Viêm họng cấp ở người lớn: Bệnh thường gặp cần cảnh giác
Viêm họng cấp tính là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến. Thuật ngữ đề cập đến tình trạng niêm mạc họng hoặc hầu họng bị sưng, viêm gây đau rát, khô họng và khó nuốt. Mặc dù phổ biến hơn ở trẻ em, song người lớn – đặc biệt là người có sức đề kháng kém cũng là đối tượng tấn công của tác nhân gây bệnh. Viêm họng cấp ở người lớn thường khởi phát và biến mất sau 5 – 7 ngày hoặc khỏi nhờ áp dụng biện pháp điều trị.
Bệnh viêm họng cấp tính là gì?
Viêm họng là hiện tượng niêm mạc hầu họng bị sưng, viêm do nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, vi nấm). Giống như nhiều bệnh viêm khác, viêm họng có hai dạng: cấp tính và mãn tính. Viêm họng cấp tính ở người lớn thường khởi phát và biến mất nhanh sau 5 – 7 ngày và hầu như không để lại biến chứng.
Bệnh có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng tỉ lệ mắc bệnh cao nhất thường rơi vào thời điểm chuyển mùa, trời trở lạnh.
Mặc dù ít nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên chủ quan khi bị viêm họng. Bởi nếu không điều trị đúng cách hoặc không áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe & thay đổi lối sống, sinh hoạt trong thời kỳ phát bệnh, tình trạng viêm cấp sẽ dễ dàng chuyển sang viêm mạn tính, việc điều trị triệt để lúc này cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp tính
Một số tác nhân gây bệnh viêm họng cấp tính phổ biến là:
Virus: 60% – 80% trường hợp bị viêm họng là do virus gây nên. Các loại virus gây viêm họng phổ biến là virus cúm, sởi, Adenovirus… Nhiễm virus không đáp ứng với kháng sinh và điều trị chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng.
Vi khuẩn: Liên tụ cầu, phế cầu, tụ cầu khuẩn là một trong những tác nhân gây viêm họng phổ biến – không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ em. Các chủng vi khuẩn này có thể gây viêm cầu thận khớp, viêm khớp cấp…
Nấm: Nhiễm trùng nấm men Candida cũng là một trong những tác nhân gây viêm họng cấp tính ở người lớn.
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ kích hoạt bệnh:
- khói bụi, bụi bẩn, thuốc lào, thuốc lá…
- trào ngược dạ dày
- thời tiết thay đổi.
Triệu chứng của bệnh viêm họng cấp tính ở người lớn
Sau 2 – 5 ngày ủ bệnh kể từ khi nhiễm khuẩn đường hô hấp, người bệnh viêm họng sẽ xuất hiện các biểu hiện cấp tính như đau, rát cổ họng và một số biểu hiện toàn thân sau đây:
Trường hợp viêm họng do nhiễm virus:
- Hắt hơi, sổ mũi
- Đau nhức đầu
- Mệt mỏi, nhức mình mẩy
- Ho
- Ớn lạnh
- Sốt nhẹ (sốt nhẹ nếu là cảm lạnh và sốt cao do cúm).
Một số biểu hiện của bạch cầu đơn nhân (bệnh nhiễm virus gây đau họng, sốt, nổi hạch) gồm: sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi, sốt, đau nhức cơ, khó chịu trong người, ăn không ngon, phát ban…
Trường hợp viêm họng do nhiễm vi khuẩn:
- Khó nuốt
- ưng hạch bạch huyết
- Ớn lạnh
- Buồn nôn
- Cảm thấy có vị lạ trong miệng
- Ăn không ngon
- Xuất hiện các mảng trắng hoặc xám phía sau cổ họng.
Đối với trường hợp viêm họng do nhiễm virus, cảm lạnh, cảm cúm, các triệu chứng bệnh (bao gồm sốt) có thể thuyên giảm và biến mất sau 3 – 5 ngày. Với trường hợp nhiễm khuẩn, thời gian khỏi bệnh có thể lâu hơn.
Bị viêm họng cấp khi nào cần đi khám bác sĩ?
Những người bị viêm họng nên liên hệ chuyên gia nếu gặp bất kỳ điều sau đây:
- triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày
- khó khăn hoặc đau đớn khi nuốt
- khó thở
- phát ban.
Chẩn đoán bệnh viêm họng
Bệnh viêm họng cấp tính có thể được chẩn đoán và nhờ vào các biện pháp sau đây:
Khám sức khỏe
Khi thăm khám trực tiếp với bác sĩ, chuyên gia có thể chẩn bệnh bằng cách quan sát và kiểm tra triệu chứng bất thường trên cổ họng, liệu cổ họng của bạn có bất kỳ các mảng xám, sưng hoặc đỏ nào hay không. Chuyên gia cũng có thể quan sát vào tai, mũi, sờ vào hạch bạch huyết bên cổ trước khi đưa ra kết luận sơ bộ.
Cấy trùng cổ họng
Nếu nghi ngờ tác nhân gây bệnh viêm họng là do liên cầu khuẩn, chuyên gia có thể tiến hành cấy trùng cổ họng (throat culture). Phương pháp được thực hiện bằng cách dùng tăm bông lấy mẫu dịch tiết từ cổ họng và đem soi dưới kính hiển vi.
Xét nghiệm máu
Trong trường hợp nghi ngờ tác nhân gây viêm họng là nguyên nhân khác, bác sĩ có thể trích mẫu máu dưới cánh tay, cho vào ống nghiệm và gởi đến phòng xét nghiệm để thực hiện phản ứng hóa sinh. Cách làm này giúp xác định được nguyên nhân gây viêm họng cấp ở người lớn có phải là bạch cầu đơn nhân hay không.
Điều trị bệnh viêm họng cấp tính ở người lớn
Việc điều trị bệnh viêm họng không hề khó khăn phức tạp. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có biện pháp khắc phục tương ứng. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa trị sau đây:
Với nhiễm trùng do vi khuẩn, chuyên gia có thể kê cho bạn một phác đồ điều trị bao gồm kháng sinh (amoxicillin hoặc penicillin) và một số thuốc giảm đau, hạ sốt khác. Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời ngăn ngừa biến chứng như thấp khớp, bệnh thận… Việc điều trị bằng kháng sinh cần tiến hành nghiêm ngặt, dùng đúng liều lượng và lộ trình. Không tự ý ngưng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép vì điều này có thể khiến cho vi khuẩn không được loại bỏ hoàn toàn và tăng nguy cơ tái nhiễm.
Nếu tác nhân gây bệnh là do virus, bệnh thường tự hết. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn để giảm cảm giác đau rát, khó chịu, hạ sốt. Một số loại giảm đau hạ sốt thường được dùng trong điều trị viêm họng gồm acetaminophen hoặc ibuprofen. Việc dùng kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này,
Biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà khi bị viêm họng cấp tính
Bên cạnh việc dùng thuốc để giảm nhẹ triệu chứng, việc thiết lập lối sống và các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng
Trong thời kỳ phát bệnh, bạn có thể khắc phục bằng một số biện pháp sau:
- nghỉ ngơi nhiều
- uống nhiều nước
- sử dụng máy làm ẩm không khí
- dùng viên ngậm, thuốc xịt để làm dịu và giảm đau cổ họng.
- súc miệng bằng nước muối hằng ngày
- dùng độ uống ấm, có tính chất sát khuẩn, kháng viêm: trà hoa cúc, mật ong, chanh, nha đam…
Cách phòng ngừa bệnh viêm họng cấp tính ở người lớn
Để phòng bệnh tái phát hoặc tránh nguy cơ bị lây nhiễm, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng sau đây:
- thường xuyên giữ gìn vệ sinh răng miệng.
- không dùng chung đồ dùng cá nhân (đũa, muỗng, chén ăn cơm, khăn mặt, bàn chải…) với người bị viêm họng.
- rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hắt hơi.
- không dùng thuốc lá, hạn chế hít khói thuốc lá.
- hạn chế tiếp xúc với người đang bị nhiễm bệnh.
Viêm họng thường khỏi nhanh nếu tích cực điều trị, hiếm khi tình trạng trên để lại biến chứng. Tuy nhiên, khi triệu chứng kéo dài quá 10 ngày, người bệnh bị sốt cao, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và tìm hướng khắc phục phù hợp.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo.Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!