Viêm họng cấp có tự khỏi không? Bệnh kéo dài bao lâu ?

Viêm họng là dạng bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến, đặc trưng bởi triệu chứng sưng, viêm, đau rát hầu họng, kèm theo một số biểu hiện toàn thân như sốt, mệt mỏi. Mặc dù khá phiền toái nhưng bệnh có thể được kiểm soát bằng biện pháp chăm sóc sức khỏe tích cực và tự khỏi sau 5 – 7 ngày.

Viêm họng cấp có tự khỏi
Viêm họng cấp có tự khỏi không? Bệnh kéo dài bao lâu ?

Bệnh viêm họng cấp có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Viêm họng cấp tính là tình trạng niêm mạc hầu, họng bị sưng, viêm do nhiễm trùng. Tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là do virus cúm, sởi, rhino, adeno, virus hợp bào đường thở (chiếm tỉ lệ khoảng 60 – 80%). Số còn lại là do một số loại vi khuẩn thuộc chủng liên cầu, tụ cầu, phế cầu, đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A – loại vi khuẩn có thể gây biến chứng viêm thận – gây nên.

Nếu như tác nhân gây viêm họng cấp tính là do nhiễm virus (đặc trưng bởi triệu chứng sốt, ho và mệt mỏi), bệnh có thể tự khỏi sau 3 – 5 ngày. Với trường trường hợp nhiễm vi khuẩn (họng có xuất tiết trắng, sưng amidam, họng đỏ, sưng đau hạch ở cổ, đau đầu, chấm xuất huyết nhỏ ở vòm họng, sốt…), thời gian triệu chứng bệnh biến mất thường kéo dài từ 5 -7 ngày.

Tốc độ phục hồi có thể ngắn hoặc dài hơn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại, thói quen chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, nếu sau 10 ngày mà bệnh viêm họng không thuyên giảm hoặc thậm chí có dấu hiệu tiến triển, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm biện pháp khắc phục.

Hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe để sớm khỏi bệnh viêm họng cấp

Để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh viêm họng cấp và giúp cơ thể chóng phục hồi, trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng hút nước ở các mô bệnh, giúp giảm nhanh triệu chứng sưng, viêm và làm dịu cổ họng.
  • Dùng mẹo tự nhiên: Nước mật ong, trà hoa cúc, giấm táo, trà gừng, nha đam… là những nguyên liệu có tính kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt, dùng hằng ngày có thể cải thiện được một số biểu hiện khó chịu khi bị viêm họng cấp.
  • Dùng thuốc giảm đau: Một số thuốc giảm đau, hạ sốt có thể dùng trong đợt viêm họng cấp gồm acetaminophen, ibuprofen, bạn có thể cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, cần dùng thuốc sau khi ăn, kèm với một ly nước đầy để tránh gây kích ứng lên dạ dày.
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày: Bổ sung nước giúp bôi trơi, làm mát và dịu cổ họng, rửa trôi mô bệnh và vi khuẩn khu trú tại đây.
bệnh viêm họng kéo dài bao lâu
Bổ sung nước giúp bôi trơi, làm mát và dịu cổ họng, rửa trôi mô bệnh và vi khuẩn khu trú tại đây.
  • Dùng viên ngậm hoặc thuốc xịt họng: Bạn nên chọn các loại viên ngậm, thuốc xịt họng không kê đơn có tính chất kháng khuẩn, giảm viêm. Các hoạt chất trong sản phẩm sẽ giúp làm tê cổ họng và giảm đau hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi nhiều: Cơ thể cần được nghỉ ngơi đủ để phục hồi và tái tạo cho một ngày mới. Với bệnh nhân bị viêm họng, có sức đề kháng yếu, bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho việc thư giãn, nghỉ ngơi, hạn chế thức khuya dậy sớm hoặc làm việc quá lao lực.
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí: Không khí khô, thiếu ẩm có thể khiến cho cổ họng bị sưng, viêm, đau. Bệnh nhân bị viêm họng nên trang bị thiết bị làm ẩm không khí để giảm cảm giác khô, kích ứng niêm mạc hầu họng.
  • Giữ ấm cổ họng: Khi trời chuyển lạnh hoặc vào mùa đông, cần chú ý giữ ấm họng bằng cách mặc ấm, quàng khăn trước khi ra đường. Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể giữ ấm cho hầu họng bằng cách nhúng một chiếc khăn vào nước ấm và vắt khô, sau đó áp lên cổ họng để làm ấm, kích thích lưu thông máu, cải thiện triệu chứng viêm.
  • Tránh xa các chất kích thích: Khi bị viêm họng, niêm mạc hầu họng dễ bị nhạy cảm và kích ứng hơn bao giờ hết. Vì thế, trong sinh hoạt thường ngày, cần chú ý giữa gìn vệ sinh không gian sống, tránh những chất có thể gây kích ứng lên đường tiêu hóa như: khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa, lông da động vật…

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc bệnh viêm họng cấp tự khỏi được không và sau bao lâu thì khỏi bệnh hẳn. Tóm lại, viêm họng cấp có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tốc độ hồi phục có thể nhanh hơn nếu bệnh nhân thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc sức khỏe và cải thiện lối sống hằng ngày.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp & tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp trị bệnh thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bé bị viêm họng cấp có nên uống kháng sinh ?

Thời điểm giao mùa, trời chuyển lạnh cũng là lúc nhiều người mắc bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm họng. Bệnh phổ biến hơn ở đối tượng trẻ...

Đốt viêm họng hạt bằng laser và thông tin cần biết

Đốt viêm họng hạt bằng tia Laser là một trong những kỹ thuật được ứng dụng khá phổ biến hiện...

8 cách chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong cực đơn giản

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm mãn tính niêm mạc họng, hầu do nhiễm trùng virus vi khuẩn...

8 cây thuốc nam chữa viêm họng hiệu quả và lưu ý

Viêm họng là một trong những bệnh tai mũi họng phổ biến nhất. Nếu không tiến hành điều trị sớm,...

Dùng kháng sinh chữa viêm họng gây tác hại gì?

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng – Lợi và hại?

Dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách,...

Đau họng sau khi uống bia là do đâu?

Bị đau họng sau khi uống bia do đâu? Cách khắc phục

Đau họng sau khi uống bia là tình trạng khá phổ biến. Nhiều người cảm thấy vô cùng khó chịu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *