10+ cách chữa viêm họng hạt tại nhà nhanh nhất bằng mẹo

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị y tế, người bệnh có thể đưa một số cách chữa viêm họng hạt tại nhà vào quá trình điều trị bệnh để kiểm soát triệu chứng. Đồng thời phòng ngừa bệnh viêm họng hạt phát triển theo chiều hướng xấu.

10+ cách chữa viêm họng hạt tại nhà nhanh nhất bằng mẹo
Hướng dẫn 10+ cách chữa viêm họng hạt tại nhà nhanh nhất bằng mẹo

Hướng dẫn 10+ cách chữa viêm họng hạt tại nhà nhanh nhất bằng mẹo

Bệnh viêm họng mãn tính quá phát hay viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính. Bệnh lý này điển hình bởi sự gia tăng quá mức của một hoặc nhiều hạt lympho tồn tại ở thành họng. Tổn thương cơ bản của bệnh là những hạt lympho có dấu hiệu phù nề, nổi cộm, vướng víu và không đau ở thành sau họng.

1. Giảm viêm họng hạt bằng cách súc miệng với nước muối

Súc miệng với nước muối là mẹo chữa bệnh viêm họng tại nhà được sử dụng phổ biến. Nguyên nhân là do các thành phần trong nước muối có tác dụng giảm viêm, làm dịu cổ họng, cải thiện cảm giác đau và sưng cổ họng. Đồng thời làm loãng đờm và hỗ trợ quá trình tiêu diệt vi khuẩn, virus trong khoang miệng.

Ngoài ra việc thường xuyên súc miệng với nước muối còn giúp bạn loại bỏ chất kích thích trong cổ họng (bụi mịn, lông chó mèo, phấn hoa…), làm sạch mảng bám trong kẽ răng. Bên cạnh đó biện pháp điều trị này còn giúp người bệnh làm giảm mùi hôi miệng do bệnh viêm họng xuất hiện kéo dài.

Nguyên liệu:

  • 200ml nước ấm
  • Nửa thìa muối.

Cách thực hiện:

  • Cho muối vào lượng nước ấm đã chuẩn bị, dùng thìa khuấy đều cho đến khi tan hết
  • Súc miệng với nước muối ấm trong khoảng từ 1 – 2 phút sau khi đánh răng sạch sẽ
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

→Xem thêm: Viêm họng hạt nên kiêng gì, ăn bổ sung gì nhanh khỏi?

Giảm viêm họng hạt bằng cách súc miệng với nước muối
Giảm viêm họng hạt bằng cách súc miệng với nước muối

2. Cách dùng lá trầu không điều trị bệnh viêm họng hạt tại nhà

Thành phần được tìm thấy trong lá trầu không có khả năng kháng khuẩn và tiêu diệt virus tốt. Loại thảo dược thiên nhiên này có khả năng ức chế hoạt động của virus và vi khuẩn thường gây bệnh ở người.

Do đó việc đưa lá trầu không vào quá trình điều trị bệnh viêm họng hạt có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa bội nhiễm, hỗ trợ quá trình loại bỏ vi khuẩn, virus tồn tại trong khoang miệng. Đồng thời giúp long đờm và giảm viêm.

Nguyên liệu:

  • 3 – 4 lá trầu không
  • 500ml nước lọc
  • Một ít nước muối.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không và để ráo nước
  • Cho nước lọc vào nồi và đun sôi, thêm lá trầu không vào
  • Đun sôi thêm 3 phút
  • Tắt bếp, đợi đến khi nước nguội thì thêm một ít muối vào
  • Khuấy cho tan
  • Chia nước trầu không thành nhiều lần súc miệng trong ngày.

3. Cách chữa bệnh viêm họng hạt tại nhà bằng tỏi

Trong tỏi chứa hoạt chất allicin, có tác dụng ức chế hoạt động gây viêm của nấm mốc, virus và nhiều loại vi khuẩn có hại tồn tại trong khoang miệng. Bên cạnh đó loại thảo dược thiên nhiên này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin. Sử dụng tỏi có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt.

Nguyên liệu:

  • Tỏi tươi.

Thực hiện cách 1:

  • Loại bỏ vỏ, rửa sạch và thái lát từ 1 – 2 tép tỏi tươi
  • Cho tỏi vào miệng và ngậm trực tiếp
  • Khi tỏi hết vị cay nồng thì nhả bỏ
  • Thực hiện từ 3 – 4 lần mỗi ngày, liên tục khoảng 3 – 5 ngày.

Thực hiện cách 2:

  • Nướng vài tép tỏi
  • Loại bỏ phần vỏ và ăn trực tiếp
  • Sử dụng từ 3 – 4 tép tỏi/ngày, áp dụng trong 3 ngày.

Thực hiện cách 3:

  • Rửa sạch vài tép tỏi tươi và đập dập
  • Cho tỏi vào nồi nước và đun sôi
  • Sử dụng hơi nóng từ nước tỏi để xông mũi họng
  • Thực hiện mỗi ngày một lần.
Cách chữa bệnh viêm họng hạt tại nhà bằng tỏi
Cách chữa bệnh viêm họng hạt tại nhà bằng tỏi

4. Cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng mật ong

Mật ong nguyên chất chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, bồi bổ sức khỏe. Vì thế việc thường xuyên đưa mật ong nguyên chất vào chế độ dinh dưỡng có thể giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị viêm họng hạt. Đồng thời hỗ trợ quá trình ức chế viêm nhiễm đường hô hấp.

Bên cạnh đó mật ong nguyên chất còn có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ho và ức chế nhiễm trùng. Việc sử dụng mật ong điều trị bệnh viêm họng hạt có thể cải thiện triệu chứng đau rát, ho, ngứa cổ họng và làm loãng đờm.

Nguyên liệu:

  • Mật ong nguyên chất
  • Chanh tươi.

Thực hiện cách 1:

  • Hòa nước cốt chanh với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:1
  • Thêm 200ml nước ấm và khuấy cho tan
  • Sử dụng nước chanh mật ong khi còn ấm, uống từng ngụm
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày.

Thực hiện cách 2:

  • Rửa sạch một quả chanh, sau đó dùng dao khía xung quanh
  • Tiếp hành ướp chanh cùng với 5 – 7 thìa mật ong nguyên chất, ngâm từ 2 – 3 giờ
  • Ngậm trực tiếp mật ong và chanh để làm giảm đau rát họng, khàn tiếng và ho.

5. Cách sử dụng vỏ quýt kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm họng hạt

Vỏ quýt hay Trần bì là một trong những vị thuốc Nam quý. Vị thuốc này có tác dụng long đờm, giảm ho và làm ấm phổi. Bên cạnh đó loại thảo dược này còn có tác dụng ức chế hoạt động của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết, ái huyết, kháng viêm, chống dị ứng và khu đờm.

Việc sử dụng vỏ quýt sẽ giúp bệnh nhân bị viêm họng hạt kiểm soát một số triệu chứng khó chịu như đau và vướng cổ họng, khàn tiếng, ho. Ngoài ra cách dùng vỏ quýt điều trị viêm họng hạt còn giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ làm thông đường thở.

Nguyên liệu:

  • Vỏ của 2 quả quýt
  • 3 – 5 thìa mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vỏ quýt và để ráo
  • Cắt vỏ quýt thành từng miếng nhỏ và cho vào chén
  • Thêm mật ong nguyên chất vào chén, sau đó mang chưng cách thủy trong 10 phút
  • Để nguội, ăn cả nước lẫn cái
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần.
Cách sử dụng vỏ quýt kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm họng hạt
Cách sử dụng vỏ quýt kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm họng hạt

6. Cách dùng gừng tươi trị viêm họng hạt tại nhà

Gừng chứa hoạt chất Cineol được tìm thấy trong gừng có thể tác động và ức chế hoạt động của các loại ký sinh trùng, nấm men và vi khuẩn thường gây bệnh ở người. Ngoài ra hai hoạt chất gồm Gingerol và Zingerol còn có tác dụng làm loãng dịch đờm và chống viêm.

Việc dùng gừng tươi trị viêm họng hạt tại nhà sẽ giúp người bệnh làm ấm cổ họng, giảm ho, trị đau rát và khàn tiếng. Nhờ đặc tính ấm nên cách chữa bệnh từ gừng thích hợp với những trường hợp viêm họng hạt tái phát do thời tiết đột ngột chuyển lạnh hoặc do uống nước đá.

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Cạo bỏ vỏ và rửa sạch gừng
  • Thái gừng thành từng lát mỏng
  • Cho gừng vào miệng, ngậm và nhai trực tiếp để lượng tinh dầu trong gừng có thể thẩm thấu vào niêm mạc họng.

7. Cách kiểm soát bệnh viêm họng hạt tại nhà bằng hành tây

Sử dụng hành tây chữa bệnh viêm họng hạt có thể giúp bệnh nhân thông cổ họng, giảm viêm, loại bỏ đờm ứ, cải thiện chứng khàn giọng và ho khan. Ngoài ra trong loại thảo dược này còn chứa nhiều thành phần khác có tác dụng hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn và virus có hại đang tồn tại trong khoang miệng.

Nguyên liệu:

  • Hành tây tươi.

Thực hiện cách 1:

  • Bóc vỏ, rửa sạch và thái nửa quả hành tây thành từng lát mỏng, cho vào chén
  • Thêm một ít đường phèn đã nghiền nát vào chén hành tây
  • Tiến hành chưng cách thủy trong 5 phút
  • Để nguội bớt, dùng ăn cả cái lẫn nước
  • Thực hiện 1 lần/ngày.

Thực hiện cách 2:

  • Bóc bỏ vỏ, rửa sạch và luộc 1 củ hành tây tươi
  • Ép hành tây để lấy nước uống
  • Sử dụng nước này để uống trực tiếp
  • Áp dụng mỗi ngày một lần.

Lưu ý an toàn:

  • Hành tây mang tính nóng. Chính vì thế những người đổ nhiều mồ hôi và phụ nữ mang thai cần hạn chế sử dụng loại thảo dược này.
Cách kiểm soát bệnh viêm họng hạt tại nhà bằng hành tây
Cách kiểm soát bệnh viêm họng hạt tại nhà bằng hành tây

8. Cách xông mũi với lá bạc hà làm giảm triệu chứng của bệnh viêm họng hạt

Cách xông mũi với lá bạc hà có tác dụng cải thiện tình trạng viêm niêm mạc cổ họng, làm loãng đờm và tăng dẫn lưu dịch tiết hô hấp. Bên cạnh đó bạc hà còn chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, làm dịu hiện tượng nhiễm trùng và giảm đau.

Ngoài ra việc thường xuyên xông mũi với lá bạc hà còn giúp người bệnh hỗ trợ loại bỏ những ổ viêm ở đường hô hấp, giảm ngạt tắc mũi, đau rát cổ họng và ho khan kéo dài.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá bạc hà tươi
  • 1,5 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lượng bạc hà tươi đã chuẩn bị, để ráo nước
  • Đun nước đến khi nước sôi thì cho bạc hà vào
  • Tiếp tục đun sôi thêm 3 phút
  • Đổ nước bạc hà ra thau
  • Sử dụng mền hoặc khăn bông lớn trùm đầu và tiến hành xông hơi trong 15 phút
  • Sau khi xông hơi, người bệnh nên súc miệng và xì mũi để loại bỏ vi khuẩn và làm sạch đờm.

9. Cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng lá tía tô

Tình dầu thơm và các hợp chất thực vật được tìm thấy trong lá tía tô gồm acid nicotinic, citral… có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, hỗ trợ ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm…).

Ngoài ra một số thành phần khác trong lá tía tô còn có tác dụng giảm viêm, loại bỏ mùi hôi miệng do viêm họng lâu ngày gây ra. Đồng thời thúc đẩy quá  trình phục hồi những mô hầu họng đang bị viêm và bị tổn thương.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá tía tô
  • 100 gram gạo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá tía tô và thái nhỏ
  • Vo gạo cho sạch và nấu thành cháo
  • Cho lượng lá tía tô đã chuẩn bị vào cháo, có thể thêm gừng xắt sợi
  • Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn
  • Ăn cháo tía tô ngay khi còn ấm nóng
  • Thực hiện từ 3 – 4 lần/tuần.

→Xem thêm: Bệnh viêm họng hạt có lây không? [Chuyên gia tư vấn]

Cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng lá tía tô
Cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng lá tía tô

10. Cách điều trị bệnh viêm họng hạt tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng

Việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh làm dịu hiện tượng viêm, làm giảm áp lực lên cổ họng. Đồng thời giúp cải thiện cơn đau tại cổ họng và tăng tốc độ phục hồi tổn thương.

Ngược lại việc xây dựng một chế độ ăn uống không phù hợp có thể khiến tình trạng sưng đau cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn, tổn thương phát triển, lở loét, tăng tần suất xuất hiện và mức độ của các triệu chứng.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị viêm họng hạt:

  • Người bệnh cần lưu tiên sử dụng những món ăn mềm, giàu dinh dưỡng và dễ nuốt như cháo thịt bầm, miến gà, súp…
  • Tránh sử dụng những món ăn chứa nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm cay nóng và có kết cấu khô cứng.
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày (2 – 2,5 lít nước/ngày). Bởi việc uống đủ nước sẽ giúp người bệnh làm loãng đờm, dịu cổ họng, cải thiện tình trạng đau rát và viêm sưng.
  • Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như trái cây, rau xanh
  • Sử dụng loại thực phẩm và gia vị có khả năng tiêu đờm và kháng khuẩn như tỏi, gừng, húng quế, húng chanh, hành tây, nghệ…
  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao và thực phẩm lạ
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm lạnh (kem), uống nước lạnh, uống cà phê và các loại rượu bia.

11. Chú ý các thói quen sinh hoạt khi bị viêm họng hạt

Bên cạnh những biện pháp chữa bệnh nêu trên, người bệnh cần chú ý và áp dụng những thói quen sinh hoạt sau:

  • Giữ ấm vùng cổ và cơ thể khi chuyển mùa hoặc mùa đông kéo dài.
  • Đánh răng và súc miệng với nước muối ấm từ 2 – 3 lần/ngày
  • Hạn chế giao tiếp hoặc la hét quá nhiều trong suốt thời gian chữa bệnh viêm họng hạt
  • Bạn nên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn sau khi hắt hơi, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Ngưng hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với những yếu tố có khả năng gây dị ứng
  • Người bệnh cần hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân hoặc tiếp xúc thân mật với người khỏe mạnh.
  • Đeo khẩu trang khi đến những địa điểm đông người và khi di chuyển ngoài trời.
  • Bệnh nhân bị viêm họng hạt cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, không thức khuya, đảm bảo ngủ từ 7 – 8 giờ đồng hồ/ngày.
Bệnh nhân bị viêm họng hạt cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi
Những người bị viêm họng hạt cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức

12. Điều trị bệnh viêm họng hạt tại nhà bằng thuốc không kê toa

Một số loại thuốc kê toa có thể được sử dụng trong quá trình điều trị viêm họng hạt gồm:

  • Thuốc xịt chứa hoạt chất corticoid: Thuốc xịt chứa hoạt chất corticoid được sử dụng bằng cách xịt trực tiếp vào niêm mạc cổ họng.
  • Dung dụng kiềm: Súc miệng với một số dung dịch kiềm như nước muối sinh lý NaCl 0.9%, BBM… giúp cải thiện tình trạng đau rát cổ họng, ức chế nhiễm trùng, hỗ trợ loại bỏ virus,vi khuẩn và giảm ho khan.
  • Thuốc bôi họng: Để giảm viêm, đau rát và cải thiện một số triệu chứng khác của bệnh viêm họng hạt, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bôi họng. Điển hình như Glycerin borat 3%.
  • Một số loại thuốc khác: Dựa vào các triệu chứng cụ thể, người bệnh có thể kiểm soát bệnh lý bằng một số loại thuốc tương ứng. Cụ thể như thuốc long đờm, thuốc trị ho, thuốc kháng histamin H1…

Những loại thuốc chữa bệnh không kê đơn thường được sử dụng mà không cần sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, thuốc có độ an toàn khá cao. Tuy nhiên cần tránh lạm dụng thuốc để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.

Bị viêm họng hạt – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt thường kéo dài dai dẳng, âm ỉ và dễ tái phát. Tuy nhiên người bệnh thường gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh lý và kiểm soát triệu chứng. Bên cạnh đó, nếu không có các biện pháp xử lý, bệnh có thể nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu.

Chính vì thế, đối với một số trường hợp, người bệnh nên đến bệnh viện, gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu.

Người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Hạt lympho tăng sinh nhanh chóng khiến thành sau họng hình thành từng đám phù nề, tạo ra cảm giác cộm và vướng víu tại cổ họng.
  • Các triệu chứng của bệnh xuất hiện dai dẳng, kéo dài, không có đáp ứng tốt khi áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà.
  • Bệnh khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó chất lượng cuộc sống, hiệu suất học tập và làm việc cũng suy giảm.
Khám bác sĩ
Người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện dai dẳng, kéo dài, làm ảnh hưởng đến sức khỏe

Cách cách chữa viêm họng hạt tại nhà có thể giúp bệnh nhân giảm bớt mức độ nặng nề của triệu chứng, đồng thời hạn chế sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên bệnh pháp chữa bệnh này chỉ mang tác dụng hỗ trợ. Chính vì thế người bệnh nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế. Từ đó điều trị dứt điểm bệnh lý và phòng ngừa phát sinh các biến chứng nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Các loại viêm họng – Dấu hiệu và mức độ nguy hiểm

Viêm họng là bệnh lý xảy ra phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau, được kích hoạt dưới nhiều...

Những loại đồ ăn và thức uống nên dùng khi bị viêm họng

Tình trạng sưng viêm khiến cổ họng bị đau rát và khó khăn khi nói chuyện. Ngoài việc sử dụng...

Đốt viêm họng hạt giá bao nhiêu? Tổng chi phí

Đốt viêm họng hạt được xem là phương pháp tối ưu giúp khắc phục triệu chứng của bệnh nhanh chóng...

Viêm họng ở trẻ em: Cha mẹ cần nhận biết và điều trị bệnh kịp thời

Đau ở cổ họng, ngứa rát, khó nuốt,... là triệu chứng viêm họng ở trẻ em thường hay mắc phải....

Chữa viêm họng bằng lá mơ lông là phương pháp an toàn, đơn giản

Hướng dẫn chữa viêm họng bằng lá mơ lông đúng cách

Chữa viêm họng bằng lá mơ lông là phương pháp đơn giản, an toàn và dễ thực hiện. Những thông...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *