoạn khởi phát hoặc ở tình trạng nhẹ sẽ được chữa khỏi bằng một số phương pháp như: Mát xa, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, tắm suối nước nóng, chườm nóng tại chỗ, chườm lạnh tại chỗ, diện chẩn,…

Bệnh nhân còn có thể áp dụng một số các bài tập điều trị, tập luyện kéo giãn cột sống, đeo đai khi đi lại và nên tích cực đi bộ đúng tư thế để cơn đau được cải thiện.

Ngoài tập luyện, bệnh nhân nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, có lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học.

Người bị đau thần kinh tọa nên đi bộ, vận động vừa phải và đúng cách sẽ giúp cải thiện bệnh sau vài tuần.
Người bị đau thần kinh tọa nên đi bộ, không vận động quá sức và có chế độ chăm sóc phù hợp sẽ giúp cải thiện bệnh sau vài tuần.

Phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa

Đối với y khoa, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vẫn là châm ngôn được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đề cao. Bệnh đau thần kinh tọa gây ra cơn đau dai dẳng, dữ dội làm ảnh hưởng đến các hoạt động trong sinh hoạt thường ngày. Bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hại cho người bệnh. Do đó, chúng ta cần phòng tránh, ngăn chặn bệnh trước khi chữa bệnh.

Đề phòng tránh đau thần kinh tọa, chúng ta cần:

  • Lao động, sinh hoạt, đi đứng và ngồi đúng tư thế. Hãy ngồi thẳng lưng, vai ngả ra sau, mắt nhìn thẳng khi làm việc hay học tập;
  • Trước khi vận động, thi đấu thể thao, cần khởi động đúng cách để làm nóng cơ trước khi vận động;
  • Không nên đứng quá lâu. Trong trường hợp đứng lâu, nên sử dụng một chiếc ghế nhỏ để kê một bên chân, sau đó đổi chân;
  • Khi khuân vác đồ nặng, cần khuân vác đúng tư thế;
  • Không nên đeo ba lô lệch một bên vai. Hãy mang ba lô bằng cả hai vai;
  • Nên dùng đệm cứng để nằm ngủ, nghỉ ngơi;
  • Nằm ngủ đúng tư thế;
  • Hạn chế đi giày cao gót;
  • Người béo phì cần tăng vận động, giảm cân;
  • Cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi;
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.

Người bị đau thần kinh tọa có thể thực hiện các bài tập thể dục, nên đi bộ nhẹ nhàng, không vận động quá sức để tránh làm tổn thương đến vùng xương và các dây thần kinh. Bên cạnh đó, để có được hiệu quả giảm đau thần kinh tọa tốt nhất, bạn nên thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa.

triệu chứng đau dây thần kinh tọa

Các triệu chứng đau dây thần kinh tọa không quá khó để nhận biết

Đối với bệnh đau dây thần kinh tọa, việc nắm bắt được các triệu chứng là cách hữu ích giúp...

Cơn đau thần kinh tọa có tự hết không hay phải dùng thuốc

Cơn đau thần kinh tọa có tự hết không hay phải dùng thuốc ?

Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, nỗi lo "Cơn đau thần kinh tọa có tự hết không?" luôn là...

phòng bệnh đau dây thần kinh tọa

Cách phòng bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả

Đau dây thần kinh tọa là một bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp xảy ra phổ biến ở...

Mẹo trị đau thần kinh tọa bằng lá lốt quanh nhà

Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, vị hơi the,có tính kháng khuẩn, giảm đau nên thường được dùng nhiều...

Tìm hiểu các loại đau thần kinh tọa thường gặp

Tùy thuộc vào vị trí nơi dây thần kinh tọa bị tổn thương mà người bệnh thường cảm thấy cơn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *