Vì sao trẻ hay nổi mẩn ngứa quanh miệng? Cách phòng tránh

Nổi mẩn ngứa quanh miệng là vấn đề mà đại đa số trẻ em, trẻ sơ sinh đều gặp phải trong những năm tháng đầu đời. Hiện tượng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nấm miệng, chảy nước dãi, bệnh tay chân miệng… Tùy thuộc vào từng tác nhân gây bệnh, sẽ có cách điều trị và phòng ngừa bệnh phù hợp.

trẻ hay nổi mẩn ngứa quanh miệng
Nổi mẩn ngứa quanh miệng là vấn đề mà đại đa số trẻ em, trẻ sơ sinh đều gặp phải trong những năm tháng đầu đời.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng

Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh chứng mẩn ngứa quanh miệng, đó là:

Chảy nước bọt

Tình trạng nước bọt thừa bám vào khu vực quanh miệng có thể gây mẩn ngứa, kích ứng tại vùng mặt ở trẻ. Phần lớn trẻ em đều gặp phải dạng phát ban này trong những năm tháng đầu đời, nhất là trẻ trong giai đoạn mọc răng.

Nguyên nhân: Làn da mỏng, nhạy cảm của trẻ luôn trong trạng thái ẩm ướt và thường xuyên cọ xát với gối là nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng trên. Trong một số trường hợp, phát ban do do nước bọt sẽ khiến cho da trẻ bị nhiễm trùng, gây chốc lở.

Biện pháp xử lý: 

Phát ban do chảy nước bọt không nghiêm trọng và không cần điều trị y tế. Cách khắc phục (và phòng ngừa) tốt nhất là sử dụng các sản phẩm có khả năng tăng cường hàng rào kháng khuẩn cho trẻ trước khi ngủ vào ban đêm, chẳng hạn:

  • Lau sạch da trẻ trước khi ngủ,
  • Bôi vaselin hoặc kem dưỡng ẩm.

Để phòng mẩn đỏ trên da, bạn nên giữ da trẻ thật khô thoáng. Dùng yếm lau nước dãi để ngăn phát ban lan xuống ngực. Thao tác thực hiện cần nhẹ nhàng. Không chà xát mạnh lên vết mẩn đỏ để tránh trầy xước da hoặc khiến bé bị đau. Khi trẻ ngủ, đặt cạnh bé khăn hút nước dãi.

Nấm miệng

Nấm miệng là một trong những thủ phẩm phổ biến gây mẩn ngứa, phát ban quanh miệng. Bệnh phổ biến ở đối tượng trẻ em dưới 6 tháng tuổi và trẻ trong độ tuổi mới biết đi.

Nguyên nhân: Sự phát triển quá mức của nấm men Candida albicans là nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ. Loại nấm men xuất hiện trong đường tiêu hóa, miệng nhưng lại chịu sự kiểm soát của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, ở đối tượng trẻ sơ sinh, do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên nấm trên dễ phát triển mạnh mẽ và gây bệnh. Ngoài ra, đây cũng có thể là tác dụng phụ của việc điều trị một số lọai kháng sinh.

Triệu chứng: Nứt ở góc miệng là triệu chứng bất kỳ trẻ nào cũng có thể gặp phải khi bị nấm miệng. Quan sát bên trong lưỡi, má, môi của trẻ sẽ thấy xuất hiện các mảng dày, màu trắng như phô mai. Cố làm sạch lớp trên sẽ thấy mô đỏ và dễ chảy máu. Các mảng trắng này không thể lấy đi và có thể tăng sinh về số lượng.

Biện pháp xử lý: Nấm miệng thường biến mất sau 1 – 2 tuần. Nếu bệnh khiến trẻ không thể ăn uống,bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường, chuyên gia sẽ kê cho trẻ thuốc chống nấm để loại bỏ mảng trắng và tiêu diệt nấm gây bệnh. Đối với trẻ đủ tuổi ăn đặc, bác sĩ có thể khuyên bố mẹ cho bé ăn sữa chua để bổ sung khuẩn.

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ hiện tượng khu vực quanh miệng cũng như tay, chân xuất hiện các vết loét, đôi khi ảnh hưởng đến khu vực mông và chân. Đây là bệnh nhiễm trùng, có khả năng lây nhiễm thông qua tiếp xúc. Mặc dù các vết loét có thể gây đau đơn nhưng chúng thường biến mất không quá một tuần. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa hè và thu.

Nguyên nhân: Nhiễm Virus entero là một trong những nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng. Virus trên thường lây nhiễm qua qua ho, hắt hơi.

Triệu chứng: Người bị tay chân miệng thường xuất hiện các triệu chứng đau họng, mệt mỏi, sốt từ 38 – 39°C. Sau 1 – 2 ngày, các vết loét bắt dầu xuất hiện lên tay, chân, miệng và có thể lan đến mông, bàn chân.

Biện pháp xử lý: 

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết loét, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Bố mẹ có thể điều trị bệnh tay chân miệng của trẻ tại nhà bằng cách kết hợp giữa thuốc và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Ibuprofen hoặc acetaminophen là thuốc được dùng để giảm đau không kê đơn phổ biến an toàn cho trẻ. Không cho trẻ uống aspirin vì thuốc có liên quan đến hội chứng reye – một vấn đề sức khỏe hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, bố mẹ cần cho trẻ ăn uống nhiều đồ mát. Nên tránh cho bé ăn món chứa cồn, món cay nóng, có tính axit vì chúng có thể khiến cho trẻ đau đớn hơn. Thường xuyên nhắc trẻ rưa tay và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các đối tượng bị nhiễm bệnh.

Chốc lở

Bệnh chốc lở là một dạng nhiễm trùng da. Khi mới phát bệnh, vùng da quanh miệng trẻ xuất hiện các vết ngứa giống như loét nhưng một thời gian sau đó lại chuyển sang lớp mề đay có màu mật ong.

tại sao trẻ em bị mẩn ngứa quanh miệng
Chốc lỡ là một trong những nguyên nhân gây mẩn ngứa ở miệng phổ biến ở trẻ em.

Chốc lỡ phổ biến ở đối tượng trẻ em vì các bé hay đưa tay lên gãi mỗi khi cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Vì là một dạng nhiễm trùng da nên chốc lở có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để hạn chế tình trạng bé gãi không tự chủ gây xước, rách da, chảy máu.

Bệnh lở môi (Cold Sores)

Lở môi còn được gọi là mụn giộp ở môi (cold sores) hay mụn nước ở miệng (fever blisters) là bệnh nhiễm trùng siêu vi phổ biến. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các vết mụn rộp màu đỏ hoặc tím tại khóe miệng. Đây có thể là hệ quả việ của việc trẻ tiếp xúc thân mật (hôn) hoặc dùng chung đồ với những người lớn mắc các bệnh này.

Viêm họng do liên cầu khuẩn (Streptoccocus)

Viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn streptococcus gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ từ 5 – 15 tuổi.

Bên cạnh triệu chứng đau họng, khó nuốt, đau đầu, sưng đỏ amidan thì nhiều trẻ cũng xuất hiện triệu chứng phát ban quanh miệng và các vị trí khác trên cơ thể.

Thủy đậu

Bệnh thủy đậu (hay trái rạ) là bệnh truyền nhiễm do nhiễm virus Varicella Zoster (VZV). Bệnh hiếm gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh bởi các bé vẫn đang được bảo vệ bởi các kháng thể có trong sữa mẹ và thường gặp ở những đối tượng trẻ lớn tuổi hơn.

Bệnh thủy đậu có biểu hiện ban đầu là da phát ban đỏ quanh miệng cũng như các vị trí khác trên cơ thể, sốt cao, suy nhược, mệt mỏi. Thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần điều trị tích cực và chăm sóc chu đáo. Ngược lại, nếu không được chăm sóc tốt, bệnh có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, viêm não…

Khi nhận thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện trên, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa mẩn ngứa quanh miệng ở trẻ em

Để phòng mẩn ngứa quanh miệng ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh da quanh miệng đúng cách. Nên sử dụng sản phẩm vệ sinh da dịu nhẹ, lành tính, không hương liệu và màu tổng hợp để đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ.
  • Vệ sinh lưỡi của bé bằng dụng cụ chuyên dụng.
  • Nếu trẻ thường xuyên bị mẩn ngứa quanh miệng, bố mẹ nên theo dõi, ghi chép lại sự việc xảy ra trước đợt phát bệnh, Điều này có thể hỗ trợ xác định nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng ngừa mẩn ngứa tái phát trong tương lại.

Bài viết vừa cung cấp một số thông tin về việc tại sao trẻ hay nổi mẩn ngứa quanh miệng, biện pháp khắc phục cũng như phòng ngừa cho từng trường hợp cụ thể. Tình trạng ngứa quanh miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh lý nguy hiểm. Trong trường hợp không xác định rõ nguyên nhân, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra.

Thông tin trên mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Mẩn ngứa đối xứng là dấu hiệu của bệnh gì?

Mẩn ngứa đối xứng là một trong những tổn thương da phổ biến. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh chàm sữa, hăm tã, viêm da cơ...

Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không đơn giản tại nhà

Chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không là cách chữa bệnh đơn giản, được nhiều người áp dụng. Bạn...

Tế bào gốc là gì?

Chữa vảy nến bằng tế bào gốc và thông tin cần biết

Chữa vảy nến bằng tế bào gốc còn là phương pháp điều trị mới mẻ với nhiều người. Các ứng...

Bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em: cách phòng ngừa và điều trị

Chàm bội nhiễm ở trẻ em đề cập đến tình trạng tổn thương da do nhiễm virus Herpes simplex 1...

Những điều cần biết khi mẹ bầu bị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng khi mang thai là một trong những bệnh ngoài da phổ biến. Sự thay đổi nội...

Bị dị ứng da bàn tay bàn chân do đâu? Điều trị thế nào?

Hiện tượng dị ứng da bàn tay bàn chân gây ra những cơn ngứa khó chịu, đỏ da… làm ảnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *