Bị ngứa vùng da quanh mắt có phải mắc bệnh nguy hiểm?

Khi bị ngứa vùng da quanh mắt, nhiều người thường lo lắng đây có thể là bệnh nguy hiểm. Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi đã có sự trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh và được bác sĩ chia sẻ về tình trạng này như sau.

ngứa vùng da quanh mắt
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn ngứa vùng da quanh mắt

Nguyên nhân ngứa vùng da quanh mắt

Ngứa vùng quanh mắt là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân gây ngứa ngáy ở vùng da này, đó có thể là bệnh nhẹ ngoài da dễ dàng được điều trị nhưng cũng có thể là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.

1. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi bạn tiếp xúc với một yếu tố bên ngoài rồi gây ra phản ứng dị ứng hoặc kích ứng. Khu vực xung quanh mắt dễ bị viêm da tiếp xúc do da mỏng và thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại hóa chất. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên mắt. Một số triệu chứng của viêm da tiếp xúc quanh mắt gồm:

  • Đỏ
  • Ngứa
  • Da dày hoặc có vảy
  • Nóng rát

Ngứa vùng da quanh mắt do viêm da tiếp xúc có thể bị gây ra bởi:

  • Sản phẩm tắm, rửa
  • Kem dưỡng da, các loại kem dưỡng ẩm
  • Kem chống nắng
  • Thuốc nhỏ mắt
  • Bụi bặm
  • Sản phẩm trang điểm
  • Nhiệt độ nóng, lạnh
  • Da thiếu độ ẩm

Vùng da quanh mắt có thể tiếp xúc với chất gây dị ứng ngay cả khi bạn không bôi chúng gần mất. Phần lớn là do bàn tay của bạn không được rửa sạch sau đó chạm lên vùng da này.

2. Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là một tình trạng da khác gây ngứa vùng da quanh mắt. Theo nghiên cứu, khoảng 15% những người bị viêm da dị ứng có triệu chứng xuất hiện trên mí mắt. Triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Đỏ
  • Phát ban
  • Có vảy
  • Ngứa

Viêm da dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em, người lớn vẫn có nhiều nguy cơ nhưng tỷ lệ thấp hơn. Di truyền, yếu tố môi trường và hệ thống miễn dịch là những lý do gây nên viêm da dị ứng.

3. Viêm bờ mi

Một nguyên nhân gây ngứa vùng da quanh mắt phổ biến nhất là do viêm bờ mi. Tình trạng này không chỉ khiến bạn bị ngứa mà còn kèm theo các triệu chứng như:

  • Sưng
  • Bong tróc da
  • Chảy nước mắt
  • Nhạy sáng
  • Mờ mắt
  • Rụng lông mi

Có nhiều nguyên nhân gây viêm bờ mi, thường có liên quan đến phản ứng dị ứng với mỹ phẩm, nhiễm khuẩn, tác dụng phụ của thuốc, một tuyến dầu bị hư,….

4. Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng trong và xung quanh mắt. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng ngoài da hoặc xâm nhập vào sâu các mô và máu. Một số triệu chứng của viêm mô tế bào gồm:

  • Đỏ
  • Đau đớn
  • Sưng
  • Ngứa
  • Mắt lồi, khó nhìn
  • Sốt

Nguyên nhân gây viêm mô tế bào quanh mắt là:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm xoang
  • Chấn thương
  • Vết côn trùng cắn
  • Bệnh chàm, chốc lở
  • Phẫu thuật

Bị ngứa vùng da quanh mắt có thể là do viêm mô tế bào. Mặc dù đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng nó khá nghiêm trọng, vì vậy bạn nên thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt.

5. Những nguyên nhân khác

Viêm da tiết bã chủ yếu ảnh hưởng đến vùng da đầu nhưng thực chất nó có thể phát triển ở tất cả vùng da nhờn trên toàn bộ cơ thể, chẳng hạn như mặt, lưng, ngực. Do đó, viêm da tiết bã có thể là nguyên nhân gây ngứa ngáy ở vùng da quanh mắt.

Lupus ban đỏ cũng có thể khiến vùng da quanh mắt bị ngứa. Những đợt ngứa bùng phát được phân biệt với phản ứng dị ứng nhờ các triệu chứng đi kèm như giảm cân, sốt, mệt mỏi, đổ mồ hôi, đau cơ và đau khớp.

điều trị ngứa vùng da quanh mắt
Để xác định đúng nguyên nhân gây ngứa vùng da quanh mắt, bạn nên thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị ngứa vùng quanh mắt

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ngứa vùng da quanh mắt, bao gồm:

  • Tuổi tác
  • Di truyền
  • Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ
  • Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với chất gây kích ứng như mỹ phẩm, xây dựng,…
  • Một số loại thuốc như thuốc ức chế neomycin hoặc beta
  • Bị sốt, hen suyễn hoặc tình trạng da khác như bệnh vẩy nến, chàm

Điều trị khi bị ngứa vùng da quanh mắt

Mỗi nguyên nhân gây ngứa vùng da quanh mắt có phương pháp điều trị khác nhau. Tốt nhất, khi nhận thấy triệu chứng người bệnh nên đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

1. Điều trị viêm da tiếp xúc

Để hết ngứa vùng da quanh mắt do viêm da tiếp xúc, người bệnh hãy thăm khám với bác sĩ. Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc sẽ tự biến mất khi không còn tiếp xúc với chất gây dị ứng. Cụ thể, sẽ được khuyên nên:

  • Tránh làm trầy xước vùng da bị bệnh, vì gãi có thể kích ứng tồi tệ hơn hoặc gây nhiễm trùng da
  • Làm sạch da bằng xà phòng nhẹ hoặc nước ấm để loại bỏ chất gây kích ứng
  • Ngừng sử dụng những sản phẩm có thể gây kích ứng

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để giảm ngứa quanh mắt như:

  • Phương pháp điều trị chống ngứa tại chỗ như kem dưỡng da calamine hoặc kem hydrocortison (Cortisone-10).
  • Thuốc kháng histamin như diphenhydramine để giảm ngứa và giảm phản ứng dị ứng của bạn.
  • Một loại kem steroid mạnh hơn nếu các phương pháp điều trị trên không làm dịu làn da của bạn.

2. Điều trị viêm da dị ứng

Không có cách chữa viêm da dị ứng, các phương pháp điều trị chỉ giúp giảm ngứa và khó chịu ở vùng da quanh mắt.  Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng:

  • Steroid tại chỗ
  • Thuốc ức chế calcineurin là Protopic (tacrolimus) và Elidel (pimecrolimus)
  • Thuốc kháng histamin đường uống như enadryl (diphenhydramine) hoặc Atarax (hydroxyzine)
  • Kháng sinh đường uống như Duricef (cefadroxil) hoặc Keflex (cephalexin)
  • Steroid đường uống như prednison, prednison và medrol
  • Thuốc ức chế Leukotriene như Singulair (montelukast) hoặc Accolate (zafirlukast)
  • Các loại thuốc ức chế miễn dịch khác như Cyclosporine, Methotrexate, Azothiaprine

Tìm hiểu thêm: Những cách chữa viêm da dị ứng phổ biến hiện nay

3. Điều trị viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào cần được điều trị y tế ngay lập tức, bởi đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Để điều trị, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống khoảng 10 đến 21 ngày. Thời gian sử dụng thuốc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Trong hầu hết các trường hợp viêm mô tế bào sẽ được cải thiện trong khoảng một vài ngày và hết trong khoảng 7 đến 10 ngày. Nhưng bệnh có thể kéo dài hơn do nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là khi bạn mắc một bệnh mãn tính hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu.

4. Viêm bờ mi

Để điều trị viêm bờ mi, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác như:

  • Điều trị bằng steroid như thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ để giảm viêm. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc nhỏ mắt bôi trơn để ngăn chặn kích ứng gây ra bởi khô mắt.
  • Kháng sinh như thuốc viên, thuốc mỡ,…để điều trị hiệu quả nhiễm trùng mí mắt.

Trên đây là những giải đáp xung quanh tình trạng bị ngứa vùng da quanh mắt. Nếu có bất cứ triệu chứng hay thắc mắc nào, người bệnh hãy thăm khám trực tiếp với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

6 bệnh da liễu thường gặp và phương pháp điều trị phù hợp

Bệnh da liễu là tình trạng bề mặt da bị kích ứng hoặc viêm. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do tắc nghẽ lỗ nang lông, phản ứng dị...

8 cách trị ngứa tại nhà giúp bạn giảm ngứa nhanh chóng

Theo các chuyên gia da liễu, những người bị ngứa da thường xuyên bị mất ngủ, trầm cảm và hay...

7 cách trị gàu tại nhà nhanh nhất - Đơn giản, hiệu quả

7 cách trị gàu tại nhà nhanh nhất – Đơn giản, hiệu quả

Một số cách trị gàu tại nhà có thể kể đến như sử dụng chanh, muối, dầu dừa, bia,...là các...

Ăn cua bị dị ứng: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý?

Dị ứng cua là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ em, người có cơ địa quá mẫn hoặc có...

Hói đầu là gì? Nguyên nhân và thông tin cần biết

Hói đầu là một bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng tóc rụng nhiều, tình trạng rụng tóc không cân...

Các biến chứng của bệnh vảy nến

Các biến chứng vảy nến có thể gặp khi bệnh trở nặng

Các biến chứng do bệnh vảy nến gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *