Vùng da quanh miệng bị đỏ và rát là dấu hiệu của bệnh gì?
Dấu hiệu đỏ rát quanh miệng là một trong những triệu chứng cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, gây ra nhiều khó chịu.
Nguyên nhân khiến vùng da quanh miệng đỏ rát
Có khá nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng đỏ rát vùng da quanh miệng. Những nguyên nhân này thường xoay quanh các rối loạn bên trong cơ thể, các yếu tố bên ngoài tiếp xúc với da thường xuyên:
1. Ảnh hưởng trong thời kỳ mãn kinh
Giai đoạn 3 năm trước khi mãn kinh và vài năm sau khi mạn kinh là quãng thời gian da dễ gặp phải nhiều rối loạn không mong muốn. Đây là thời điểm nhiều hormoon trong cơ thể suy giảm thất thường. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất là tình trạng đỏ rát tại vùng da quanh miệng. Hiếm khi vùng da quanh miệng đỏ rát gặp phải ở độ tuổi dưới 30 tuổi. Tình trạng tổn thương da trong thời kỳ mãn kinh có thể tiến triển trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều năm sau khi mạn kinh tùy theo cơ địa của từng người.
Biện pháp xử trí:
Những ảnh hưởng trên da trong thời kỳ mãn kinh thường là tạm thời, không kéo dài. Khi có các triệu chứng bất thường ngoài da, bệnh nhân cần thăm khám sớm để có những biện pháp xử trí phù hợp cho từng trường hợp.
2. Tình trạng nhiễm nấm ngoài da
Nấm da là một trong những nguyên nhân gây thương tổn cho nhiều vùng da, vùng da quanh miệng cũng không ngoại lệ. Tình trạng nấm quanh miệng đa số là nhiễm nấm candida, ngoài dấu hiệu ửng đỏ, rát quanh miệng, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu đốm trắng quanh lưỡi và cổ họng. Các triệu chứng sưng đau quanh miệng cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân nhiễm nấm.
Biện pháp xử trí:
Những trường hợp nhiễm nấm trong khoang miệng và xung quanh miệng cần phải thăm khám sớm để có biện pháp điều trị phù hợp, dứt điểm, tránh tình trạng nấm miệng tái đi tái lại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ.
3. Rối loạn về nội tiết
Tình trạng rối loạn nội tiết có thể xảy ra tạm thời trong một số thời điểm như dậy thì, giai đoạn mang thai. Ngoài ra, tình trạng rối loạn nội tiết còn có thể gặp phải ở những bệnh nhân mắc các bệnh như tiểu đường, suy tuyến giáp, các bệnh về gan, mật,… Bệnh lý về nội tiết có thể dẫn đến tình trạng ăn uống không ngon miệng, khô miệng, vùng da quanh miệng khó chịu, đỏ rát.
Biện pháp xử trí:
Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn nội tiết mà bệnh nhân cần thăm khám và điều trị theo hướng thích hợp. Đối với một số tình trạng rối loạn nội tiết trong thai kỳ hay giai đoạn dậy thì thường diễn ra tạm thời trong thời gian ngắn, một số trường hợp có thể không cần điều trị.
4. Tình trạng khô miệng
Khô miệng là một trong những vấn đề rất dễ gặp phải trong cuộc sống. Thông thường, khô miệng có thể xuất hiện do nhiều yếu tố như thời tiết thay đổi, thiếu nước, chăm sóc da không đúng cách, thói quen liếm môi,… Tình trạng khô miệng nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng bong tróc ngoài da.
Biện pháp xử trí:
Khô miệng có thể được xử trí bằng các biện pháp như bổ sung nước, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa khô da, các biện pháp dưỡng ẩm, từ bỏ thói quen liếm môi.
5. Các vấn đề về dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến da. Người bị thiếu các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn như thiếu vitamin B, nhất là B12, thiếu folat, thiamin,… có thể dẫn đến tình trạng khô da. Điều này có thể kéo theo cảm giác khó chịu, đỏ rát quanh vùng miệng, môi,… kèm theo ngứa ngáy, khó chịu.
Biện pháp xử trí:
Để cải thiện tình trạng đỏ rát vùng da quanh miệng, bệnh nhân cần chú ý bổ sung các loại rau xanh, trái cây, song song với các loại thịt,… để giúp cải thiện nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
6. Dị ứng thực phẩm
Đỏ rát quanh miệng cũng có thể là một trong những dấu hiệu dị ứng thực phẩm. Thông thường những trường hợp dị ứng thực phẩm sẽ bắt đầu xuất hiện sau khi ăn từ 15 – 20 phút sau bữa ăn. Ngoài các triệu chứng đỏ rát quanh miệng, bệnh nhân cũng thường xuất hiện kèm theo cảm giác sưng môi, ngứa ngáy. Một số trường hợp nặng còn có thể khó thở, sốc.
Dị ứng thực phẩm có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Những nhóm thực phẩm thường có tỉ lệ dị ứng cao nhất gồm có: các loại thịt, một số loại hải sản, các loại đậu, hạt, một số loại rau xanh, một số loại gia vị,…
Biện pháp xử trí:
Những trường hợp dị ứng với thực phẩm cần chú ý điều chỉnh thực đơn hằng ngày, tránh các loại thực phẩm mà mình đã có tiền sử kích ứng, dị ứng da. Khi bùng phát các triệu chứng, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng các loại thuốc chống dị ứng phù hợp.
7. Ảnh hưởng của các loại thuốc
Các loại thuốc điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị cao huyết áp, một số loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Khi xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn như ngứa ngáy, ửng đỏ ngoài da quanh miệng.
Biện pháp xử trí:
Bệnh nhân phát hiện những tác dụng phụ của thuốc trong thời gian sử dụng cần ngưng và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp, có thể thay đổi thuốc khác hoặc ngưng thuốc hẳn để tránh nguy cơ bị kích ứng da.
8. Vệ sinh miệng không đúng cách
Vệ sinh miệng không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng kích ứng, ngứa ngáy ngoài da. Những trường hợp kích ứng, ửng đỏ và ngứa quanh miệng do vệ sinh không đúng cách thường có 3 dạng phổ biến, bao gồm:
- Vệ sinh kém, làm cho vi khuẩn gia tăng trong khoang miệng và bề mặt da quanh miệng.
- Vệ sinh răng miệng quá mức cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn. Đặc biệt là lạm dụng nước súc miệng quả mức có thể khiến cho vùng miệng, môi và vùng da quanh miệng bỏng rát.
Biện pháp xử trí:
Để hạn chế ngứa, ửng đỏ quanh miệng, cần chú ý vệ sinh răng miệng khoa học, phù hợp. Không nên lạm dụng các biện pháp vệ sinh răng miệng quá mức để tránh gặp phải những kích ứng trong khoang miệng, quanh vùng miệng.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, chỉ định và hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!