Viêm họng xuất tiết: Những điều bạn nên biết về căn bệnh này

Viêm họng xuất tiết thường bắt đầu bằng hiện tượng hắt hơi, chảy nước mũi, viêm họng và xuất hiện dịch nhầy, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Viêm họng xuất tiết thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về tai mũi họng và gây cản trở trong suốt quá trình điều trị.

Tổng quan về bệnh viêm họng xuất tiết
Viêm họng xuất tiết là bệnh lý phổ biến thường gặp khi thời tiết thay đổi thất thường

Viêm họng xuất tiết và một số vấn đề cần biết

Viêm họng xuất tiết thực chất là một dạng của viêm họng do các nhiễm trùng đường hô hấp gây ra. Viêm họng xuất tiết nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm họng mạn tính và gây khó khăn cho việc điều trị.

1. Viêm họng xuất tiết là gì?

Hiệp hội AOA cho biết, viêm họng xuất tiết là hiện tượng họng bị viêm có xuất hiện dịch nhầy trong mũi và cổ họng. Đây là một dạng bệnh lý phổ biến, thường gặp ở mọi đối tượng khác nhau khi thời tiết thay đổi thất thường.

Thông thường, viêm họng xuất tiết thường xảy ra với 2 trường hợp đó là:

  • Viêm mũi xuất tiết mãn tính: Niêm mạc mũi của bệnh nhân phù nề và có biểu hiện xung huyết. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra một số biểu hiện khác như nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở, ù tai, ngủ không sâu giấc và nghiêm trọng hơn là hiện tượng tụ máu ở ngoài cuống mũi.
  • Viêm mũi xoang xuất tiết: Gây viêm sưng tại lớp niêm mạc mũi và hốc xoang. Bệnh biểu hiện rất rõ ràng như nghẹt mũi, chảy dịch, đau rát cổ họng, chảy dịch xuống cổ họng hoặc ra ngoài,… Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện suy giảm thính lực nếu mắc chứng xoang trán.

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm họng xuất tiết

Cũng tương tự như các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác, viêm họng xuất tiết thường bắt đầu từ các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm,… Ngoài ra, bệnh cũng có khả năng phát triển bởi một số tác nhân khác như là:

– Hệ miễn dịch suy giảm: Trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và sau sinh là những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này do hệ thống miễn dịch thường xuyên bị biến đổi. Viêm họng xuất tiết do hệ miễn dịch suy giảm thường có biểu hiện cấp tính và có thể khắc phục triệt để nếu phát hiện sớm.

– Tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng: Các tác nhân như khói bụi, phấn hoa, lông động vật là một trong số những nguyên nhân hình thành chứng viêm họng xuất tiết.

– Môi trường sống: Bệnh nhân sống trong môi trường ẩm thấp, ô nhiễm hoặc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và kích ứng trong khoang mũi hoặc vòm họng.

– Thời tiết khí hậu: Thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết chuyển biến đột ngột từ nóng sang lạnh cũng là những nguy cơ hàng đầu gây nên chứng viêm họng xuất tiết. Bởi vì lúc này cơ thể chưa kịp thích ứng với thời tiết, điều này làm cho hệ miễn dịch bị rối loạn.

– Nhiễm khuẩn: Viêm họng xuất tiết do nhiễm khuẩn phổ biến nhất đó là viêm họng liên cầu nhóm A hoặc cũng có thể xuất phát từ một số tác nhân hiếm gặp như do chlamydia, corynebacterium hoặc bệnh lậu,…

3. Dấu hiệu nhận biết viêm họng xuất tiết

Dấu hiệu để nhận biết chứng viêm họng xuất tiết khi thăm khám đó là: niêm mạc họng phù nề, tấy đỏ, xuất tiết, nhiều trường hợp còn có biểu hiện sưng to, có mủ trắng ở amidan. Ngoài ra, bệnh còn có một số dấu hiệu đặc trưng như sau:

Triệu chứng viêm họng xuất tiết
Triệu chứng viêm họng xuất tiết thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về tai mũi họng

– Họng sưng, đau: Thời điểm bệnh khởi phát, bệnh nhân thường bị hắt xì, cổ họng khô rát và khát nước thường xuyên. Cơn đau họng tăng lên khi bệnh nhân nuốt nước bọt, ăn uống và thậm chí đau cả khi nói. Một số trường hợp, bệnh nhân còn có cảm giác đau tai, ho khan, khàn giọng, mất giọng, ngạt mũi,…

– Niêm mạc họng tấy đỏ, viêm sưng: Bệnh nhân bị viêm họng xuất tiết thường gặp phải tình trạng viêm sưng niêm mạc tại một số vị trí như amidan, trụ trước, trụ sau, màng hầu, thành sau,… Triệu chứng sưng viêm khiến bệnh nhân vô cùng khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp.

Ngoài các triệu chứng điển hình trên đây, bệnh nhân bị viêm họng xuất tiết còn thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, đau nhức toàn thân, sốt cao trên 39 – 40 độ, chán ăn, ngủ không ngon giấc. Viêm họng xuất tiết kéo dài hoặc tái phát nhiều lần gây nguy cơ suy nhược cơ thể do thiếu hụt dinh dưỡng và suy giảm chất lượng cuộc sống.

Bệnh viêm họng xuất tiết do thay đổi thời tiết thường kéo dài khoảng 3-4 ngày và nhanh chóng suy yếu đối với người có đề kháng tốt. Đối với người có đề kháng kém, bệnh có chiều hướng thay đổi phức tạp và khó điều trị dứt điểm.

4. Khi nào bệnh nhân viêm họng xuất tiết nên gặp bác sĩ?

Hầu hết, các trường hợp viêm họng đều được cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ đầu ngành khuyến khích bệnh nhân nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ khi:

  • Triệu chứng viêm đau họng kéo dài hơn 1 tuần.
  • Các hạch bạch huyết bị sưng.
  • Xuất hiện ban đỏ.
  • Các triệu chứng viêm họng không được cải thiện, kể cả khi bạn sử dụng kháng sinh.
  • Viêm họng tái phát sau hoàn thành quá trình điều trị bằng kháng sinh.
  • Có mùi hôi trong khoang miệng dai dẳng.

5. Điều trị viêm họng xuất tiết như thế nào?

Nếu xác định được nguyên nhân gây viêm họng do virus, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện như:

  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước ấm/ngày, để tránh tình trạng mất nước.
  • Sử dụng thức ăn loãng, mềm và còn ấm.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.
  • Vệ sinh răng miệng bằng nước muối pha loãng.
  • Nằm nghỉ ngơi cho đến khi thấy cổ họng dễ chịu hơn.

Để cải thiện các triệu chứng viêm họng, sốt nhẹ bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như ibuprofen (Advil), acetaminophen (Tylenol) hoặc viên ngậm giảm đau họng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể tham khảo một số thảo dược thiên nhiên để cải thiện như:

  • Kim ngân hoa
  • Rễ thục quỳ
  • Cam thảo
  • Hiền nhân
  • Cây du trơn

Nếu tình trạng viêm họng xuất tiết không có biểu hiện cải thiện, bệnh nhân nên đến bệnh viện sớm để được khám và hướng dẫn điều trị phù hợp. Dựa vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể kê toa kháng sinh amoxicillin hoặc penicillin. Bác sĩ kê đơn có thể đề nghị phẫu thuật cắt amidan nếu:

  • Bệnh nhân có biểu hiện áp xe amidan hoặc amidan không đáp ứng với thoát nước.
  • Amidan có mùi hôi dai dẳng, không có phản ứng với kháng sinh.
  • Viêm họng kéo dài và thường xuyên tái phát.

Tuy nhiên, phẫu thuật cắt amidan là biện pháp cuối cùng để điều trị viêm họng. Để điều trị viêm họng tốt nhất, bệnh nhân nên giữ vệ sinh răng miệng và thăm khám theo định kỳ.

Điều trị viêm họng xuất tiết
Điều trị viêm họng xuất tiết cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ

ĐỌC NGAY: 10+ cách chữa viêm họng hạt tại nhà đơn giản, nhanh nhất

6. Phòng ngừa viêm họng xuất tiết

Bệnh viêm họng xuất tiết cây cản trở đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. Để hạn chế những tác động của bệnh, mỗi người nên biết cách ngăn ngừa và phòng chống viêm họng, cụ thể như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày.
  • Dùng nước muối loãng để súc họng hàng ngày.
  • Dùng khẩu trang khi ra đường để ngăn ngừa bụi bẩn, chất kích ứng.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
  • Hình thành thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Thăm khám chuyên khoa Tai mũi họng theo định kỳ.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm họng xuất tiết mà bạn đọc có thể tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ.

THAM KHẢO THÊM

Bệnh viêm họng kéo dài nhiều ngày coi chừng căn bệnh nguy hiểm

Viêm họng có thể gây cảm giác đau, khó chịu, khàn giọng và nóng rát khi nuốt. Bệnh thường tái...

Chữa viêm họng bằng cây nhọ nồi (cỏ mực) bạn nên thử

Cây nhọ nồi là một loại cây bụi thường được dân gian bào chế thành thuốc để chữa một số...

Viêm họng gây hôi miệng và cách xử lý đơn giản

Hôi miệng khi bị viêm họng là vấn đề nhiều người mắc phải. Hơi thở có mùi khó chịu khiến...

Thông tin về bệnh viêm họng hạt và cách điều trị

Bệnh viêm họng hạt là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm họng hạt là tình trạng lớp niêm mạc họng bị viêm nhiễm trong thời gian dài và tái phát...

Dùng cây lược vàng chữa viêm họng đúng cách

Từ giờ, các cơn đau rát, khàn tiếng, khó nuốt sẽ không còn cơ hội để làm phiền bạn khi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *