Bệnh viêm họng kéo dài nhiều ngày coi chừng căn bệnh nguy hiểm
Viêm họng có thể gây cảm giác đau, khó chịu, khàn giọng và nóng rát khi nuốt. Bệnh thường tái phát hoặc kéo dài trong nhiều ngày. Tình trạng kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân do nhiễm trùng. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng trong việc phòng chống và điều trị.
Người bệnh không nên chủ quan khi bệnh viêm họng kéo dài
Nguyên nhân viêm họng kéo dài
Một số nguyên nhân có thể làm cho bệnh viêm họng kéo dài, bao gồm:
# Dị ứng
Khi bạn bị dị ứng thì tức là hệ thống miễn dịch xảy ra phản ứng với các chất không gây hại và thường được gọi là chất gây dị ứng. Bao gồm: thực phẩm, lông thú, bụi bẩn, phấn hoa. Thông thường đau họng kéo dài là do dị ứng với các dị nguyên như phấn hoa, hương liệu, nấm mốc…
Ngoài đau họng thì người bệnh hay có các triệu chứng sau:
- Sổ mũi
- Ho
- Hắt hơi
- Ngứa mắt
- Chảy nước mắt
XEM THÊM: Cách chữa ho, viêm họng bằng cây rau tần hiệu quả theo dân gian
# Hội chứng chảy dịch mũi sau
Khi mắc phải hội chứng chảy dịch mũi sau thì chất nhầy bị dư thừa sẽ chảy từ xoang vào cổ họng. Điều này dễ làm cho cổ họng khô, đau và cồn cào. Thông thường bệnh xuất hiện do thay đổi thời tiết, ăn thực phẩm cay, lệch vách ngăn mũi.
Ngoài đau họng kèo dài trong nhiều ngày thì sẽ có các triệu chứng như:
- Hôi miệng
- Ho nhiều hơn vào ban đêm
- Buồn nôn do chất nhầy dư thừa trong dạ dày
# Trào ngược axit dạ dày
Hay còn có tên gọi khác là chứng ợ nóng, tình trạng này xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị yếu đi và không thể đóng chặt. Lúc này axit dạ dày bị chảy ngược lên thực quản. Tình trạng này kéo dài dễ làm tổn thương niêm mạc thực quản và dẫn đến đau họng.
Thông thường khi bị trào ngược axit dạ dày, bệnh nhân hay có các triệu chứng như:
- Viêm họng
- Ợ nóng
- Có vị chua trong miệng
- Vùng bụng trên có cảm giác nóng rát khó chịu
- Khó nuốt
# Viêm amidan
Nếu bạn bị viêm họng kéo dài và thấy các triệu chứng không suy giảm thì có thể đã chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng, hay còn gọi là viêm amidan. Thông thường bệnh hay gặp ở trẻ em nhưng một số trường hợp cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Bệnh được gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
Viêm amidan có thể tái phát nhiều lần trong năm. Có nhiều loại viêm amidan với triệu chứng rất đa dạng. Bao gồm:
- Nuốt khó hoặc có cảm giác đau họng khi nuốt
- Giọng bị khàn, có cảm giác khó chịu khi phát âm.
- Đau họng nghiêm trọng
- Cứng cổ
- Đau quai hàm và cổ do các hạch bạch huyết bị sưng
- Amidan có dấu hiệu đỏ và sưng
- Amidan có đốm trắng hoặc vàng
- Sốt
- Hôi miệng
- Ớn lạnh
- Đau đầu
# Nhiễm virus Epstein – Barr (EBV)
Căn bệnh này do virus Eptein – Barr gây nên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh viêm họng kéo dài trong nhiều tháng. Các triệu chứng khi mắc bệnh khá giống bệnh cúm, với các dấu hiệu cụ thể như:
- Viêm họng
- Sưng Amidan
- Sốt
- Hạch ở nách và cổ bị sưng
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Đổ mồ hôi đêm
# Bệnh lậu
Là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Không chỉ ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục mà còn có thể gây ra bệnh ở cổ họng khi quan hệ bằng miệng (Oral Sex)
# Áp xe Amidan
Áp xe Amidan là bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng xảy ra trong amidan có thể gây viêm họng nặng và diễn biến trong thời gian dài. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do bệnh viêm amidan chưa được điều trị đúng cách. Lúc này có một túi mũi hình thành gần amidan bị nhiễm trùng, thoát ra khỏi khu vực của amidan và lan sang các mô xung quanh.
Người bệnh cũng có thể bị áp xe sau cổ họng nhưng cũng có thể bị áp xe ngay sau amidan. Các triệu chứng thường khá giống viêm amidan nhưng có thể trầm trọng hơn. Thông thường hay có các triệu chứng sau:
- Đau họng (thường nặng hơn ở một bên phải hoặc trái)
- Sưng nhiều ở cổ họng và hàm
- Có cảm giác đau tai ở bên cạnh họng
- Nhiễm trùng ở một hoặc hai bên amidan
- Khó mở miệng
- Khó nuốt, kể cả khi nuốt nước bọt
- Có biểu hiện sưng mặt hoặc cổ
- Có khăn khi dịch chuyển cổ
- Đau đầu
- Khó phát âm
- Sốt, ớn lạnh
- Hôi miệng
Trường hợp nào cần đến bác sĩ?
Nếu cơn đau họng kéo dài hơn 2 ngày thì nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra. Thông thường bệnh viêm họng rất dễ chẩn đoán và hầu hết đều có thể điều trị được. Nhưng hãy tìm đến bác sĩ ngay nếu gặp các trường hợp sau:
- Cơn đau họng làm ảnh hưởng đến việc ăn, nói và thậm chí cả giấc ngủ.
- Sốt cao trên 38 độ
- Đau dữ dội ở một bên cổ họng, mặt sưng
Điều trị bệnh viêm họng kéo dài
Tùy theo từng tình trạng bệnh mà áp dụng theo các phương pháp cho phù hợp. Cụ thể như sau:
# Điều trị tại nhà
Nếu viêm họng mà không nhiễm trùng thì có thể điều trị tại nhà với các cách như sau:
- Dùng kẹo ngậm để giảm đau họng, sát trùng họng
- Uống nhiều nước
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để đảm bảo cổ họng không bị khô.
- Dùng thuốc giảm đau không cần kê toa như: acetaminophen, ibuprofen, naproxen,…
# Điều trị bằng thuốc
Với những trường hợp đau họng do bệnh thì bác sĩ sẽ kê toa điều trị để làm giảm triệu chứng. Cụ thể như sau:
- Thuốc kháng axit nếu viêm họng do trào ngược axit dạ dày
- Thuốc chống dị ứng khi viêm họng do dị ứng, thay đổi thời tiết
- Thuốc kháng axit đối với bệnh nhân bị viêm họng do viêm amidan.
Việc dùng thuốc phải theo đúng như những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Nhớ thăm khám định kì để theo dõi và đổi loại thuốc nếu bệnh không có tiến triển.
Bên cạnh việc dùng thuốc và các phương pháp điều trị thì người bệnh cũng cần phải chú ý ăn uống, sinh hoạt khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Có như vậy thì bệnh mới tiến triển tốt.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Cách chữa viêm họng bằng củ cải trắng đơn giản dễ thực hiện
- Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng – Lợi ích và tác hại?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!