6 nguyên nhân gây đau thần kinh tọa bạn cần hết sức lưu ý

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh về xương khớp rất phổ biến ở độ tuổi từ trung niên trở lên. Để có thể sớm nhận biết và ngăn ngừa bệnh, chúng ta cần hiểu về những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.

nguyên nhân gâu đau dây thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa đã khiến cho chất lượng cuộc sống của nhiều người giảm sút, nhưng nguyên nhân do đâu?

Bệnh lý đau thần kinh tọa được nhận biết bởi những cơn đau lan tỏa theo dọc đường đi của dây thần kinh tọa (nhánh từ lưng dưới qua hông, mông và xuống chân). Thông thường, cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể. Người bị đau thần kinh tọa ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị yếu chân, đi lại khó khăn và suy giảm chức năng của bàng quang, ruột.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Những nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa

Các vấn đề về bệnh lý xảy ra ở vùng lưng dưới là sẽ gây ra cơn đau thần kinh tọa. Dưới đây là 6 căn bệnh phổ biến nhất:

# Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Đĩa đệm vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng ở phần lưng dưới, giúp giảm xóc giữa các đốt sống, nâng đỡ phần thân trên và hỗ trợ các chuyển động ở lưng.

Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một hoặc nhiều đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu (trường hợp nhiều đĩa đệm thoát ra cùng lúc được gọi là thoát vị đĩa đệm đa tầng), gây áp lực chuyển hẳn sang 1 bên lưng. Thoát vị đĩa đệm chỉ xảy ra ở 2 vị trí: cổ và lưng, nhưng chủ yếu xảy ra ở vùng lưng dưới nên còn được gọi là thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu mà không rõ lý do, hoặc có thể do người bệnh đã dùng sức quá nhiều cho các hoạt động mang vác. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng xảy ra ở người từ 35-50 tuổi, là một vấn đề về xương khớp rất phổ biến.

Theo đó, hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy cảm giác đau ở lưng và lan ra phần bên dưới của cơ thể. Vì vậy mà đau thần kinh tọa được gọi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

# Thoái hóa đĩa đệm thắt lưng

Cũng như thoát vị đĩa đệm, bộ phận gặp phải vấn đề ở đây vẫn là đĩa đệm. Nhưng lúc này, đĩa đệm ở phần cột sống thắt lưng đã bị hao mòn (phần lớn là do tuổi tác).

Cụ thể, thoái hóa đĩa đệm thắt lưng xảy ra chủ yếu ở người già, gây đau đớn và làm giảm phạm vi hoạt động của lưng một cách đáng kể. Quá trình thoái hóa có thể khiến cho rễ dây thần kinh dưới và gây đau dây thần kinh tọa.

Thoái hóa đĩa đệm thắt lưng được chẩn đoán khi một đĩa đệm bị suy yếu, dẫn đến chuyển động vi mô quá mức ở cột sống và các protein gây viêm từ bên trong đĩa đệm. Ngoài ra, loãng xương và đau lưng có khả năng phát triển song song với thoái hóa cột sống và dẫn đến đau thần kinh tọa.

những nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa
Thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng là một trong những nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa bị tổn thương.

# Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra khi có một sự trượt ở các đốt sống, ví dụ như việc đốt sống L5 bị trượt về phía trước so với đốt sống S1. Hai đốt sống này vốn được kết nối với nhau ở phía sau cột sống bằng các khớp, có một dây thần kinh đi từ ống sống qua lỗ mở ở phía sau đoạn L5-S1 và chạy xuống sau mỗi chân – như một phần của dây thần kinh tọa lớn.

Sự thoái hóa của đĩa đệm, gãy xương, thân đốt sống trượt về phía trước đều có thể khiến cho dây thần kinh bị chèn ép và gây đau dây thần kinh tọa thể nặng.

# Hẹp cột sống thắt lưng

Bệnh lý hẹp cột sống thắt lưng có liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên ở cột sống, và vì vậy tương đối phổ biến ở người trên 60 tuổi. Tình trạng này xảy ra khi cột sống gặp các vấn đề sau đây:

  • Các khớp mặt mở rộng quá mức bình thường.
  • Sự phát triển quá mức của mô mềm.
  • Một đĩa đệm bị phồng lên, gây áp lực lên rễ thần kinh.

Hẹp cộng sống thắt lưng thường xảy ra đồng thời với các bệnh lý khác như viêm khớp cột sống, và ngay bản thân bệnh viêm khớp cũng đã có thể gây ra hoặc góp phần vào các triệu chứng đau dây thần kinh tọa.

Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là đau chân ngày một nhiều, làm giảm đáng kể mức độ hoạt động của bệnh nhân. Đối với từng trường hợp, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của các triệu chứng là khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng của hẹp cột sống thắt lưng thường phát triển chậm theo thời gian.

# Hội chứng Piriformis

Hội chứng Piriforms là một tình trạng trong đó cơ piriformis (nằm ở vùng mông) co thắt và gây cảm giác khó chịu. Bó cơ này cũng hoàn toàn có thể kích thích dây thần kinh tọa gần đó và gây đau, tê, ngứa ran…Đây cũng là những triệu chứng của đau thần kinh tọa.

Cơ piriformis bắt đầu ở cột sống dưới và kết nối với bề mặt trên của mỗi xương đùi, chức năng của cơ này là hỗ trợ xoay hông và xoay 2 chân ra ngoài. Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng Piriformis cho đến nay vẫn chưa được biết đến, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân được nghi ngờ, bao gồm:

  • Tình trạng co thắt hoặc kích thích cơ piriformis.
  • Các chấn thương.
  • Sưng cơ piriformis.
  • Chảy máu trong khu vực cơ piriformis.

Bất cứ sự xuất hiện hoặc kết hợp nào của vấn đề trên cũng đều có thể ảnh hưởng đến cơ piriformis và gây đau mông, đồng thời tác động đáng kể đến dây thần kinh tọa bên cạnh.

đau dây thần kinh tọa do nguyên nhân nào
Hội chứng Piriforms khiến cho bạn tăng nguy cơ bị đau thần kinh tọa.

# Rối loạn chức năng khớp S1

Rối loạn chức năng ở khớp S1 (còn gọi là khớp sacroiliac) đôi khi có thể gây ra đau lưng hoặc đau bàn chân. Đau chân do rối loạn chức năng khớp S1 ít có sự khác biệt với đau dây thần kinh tọa.

Trong rất nhiều năm, khớp sacroiliac bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra những cơn đau thắt lưng và đau chân. Tuy nhiên, sự phát triển của y học đã chứng minh được rằng khớp này chỉ chịu trách nhiệm cho 15-30% các trường hợp đau lưng dưới.

Khớp S1 nối xương hông và xương cùng, chức năng chính của khớp này là hấp thụ chấn động đến từ phần thân trên của xương chậu. Các khớp sacroiliac thường rất ít chuyển động, nhưng những chuyển động nhỏ ở khớp sẽ giúp giảm xóc và uốn cong về phía trước/sau. Khớp được củng cố bởi dây chằng mạnh bao quanh nó, một trong số đó kéo dài xuống phía xương chậu.

Chính vì vậy mà những tổn thương ở khớp S1 sẽ rất có khả năng dẫn đến đau thần kinh tọa. Mức độ nặng nhẹ của bệnh còn tùy thuộc vào độ lành lặn của khớp.

Bên cạnh những vấn đề về bệnh lý, chúng ta cũng có thể bị đau thần kinh tọa bởi những nguyên nhân phát sinh trong sinh hoạt như:

  • Thường xuyên đi giày cao gót.
  • Để ví trong túi quần sau.
  • Căng thẳng kéo dài.
  • Có thói quen mặc quần bò và quần lót quá chật.
  • Thừa cân.
  • Cơ thể thay đổi quá nhiều khi mang thai.
  • Mô sẹo ở cột sống.
  • Nhiễm trùng.
  • Chấn thương dẫn đến gãy xương cột sống.

Trên đây là 6 nguyên nhân phổ biến nhất về bệnh lý gây ra đau thần kinh tọa mà bạn cần lưu ý. Mọi thắc mắc phát sinh, vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp, thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên về điều trị bệnh.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]
Sữa tỏi chữa trị bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa đau thần kinh tọa bằng sữa tỏi

Người bị đau thần kinh tọa thường phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng rất nhiều đến những hoạt động hằng ngày và chất lượng cuộc...
Điều trị đau thần kinh tọa bằng tây y bao gồm các phương pháp nào?

Những phương pháp điều trị đau thần kinh tọa bằng tây y

Điều trị đau thần kinh tọa bằng tây y bao gồm các phương pháp như dùng thuốc tây, phẫu thuật......

Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Đau thần kinh tọa còn có tên gọi khác là đau thần kinh hông to. Bệnh lý này được biểu...

8 bài thuốc đông y chữa đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa được gây ra bởi sự chèn ép lên dây thần kinh, là cơn đau từ lưng...

Khám đau thần kinh tọa ở đâu tốt và uy tín?

Bệnh đau thần kinh tọa gây ra những cơn đau kéo dài dai dẳng ảnh hưởng rất lớn đến chất...

Sữa tỏi chữa trị bệnh đau thần kinh tọa hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa đau thần kinh tọa bằng sữa tỏi

Người bị đau thần kinh tọa thường phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng rất nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.