Cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu của ông bà ta

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đau nhức từ hông lan xuống mông, đến bàn chân là triệu chứng mà hầu hết những người bị đau thần kinh tọa đều gặp phải. Ngải cứu có chứa hoạt chất giảm đau, chống viêm, có thể làm xoa dịu cơn đau nhức do bệnh mang lại. Nhìn chung, cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu tương đối đơn giản, giảm đau nhanh mà không gây tác dụng phụ như một số loại thuốc Tây y.

chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu
Ngải cứu có chứa hoạt chất giảm đau, chống viêm, có thể làm xoa dịu cơn đau nhức do bệnh đau thần kinh tọa.

Công dụng chữa đau thần kinh tọa của ngải cứu

Đau thần kinh tọa (Sciatica) hay đau dây thần kinh tọa là thuật ngữ chỉ tình trạng đau dọc từ lưng xuống chân dưới do dây thần kinh bị kích ứng hay tổn thương. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do đĩa đệm cột sống thắt lưng bị thoát vị, chèn ép lên dây thần kinh tọa. Các nguyên nhân khác bao gồm: sưng dây thần kinh tọa, viêm khớp thoái hóa dầu thần kinh tọa, dây thần kinh tọa bị chèn ép bởi khối u (mặc dù hiếm gặp).

Người bị đau thần kinh tọa thường thường xuyên cảm thấy đau, tê cứng, ngứa râm ran từ thắt lưng xuống mông và dọc theo cẳng chân (thông thường chỉ có một chân bị ảnh hưởng). Cơn đau có thể nhẹ hoặc đau nhức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến dáng đi, gây khó khăn trong việc đi lại.

Để khắc phục triệu chứng như trên, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị Tây y, một số phương pháp dân gian như chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu có tác dụng hiệu quả có thể đem lại tác dụng tích cực.

Ngải cứu (còn được biết đến với những tên gọi khác như cây thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải) từ lâu đã được dùng như thuốc chữa đau đầu, đau bụng kinh, an thai, làm mát cơ thể. Theo y học cổ truyền, lá ngải có vị đắng, tính ấm,mùi thơm, có tính chống viêm, điều hòa khí huyết  nên được dùng trong giảm sưng viêm trong bệnh đau thần kinh tọa và một số bệnh lý xương khớp khác.

Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, trong thành phần của lá ngải có chứa hoạt chất dehydro matricaria este, thuyon, cinelo – đây là những chất có khả năng giảm nhanh cơn đau nhức thần kinh khi dây thần kinh tọa bị chèn ép gây nên.

Chính vì những tác dụng dược lý như trên, cây ngải cứu được ứng dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý đau thần kinh toạ.

Xem thêm: 6 Cách chữa đau thần kinh tọa tại nhà không cần dùng thuốc

Hướng dẫn cách dùng ngải cứu trị bệnh đau thần kinh tọa

Cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu tương đối đơn giản, an toàn và không gây nhiều tác dụng phụ như khi điều trị bằng một số thuốc giảm đau, giảm viêm tây y. Bạn có thể tham khảo một số cách dùng ngải cứu trị bệnh đau thần kinh tọa sau đây:

1. Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và mật ong

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 300 gam ngải cứu
  • 2 muỗng mật ong

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu đem rửa sạch, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
  • Trộn nước cốt ngải cứu với mật ong, uống hỗn hợp trên liên tục trong 1 – 2 tuần.

2. Kết hợp ngải cứu và muối hạt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Muối hạt
  • Lá ngải cứu

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Rang muối hạt và ngải cứu cho nóng, sau đó cho vào trong một túi vải rồi chườm lên khu vực bị đau thần kinh tọa.
  • Thực thiện 2 lần mỗi ngày. Cúc tần có thể được dùng thay thế ngải cứu mà không làm ảnh hưởng đến mức độ công hiệu của bài thuốc trị bệnh.

Một số lưu ý khi chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu

Trong quá trình chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Ngải cứu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tuy vậy, người không có bệnh không nên dùng nước sắc ngải cứu uống thay trà để tránh bị ngộ độc do lạm dụng.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
  • Mẹo trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu có khả năng cải thiện triệu chứng tê bại, đau nhức mỏi do đau thần kinh tọa vừa và nhẹ, tuy nhiên, cách làm trên không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Các trường hợp đau nghiêm trọng, dữ dội nên đi thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong sinh hoạt, bệnh nhân nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện một số hoạt động thể chất như: tập thể dục, đi bộ, bơi lội… với cường độ vừa phải để cải thiện cơn đau và các triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa.
  • Stress là tác nhân khiến cho dây thần kinh trở nên căng thẳng. Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa nên có biện pháp giảm căng thẳng, áp lực lên dây thần kinh bằng cách giảm khối lượng công việc, điều chỉnh thời gian học tập vui chơi phù hợp, suy nghĩ tích cực…
  • Nếu bệnh không có biểu hiện cải thiện hoặc thậm chí chuyển biến nghiêm trọng hơn sau một thời gian điều trị, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và được chỉ định biện pháp điều trị khác phù hợp.

Bài viết vừa giới thiệu cách chữa bệnh đau thần kinh tọa bằng ngải cứu. Mặc dù không chữa được bệnh tận gốc nhưng đây được xem là giải pháp giảm đau an toàn, không gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như khi dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trên mang tính chất tổng hợp và tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, tư vấn và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

phác đồ điều trị thần kinh tọa

Phác đồ điều trị đau thần kinh tọa mới nhất từ Bộ y tế

Đau thần kinh tọa hay còn gọi là đau thần kinh hông to. Bệnh có thể được điều trị dứt điểm nếu bạn tuân thủ theo phác đồ điều trị...
Nên ngủ như thế nào khi bị đau dây thần kinh tọa?

Nên ngủ như thế nào khi bị đau dây thần kinh tọa?

Không chỉ gây đau đớn cho cơ thể mà triệu chứng đau thần kinh tọa còn làm ảnh hưởng đến...

Tìm hiểu về cấu trúc và vị trí của dây thân kinh tọa

Dây thần kinh toạ : Cấu tạo và vị trí nằm trên cơ thể

Là dây thần kinh dài nhất và có kích thước lớn nhất trong cơ thể, dây thần kinh tọa được...

Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa là liệu pháp điều trị theo y học cổ truyền. Liệu...

Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Chứng đau thần kinh tọa khi mang thai có thể khiến bạn gặp khó khăn khi đi lại cũng như...

đau thần kinh tọa và quan hệ tình dục

Đau thần kinh tọa có quan hệ được không bác sĩ?

Đau thần kinh tọa là một bệnh lý thường gặp về xương khớp ở người trên 50 tuổi. Căn bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *