Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng hay còn gọi là thoái hóa cột sống. Bệnh lý này liên quan đến tình trạng tổn thương và lão hóa ở các cơ quan cấu thành cột sống.

thoái hóa cột sống là gì
Thoái hóa cột sống và những thông tin cần biết

Thoái hóa cột sống và những thông tin cần biết

Thoái hóa cột sống thắt lưng hay còn gọi là thoái hóa cột sống. Đây là thuật ngữ y khoa đề cập đến tình trạng các bộ phận cấu thành cột sống bị tổn thương và lão hóa.

Thoái hóa cột sống bao gồm 2 dạng chính: thoát vị đĩa đệm và gai cột sống.

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây thoái hóa cột sống là do quá trình thoái hóa xương khớp. Quá trình này là quy luật tự nhiên khi cơ thể già đi.

Tuy nhiên một số yếu tố rủi ro cũng có thể thúc đẩy thoái hóa phát triển sớm hơn dự định. Thoái hóa cột sống gây ra thoát vị đĩa đệm và gai cột sống.

Đĩa đệm là cơ quan nằm giữa các đốt sống, có vai trò giảm xóc và áp lực mỗi khi cơ thể vận động. Tuy nhiên khi đĩa đệm bị nứt, rách, nhân nhầy bên trong có xu hướng tràn ra và gây chèn ép các cơ quan xung quanh (đốt sống, dây thần kinh và cơ bắp).

Một dạng khác của thoái hóa cột sống là sự hình thành gai xương. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các tổn thương ở cột sống (thường do loãng xương).

triệu chứng thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống khiến đĩa đệm bị thoát vị hoặc làm xuất hiện gai xương

Hầu hết các gai xương không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên khi gai xương phát triển và gây chèn ép lên dây thần kinh, đĩa đệm, các triệu chứng lâm sàng sẽ có xu hướng phát sinh.

2. Yếu tố rủi ro

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống, bao gồm:

  • Tính chất công việc: Công việc đòi hỏi vận động và hoạt động nặng nhọc làm tăng áp lực lên cột sống và thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó người làm công việc văn phòng và ít vận động cũng có nguy cơ cao bị tổn thương cột sống.
  • Chấn thương: Chấn thương ở cột sống khi sinh hoạt, làm việc hoặc do tai nạn giao thông là nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa.
  • Di truyền: Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh xương khớp có khả năng di truyền.
  • Hút thuốc: Khói thuốc lá có chứa các thành phần độc hại. Trong đó có chứa nicotine – một thành phần có khả năng ức chế cơ thể hấp vitamin D và canxi. Điều này làm tăng nguy cơ loãng xương và hình thành gai xương cột sống.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ phát triển thoái hóa cột sống cao hơn nữ giới.

Bên cạnh đó, thừa cân – béo phì, chế độ dinh dưỡng thiếu chất, nghiện rượu,… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống.

3. Triệu chứng

Triệu chứng của thoái hóa cột sống tùy thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng chống chịu của từng bệnh nhân.

nguyên nhân thoái hóa cột sống
Đau lưng là triệu chứng đặc trưng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Các triệu chứng đặc trưng, bao gồm:

  • Đau lưng
  • Đau cánh tay hoặc chân
  • Biến dạng cột sống
  • Yếu cơ
  • Cứng cột sống
  • Rối loạn cảm giác
  • Rối loạn hoạt động của ruột, bàng quang hoặc rối loạn chứng năng tình dục
  • Đau đầu, chóng mặt (xảy ra với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ)

4. Biến chứng

Thoái hóa cột sống làm giảm khả năng hoạt động của người bệnh. Trong trường hợp mức độ tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể không thực hiện được các hoạt động làm việc và sinh hoạt thông thường.

Ở một số bệnh nhân, cấu trúc cột sống có xu hướng biến dạng và gây cong vẹo hình dáng cơ thể.

Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, lượng dịch tràn ra có thể đè nén lên rễ thần kinh (hay còn gọi là hội chứng chùm đuôi ngựa). Nếu không tiến hành khắc phục, dây thần kinh có thể bị suy yếu hoặc tê liệt vĩnh viễn.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Chẩn đoán thoái hóa cột sống bao gồm thăm khám lâm sàng, xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm thần kinh.

thoái hóa cột sống có nguy hiểm không
Xét nghiệm hình ảnh, thần kinh và thăm khám lâm sàng được thực hiện để chẩn đoán thoái hóa cột sống

Kiểm tra thể chất

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiểm tra thể chất nhằm quan sát phản xạ, sức mạnh cơ bắp,… của cột sống và các cơ quan lân cận.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đặt câu hỏi về các triệu chứng lâm sàng mà bạn gặp phải. Ngoài ra việc xem xét tiền sử bệnh lý của người bệnh và người thân trong gia đình cũng là điều cần thiết.

Chỉ khi bác sĩ nghi ngờ bạn bị thoát vị đĩa đệm hoặc có gai xương cột sống, bạn mới thực hiện tiếp các xét nghiệm cần thiết.

Xét nghiệm hình ảnh

  • X-Quang: Hình ảnh từ X-Quang hiển thị rõ tình trạng của đốt sống. Từ hình ảnh này bác sĩ có thể xác định được một số nguyên nhân gây đau lưng như nhiễm trùng, khối u, gãy xương,…
  • CT scan (Chụp cắt lớp vi tính): Hình ảnh cắt ngang cấu trúc của cột sống cho phép bác sĩ nhận thấy các dị tật bẩm sinh (hẹp cột sống, khối u bất thường,…).
  • MRI (Chụp cộng hưởng từ): Hình ảnh từ MRI mô tả chi tiết các mô mềm ở cột sống, bao gồm dây thần kinh, đĩa đệm,… Từ đó bác sĩ có thể xác định đúng vị trí của đĩa đệm thoát vị và xem xét có dây thần kinh bị chèn ép hay không.
  • Thuốc nhuộm: Trong trường hợp nghi ngờ hẹp cột sống, thuốc nhuộm sẽ được tiêm vào dịch tủy và sau đó tiến hành chụp X-Quang. Xét nghiệm này cho thấy áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh.

Xét nghiệm thần kinh

Điện tâm đồ và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh được thực hiện nhằm đo lường mức độ các xung điện di chuyển dọc theo dây thần kinh tủy sống. Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định được các vị trí thần kinh bị chèn ép.

Điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Điều trị thoái hóa cột sống bao gồm các phương pháp bảo tồn và thủ thuật ngoại khoa. Trước tiên người bệnh sẽ được điều trị bảo tồn nhằm cải thiện triệu chứng và phục hồi cột sống bị tổn thương.

1. Điều trị bảo tồn

Điều trị bảo tồn là tập hợp các phương pháp không phẫu thuật.

Dùng thuốc

Để làm giảm cơn đau do thoái hóa cột sống thắt lưng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen, Tramadol, Opioids,… Một số trường hợp sẽ được kê toa thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm,… nếu không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.

khám thoái hóa cột sống
Dùng thuốc có khả năng cải thiện triệu chứng do thoái hóa cột sống gây ra

Việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và không tác động đến nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, bạn chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Các bài tập cải thiện

Quá trình thoái hóa khiến cột sống hư hại và giảm phạm vi chuyển động. Nếu không cải thiện, chức năng vận động của cột sống sẽ có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Vì vậy bên cạnh việc dùng thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các bài tập để tăng cường dây thần kinh và cải thiện phạm vi chuyển động của cột sống.

Các bài tập này sẽ được hướng dẫn bởi chuyên viên vật lý trị liệu. Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện tập một số bộ môn như bơi lội, yoga,… để cải thiện hệ thống xương khớp.

Liệu pháp nhiệt

Một biện pháp giảm đau không dùng thuốc được nhiều người bệnh áp dụng là liệu pháp nhiệt. Liệu pháp này sử dụng túi chườm ấm hoặc lạnh đặt lên vùng bị đau nhức.

Tác động từ nhiệt sẽ kích thích tuần hoàn máu, làm giãn không gian giữa đốt sống nhằm cải thiện cơn đau và hiện tượng cứng khớp.

Trong trường hợp bên ngoài cột sống đau nhức có hiện sưng, đỏ, nóng, bạn nên sử dụng túi chườm lạnh để làm giảm tuần hoàn máu đến khu vực này. Điều này sẽ giúp giảm sưng viêm và cơn đau do bệnh lý này gây ra..

Châm cứu

Châm cứu là biện pháp giảm đau bằng cách tác động kim châm lên các mạch máu và dây thần kinh. Bên cạnh việc châm cứu thủ công, hiện nay nhiều cơ sở y tế còn tận dụng nhiệt và dòng điện để làm tăng hiệu quả giảm đau.

chữa thoái hóa cột sống
Châm cứu tác động vào mạch máu, dây thần kinh nhằm cải thiện cơn đau và các triệu chứng đi kèm

Phương pháp này có nguồn gốc từ y học dân gian nhưng đã được chứng minh trên phương diện khoa học. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện.

2. Điều trị ngoại khoa

Nếu triệu chứng không đáp ứng với các phương pháp bảo tồn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống, bao gồm:

  • Cắt bỏ một phần xương cột sống: Thủ thuật cắt bỏ một phần của xương cột sống được thực hiện với bệnh nhân bị hẹp cột sống. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần cột sống gây chèn ép lên các dây thần kinh bên trong tủy sống.
  • Phẫu thuật giúp ổn định cấu trúc cột sống: Thủ thuật này được thực hiện trong điều kiện cột sống bị thoái nghiêm trọng và mất ổn định. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ sử dụng các bộ phận nhân tạo để kết nối các đốt sống lại với nhau.
  • Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm: Một phần đĩa đệm nhô ra gây chèn ép lên dây chằng và các cơ quan lân cận sẽ được cắt bỏ trong thủ thuật này. Rất ít trường hợp bệnh nhân phải thực hiện cấy ghép đĩa đệm nhân tạo.
trị thoái hóa cột sống
Can thiệp ngoại khoa có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu bất thường,…

Điều trị ngoại khoa giúp giảm cơn đau đáng kể, đồng thời hỗ trợ người bệnh trong việc duy trì hoạt động của cột sống. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra các biến chứng tiềm ẩn, chẳng hạn như tổn thương dây thần kinh, cứng khớp, chảy máu bất thường và nhiễm trùng.

Để giảm thiểu rủi ro khi phẫu thuật, bạn cần trao đổi với bác sĩ để chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành.

Thông tin về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc nên gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và chỉ định phác đồ điều trị thích hợp. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho hướng dẫn từ nhân viên y tế.

Liệu pháp châm cứu bấm huyệt giúp dân văn phòng đập tan cơn đau nhức

Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu

Châm cứu được chứng minh có thể loại bỏ và kiểm soát cơn đau ở bệnh nhân thoái hóa đốt...

Các căn bệnh về xương khớp cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh hậu quả khó lường về sau.

Mổ thoái hóa cột sống có mấy phương pháp, chi phí bao nhiêu?

Thoái hóa cột sống là một căn bệnh về xương khớp, do quá trình lão hóa xương theo tuổi tác...

Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu có hiệu quả không?

Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu là phương pháp dân gian được ông bà xưa áp dụng...

Những địa chỉ chụp MRI ở TP.HCM [cập nhật mới nhất]

Chụp cộng hưởng MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, bảo vệ người bệnh khỏi bị nhiễm...

Các loại thảo dược trị thoái hóa cột sống có ở quanh nhà

Bật mí 6 loại thảo dược trị thoái hóa cột sống có ở quanh nhà

Từ xa xưa, các loại cây cỏ đã được ông bà ta áp dụng để điều trị nhiều bệnh khác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *