Bệnh viêm da cơ địa dị ứng là bệnh gì, có lây không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da cơ địa dị ứng là một bệnh viêm da mãn tính, nguyên nhân khiến da bị sưng, đỏ và ngứa ngáy. Trẻ em là đối tượng thường bị mắc bệnh này nhất. 

bệnh viêm da cơ địa dị ứng
Bệnh viêm da cơ địa dị ứng là một bệnh viêm da mãn tính, chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Bệnh viêm da cơ địa dị ứng là gì?

Viêm da cơ địa dị ứng là một dạng bệnh chàm nghiêm trọng, đặc trưng với tình trạng da bị đỏ, sưng, nứt nẻ và ngứa. Mặc dù bệnh có thể xuất hiện ở tất cả mọi người nhưng xảy ra phổ biến ở trẻ em. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ tăng lên theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa dị ứng

Nguyên nhân gây bệnh không được biết đến, nhưng nhiều người cho rằng nó liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường.

  • Yếu tố di truyền: nhiều người bị viêm da cơ địa dị ứng có tiền sử gia đình bị một loại dị ứng như hen suyễn, dị ứng thực phẩm, viêm da dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng. Khoảng 30% những người bệnh có đột biến gen sản xuất filaggrin, làm tăng nguy cơ khởi phát sớm viêm da cơ địa dị ứng hoặc hen suyễn.
  • Giả thuyết vệ sinh: nhiều giả thuyết cho rằng trẻ em vệ sin kém có nguy cơ bị viêm da cơ địa dị ứng thấp hơn những đứa khác. Bởi những đứa trẻ vệ sinh kém được tiếp xúc với các chất gây dị ứng từ nhỏ, giúp hệ thống miễn dịch có khả năng chịu đựng tốt hơn. Trong khi những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường vệ sinh tốt ít khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, đến khi tiếp xúc thường sẽ xảy ra phản ứng dị ứng.
  • Dị ứng: các chất gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, thực phẩm là những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa dị ứng.
  • Staphylococcus aureus: vi khuẩn này thường được tìm thấy ở những người bị viêm da cơ địa dị ứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn này khai thác những bất thường trong hàng rào bảo vệ da để xâm nhập và kích hoạt cytokine – một yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa dị ứng.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như:

  • Gãi
  • Mồ hôi
  • Thời tiết lạnh, khô
  • Nhiệt độ cao
  • Căng thẳng
  • Hóa chất trong tấy rửa

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa dị ứng

Các triệu chứng viêm da cơ địa dị ứng khác nhau ở mỗi người, những biểu hiện phổ biến nhất bao gồm:

  • Da khô
  • Ngứa, có thể ngứa dữ dội (đặc biệt vào ban đêm)
  • Những mảng da đỏ hoặc xám, thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, ngực trên, mí mắt, cổ tay,…
  • Các vết sưng, nổi lên trên da, có thể rò rỉ chất lỏng và tróc vẩy khi vùng da này bị tổn thương
  • Da dày, nứt nẻ, bong vẩy
  • Da khô, nhạy cảm do trầy xước

Viêm da cơ địa dị ứng thường xuất hiện trước 5 tuổi và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Ở một số người, nó bùng phát rồi biến mất trong một khoảng thời gian, có khi đến vài năm sau đó tái phát trở lại.

Biến chứng của bệnh viêm da cơ địa dị ứng

Viêm da cơ địa dị ứng có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Hen suyễn và viêm mũi dị ứng: hơn 50% trẻ em bị viêm da cơ địa dị ứng phát triển thành hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng vào tuổi 13.
  • Ngứa mãn tính, da có vẩy: viêm da cơ địa dị ứng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm da thần kinh (bệnh liken phẳng), đặc trưng với những mảng da ngứa mãn kính. Khi bạn gãi, triệu chứng ngứa sẽ càng dữ dội hơn. Biến chứng này có thể dẫn đến tình trạng da đổi màu, dày và sạm.
  • Nhiễm trùng da: những vết nứt, loét da do gãi dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus,…
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ: ngứa ngáy khiến nhiều người không thể ngủ được.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy thăm khám và điều trị với bác sĩ nếu:

  • Ngứa ngáy ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc các hoạt động trong cuộc sống
  • Bị nhiễm trùng da, đặc trưng với những mảng da đỏ, có mủ
  • Đau, sưng hoặc nóng rát ở khu vực bị tổn thương
  • Sốt
  • Chảy dịch
triệu chứng bệnh viêm da cơ địa dị ứng
Ngứa ngáy là một trong những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da cơ địa dị ứng

Bệnh viêm da cơ địa dị ứng có lây không?

Viêm da cơ địa dị ứng không phải là một bệnh truyền nhiễm, do đó nó không thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị nhiễm trùng thứ phát do Staphylococcus, virus herpes, nấm men có thể truyền nhiễm khi tiếp xúc.

Điều trị bệnh viêm da cơ địa dị ứng

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe, xem xét tiền sử bệnh hoặc có thể thực hiện các cuộc xét nghiệm chất gây dị ứng để loại trừ các nguyên nhân khác.

Sau khi xác định nguyên nhân là viêm da cơ địa dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định những biện pháp điều trị dưới đây:

+ Thuốc

  • Kem kiểm soát ngứa và phục hồi da: bác sĩ sẽ thường kê loại kem/thuốc mỡ corticosteroid hoặc kem/thuốc khác có chứa chất ức chế calcineurin như tacrolimus (Protopic) và pimecrolimus (Elidel)
  • Thuốc chống nhiễm trùng: nếu da của bạn bị nhiễm khuẩn, có vết thương hở hoặc vết nứt, các bác sĩ sẽ kê một loại kem kháng sinh bôi ngoài da. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống.
  • Thuốc uống kiểm soát viêm: đối với những trường hợp viêm da cơ địa dị ứng nặng, bác sĩ sẽ kê thêm corticosteroid đường uống như prednisone. Tuy nhiên, chỉ sử dụng thuốc này trong thời gian ngắn vì nó có thể gây nên tác dụng phụ nghiêm trọng.

+ Liệu pháp ánh sáng

Trong trường hợp người bệnh không thuyên giảm hoặc không đáp ứng với những biện pháp điều trị khác, người đó sẽ được chỉ định điều trị liệu pháp ánh sáng. Các dạng quang trị liệu này bao gồm tia cực tím nhân tạo A (UVA) và tia cực tím băng hẹp B (UVB) một mình hoặc với thuốc.

+ Lối sống

Để giúp giảm ngứa và làm dịu da bị viêm, người bệnh nên có các biện pháp chăm sóc tại nhà như:

  • Nên giữ ẩm cho làn da ít nhất 2 lần/ngày với những loại kem, thuốc mỡ phù hợp
  • Thoa kem chống ngứa như kem hydrocortisone không cần kê toa vào vùng da bị ảnh hưởng để làm giảm ngứa tạm thời
  • Dùng một số loại thuốc chống ngứa và chống dị ứng như cetirizine (Zyrtec) hoặc fexofenadine (Allegra). Nếu bị ngứa nặng, bạn cũng có thể sử dụng diphenhydramine (Benadryl)
  • Thay vì gãi hãy thử ấn lên da
  • Không khí nóng và khô có thể khiến triệu chứng ngứa thêm trầm trọng do đó hãy sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà
  • Quản lý căng thẳng và lo lắng có thể giúp làm giảm các triệu chứng
điều trị bệnh viêm da cơ địa dị ứng
Bổ sung độ ẩm cho da là một cách để điều trị và ngăn ngừa viêm da cơ địa dị ứng

Phòng ngừa viêm da cơ địa dị ứng

Để ngăn ngừa viêm da cơ địa dị ứng, người bệnh hãy:

  • Giữ độ ẩm cho làn da bằng các sản phẩm kem, thuốc mỡ 2 lần/ngày
  • Xác định và tránh những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, căng thẳng, mồ hôi,…
  • Tắm với nước ấm trong khoảng 10-15 phút, không nên tắm quá lâu hoặc tắm với nước nóng
  • Chỉ sử dụng những loại xà phòng nhẹ nhàng, không chứa chất tẩy rửa mạnh hoặc có mùi thơm
  • Sau khi tắm hãy nhẹ nhàng lau khô người và thoa kem dưỡng ẩm

Trên đây là những điều mà bạn nên biết về bệnh viêm da cơ địa đị ứng, đặc biệt là vấn đề bệnh viêm da cơ địa có lây không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh, hãy hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Xem thêm

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa thường được chỉ định để xác định mức độ...

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ tại nhà

Trong dân gian, chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ là phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng...

Lá trầu không có chữa được viêm da cơ địa không?

Nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, lá trầu không có khả năng điều trị nhiều bệnh ngoài da nguy...

Kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa & cách dùng

Ngoài tác dụng cung cấp độ ẩm, giúp làm mềm da, một số loại kem dưỡng ẩm cho người bị...

Bài thuốc từ lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa

Lá đơn đỏ (đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn tía...) là thảo dược được dùng để trị nhiều bệnh....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.