Đau dây thần kinh tọa sau khi sinh: nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa: từ cột sống thắt lưng lan đên chân. Bệnh thường phổ biến ở nam giới, người có nghề nghiệp phải mang vác nặng thường xuyên hoặc hoạt động ở một tư thế trong thời gian dài (nhân viên văn phòng, nghệ sĩ xiếc, bốc vác). Đây cũng là tình trạng không hiếm gặp ở đối tượng phụ nữ trong giai đoạn hậu sản.

Sau khi sinh, cơ thể mẹ vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn nên rất dễ xuất hiện những cơn đau nhức, đặc biệt là đau thần kinh tọa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng vận động. Đau thần kinh tọa sau sinh có thể được cải thiện nếu như áp dụng đúng phương pháp điều trị. Ngược lại, bệnh có thể chuyển sang mạn tính nếu không có biện pháp can thiệp sớm.

Đau thần kinh tọa sau sinh
Đau thần kinh tọa sau sinh là hiện tượng không hiếm gặp ở nữ giới.

Nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị đau thần kinh tọa

Thông thường, đau thần kinh tọa xuất phát từ nguyên nhân khối thoát vị đĩa đệm hoặc một mảnh xương chèn ép và gây áp lực lên vùng dây thần kinh tọa. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến khác là do mang thai. Dây thần kinh tọa nằm bên dưới tử cung, chính vì vậy, khi bào thai càng phát triển, áp lực gia tăng lên dây thần kinh này càng cao, gây viêm, đau. Đây chính là tác nhân phổ biến gây hiện tượng đau thần kinh tọa khi mang thai và có thể kéo dài cho đến sau sinh.

Ở giai đoạn hậu sản, cơn đau thần kinh tọa xuất hiện là do dư chấn trong thai kỳ cộng với việc sinh nở. Sau khi sinh em bé, trọng lượng cơ thể mẹ giảm đột ngột khiến cho khung xương trở về vị trí ban đầu. Điều này có thể khiến cho khớp xương va vào nhau khi di chuyển, gây chèn ép lên dây thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa sau sinh cũng có thể đến từ thói quen bồng bế con nhỏ bên hông, chế độ ăn uống và sinh hoạt thất thường, tâm lý văng thẳng mệt mỏi… của người mẹ.

Ngoài ra, thiếu hụt chất dinh dưỡng sau khi mang thai và sinh nở cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho khớp xương suy yếu, chèn ép lên nhau và vô tình khiến cho dây thần kinh tọa bị tổn thương.

Tìm hiểu thêmCác loại đau thần kinh tọa thường gặp

Cách điều trị đau thần kinh tọa sau sinh

Giống như nhiều đối tượng khác, phụ nữ sau sinh bị đau thần kinh tọa cũng xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Đau chủ yếu ở khu vực hông, thắt lưng, mông và tỏa xuống dưới chân.
  • Tê, ngứa ran, cảm giác kim châm ở chân
  • Nóng rát chi dưới
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi ho, di chuyển hoặc hắt hơi
  • Khó kiểm soát việc tiểu tiện.

Đau thần kinh tọa sau sinh chỉ xuất hiện dạng cấp tính và nhanh chóng biến mất nếu phụ nữ áp dụng biện pháp giảm đau, điều trị theo lời khuyên của chuyên gia. Ngược lại, nếu không thực hiện, nguy cơ bệnh chuyển sang mạn tính là rất cao.

Thông thường, phương pháp chữa đau thần kinh tọa nội khoa (dùng thuốc kết hợp với tập luyện, nghỉ ngơi) được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh còn phải cho con bú nên giải pháp trên có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa, tăng nguy cơ mắc phải vấn đề sức khỏe ở trẻ sau này. Trong khi đó, giải pháp dùng thuốc đông y thường tốn khá nhiều thời gian, hiệu quả chậm. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và chọn lựa liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

Tham khảo một số phương pháp điều trị đau thần kinh tọa sau đây:

Phương pháp điều trị tại nhà

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Không chỉ trong giai đoạn mang thai mà kể cả sau khi sinh, phụ nữ cũng cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo đủ nguồn sữa nuôi cho trẻ, tăng cường sức khỏe cho thể trạng bản thân.

Phụ nữ sau sinh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và canxi bởi đây đều là những chất giúp xương chắc khỏe, ngăn bệnh về xương khớp, thần kinh trong đó có đau thần kinh tọa. Bổ sung đầy đủ chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất trong các loại rau củ, uống đủ nước mỗi ngày.

Trong giai đoạn này, bạn nên đa dạng món ăn, ăn đủ chất, không nên quá chú trọng vào cân nặng bởi nếu không khắc phục các vấn đề về sức khỏe trong thời điểm này, chúng có thể đi theo bạn trong suốt một thời gian dài.

Xem thêmBị đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?

Dành thời gian nghỉ ngơi

Sau khi sinh, nhiều bà mẹ bận rộn với việc chăm sóc con nhỏ và gia đình, giờ giấc nghỉ ngơi của mẹ phụ thuộc hoàn toàn vào giờ của bé. Tình trạng trên kéo dài có thể khiến cho mẹ suy nhược, mệt mỏi, làm bùng phát hoặc nghiêm trọng hơn biểu hiện của đau thần kinh tọa.

Do đó, để nhanh chóng cải thiện bệnh, phụ nữ sau sinh nên dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, san sẻ công việc nhà với chồng hay người thân trong gia đình. Thường xuyên thư giãn, cải thiện tâm trạng bản thân bằng những hoạt động bổ ích lành mạnh.

Thay đổi thói quen có hại cho sức khỏe

Nhiều người có thói quen ở cử sau khi mang thai, thói quen này làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh xương khớp, đau thần kinh tọa.

Trong giai đoạn thai kỳ và hậu sản, xương khớp phụ nữ yếu hơn thông thường. Việc kiêng cử vận động trong một tháng ở cử này sẽ làm ảnh hưởng đến độ dẻo dai, khả năng linh hoạt của cơ xương, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Khớp xương suy yếu có thể gây đè nén, chèn ép lên vùng thần kinh tọa gây những cơn đau tại vùng hông, lưng, lan tỏa xuống dưới chân.

Rèn luyện thân thể bằng những bài tập vận động nhẹ nhàng

Sau khi sinh khoảng 1 tháng, phụ nữ sau sinh nên thực hành các bài tập để phục hồi khả năng vận động của khớp xương, ngăn ngừa đau thần kinh tọa. Nên áp dụng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ để cải thiện khung xương và khớp háng, tập yoga để thúc đẩy tuần hoàn máu, trao đổi chất, cải thiện chức năng cơ xương khớp.

Điều trị y tế

Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không phát huy được tác dụng, bác sĩ có thể khuyến nghị tiêm steroid đề giảm đau. Các chuyên gia cũng có thể đề nghị những phương pháp tiên tiến hơn nhưng những điều này thường không phù hợp nếu bạn đang trong giai đoạn cho con bú. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn và có lựa chọn điều trị phù hợp.

Nhìn chung, đau thần kinh tọa giai đoạn hậu sản đa phần là do dư chấn của việc mang thai và sinh nở và triệu chứng của bệnh có chiều hướng giảm dần khi người mẹ lấy lại trọng lượng ban đầu. Việc điều trị trong giai đoạn này chủ yếu là giảm đau tại nhà bằng cách kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động, nghỉ ngơi hợp lý.

Các liệu pháp điều trị y tế như dùng thuốc uống, thuốc tiêm, phẫu thuật chỉ thích hợp trong trường hợp đau nặng, dai dẳng và qua giai đoạn cho con bú để tránh gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bị đau thần kinh tọa có nên tập thể hình không?

Hiện nay rất nhiều bạn trẻ đang trở thành nạn nhân của bệnh đau dây thần kinh. Những cơn đau...

Điều trị đau thần kinh tọa bằng tây y bao gồm các phương pháp nào?

Những phương pháp điều trị đau thần kinh tọa bằng tây y

Điều trị đau thần kinh tọa bằng tây y bao gồm các phương pháp như dùng thuốc tây, phẫu thuật......

Bị đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?

Với những người bị đau thần kinh tọa, trong quá trình sử dụng thuốc hoặc các phương pháp phật lý...

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa giúp mau hồi phục

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị được chỉ định, bệnh nhân đau thần kinh tọa cần...

phòng bệnh đau dây thần kinh tọa

Cách phòng bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả

Đau dây thần kinh tọa là một bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp xảy ra phổ biến ở...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *