Mề đay mãn tính là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Mề đay mãn tính là tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 6 tuần, tái phát thường xuyên và dai dẳng. So với mề đay cấp tính thì giai đoạn mãn tính nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Bệnh dễ gây biến chứng nguy hiểm như phù mạch, bội nhiễm, chàm hóa, sẹo xấu… Vậy, mề đay mãn tính là gì? có nguy hiểm không? nguyên nhân do đâu? nhận biết và điều trị thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.

Mề đay mãn tính
Bệnh mề đay mãn tính là một bệnh lý về da thường gặp

Bệnh mề đay mãn tính là gì?

Mề đay mãn tính thường là hậu quả khi mề đay cấp tính không được điều trị hiệu quả. Ở giai đoạn mãn tính mề đay thường kéo dài trên 6 tuần, tái phát dai dẳng và điều trị mãi không khỏi. 

Mề đay giai đoạn mãn tính đặc trưng bởi tình trạng nổi sẩn, phát ban trên da. Các nốt ban đỏ có kích thước khác nhau và có thể liên kết thành từng đám lớn, nổi gồ lên bề mặt da, phân biệt với các vùng da khác. Cảm giác ngứa ngáy nóng rát khiến người bệnh khó chịu.

Xem thêm: Nổi mề đay liên tục là bị gì? Cách xử lý nhanh

Mề đay mãn tính có nguy hiểm không?

Thông thường, mề đay cũng như mề đay mãn tính nếu không được điều trị và chăm sóc da tốt, người bị mề đay có thể đối mặt với những biến chứng sau:

  • Sốc phản vệ: Tình trạng sốc phản vệ, khó thở là nguy cơ mà bạn có thể gặp phải khi mắc chứng bệnh này. Khi cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu như chóng mặt, sưng môi, mắt hay lưỡi, khó thở thì hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để nhận được sự chăm sóc kịp thời.
Mề đay mãn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
Mề đay mãn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Bội nhiễm da: Biểu hiện ngứa và gãi ngứa là tăng nguy cơ trầy xước, tổn thương da. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm. Việc điều trị bội nhiễm da gặp khó khăn khi vi khuẩn kháng thuốc và thường để lại sẹo xấu.
  • Chàm hóa da: Mề đay kéo dài, tái phát liên tục làm tăng nguy cơ chàm hóa, thâm và sẹo trên da. Tình trạng này ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Mề đay mãn tính gây khó chịu và bất tiện ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của người bệnh. Tâm lý căng thẳng, lo lắng khiến nhiều người ngại giao tiếp. Tình trạng ngứa do mề đay có thể dẫn đến mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược… 

Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều điều trị. Muốn điều trị hiệu quả thì việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là rất cần thiết.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính

Hiện nay, bác sĩ vẫn chưa các định được cụ thể lý do gây ra mề đay mãn tính hay nguyên nhân khiến cho mề đay cấp tính trở thành vấn đề lâu dài. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay mãn tính:

  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, điển hình là Aspirin, thuốc kháng viêm không steroid, opioids. Hay một số loại khác như morphin, codein và thuốc tránh thai cũng có thể khiến bạn bị mề đay mãn tính.
  • Mề đay dị ứng do tiếp xúc với các dị nguyên như: Sâu bướm, mủ cao su hay một số loại thực phẩm (cá, hành, tỏi…), môi trường bụi bẩn, ô nhiễm…
  • Nhiễm ký sinh trùng: Người nhiễm virus viêm gan B, bệnh amip, giardia, sán lá gan… là đối tượng dễ bị nổi mề đay.
  • Yếu tố thần kinh: Một nghiên cứu từ Ý đã phát hiện ra mối quan hệ giữa bệnh mề đay mãn tính với viêm da thần kinh hay viêm cơ xơ hóa.
  • Căng thẳng: Tâm lý căng thẳng là nguyên nhân gây ra sự suy giảm dehydroepiandrosterone sulfate ở bệnh mề đay mãn tính.
  • Mề đay tiếp xúc: Mặc quần áo bó sát, tiếp xúc và ma sát với da có thể gây nổi mề đay.
  • Mề đay mãn tính vô căn: Nhiều trường hợp mề đay không xác định được chính xác nguyên nhân gây mề đay, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
  • Ngoài ra, bệnh mề đay mãn tính còn có thể là một trong những hệ quả khi bạn mắc các bệnh lý tuyến giáp hay bị ung thư.

Các triệu chứng của bệnh mề đay mãn tính

Khi mắc bệnh, cơ thể bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Ngứa là triệu chứng đầu tiên xuất hiện khi bị mề đay mãn tính.
  • Các mẩn đỏ xuất hiện hàng loạt trên da, có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
  • Các vết mẩn có thể thay đổi về hình dạng kích thước và có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều.
  • Các vết mẩn ngứa có hiện tượng xuất huyết hay hình thành mụn nước.
  • Nặng hơn, mề đay có thể gây ra tình trạng phù mạch, sưng phồng 1 số vùng da như môi, mắt, tai, lưỡi…
  • Tình trạng nặng có thể gây khó thở, sốt, rối loạn tiêu hóa.
Một số triệu chứng mề đay mãn tính
Một số triệu chứng mề đay mãn tính

Thông thường, các triệu chứng của bệnh mề đay mãn tính sẽ kéo dài hơn 6 tuần và có thể thường xuyên tái phát. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết nóng ẩm thất thường, bạn căng thẳng hay gãi nhiều vào các vết mẩn.

Nổi mề đay mãn tính có chữa được không?

Bệnh mề đay mãn tính thường diễn tiến dai dẳng, tái phát liên tục và khó điều trị hơn giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, nếu như có phương pháp điều trị phù hợp, đúng nguyên nhân và có biện pháp hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thì mề đay hoàn toàn có thể chữa khỏi được.

Xem thêm: Bị nổi mề đay khắp người do đâu? Cách khắc phục

Cách chẩn đoán mề đay mãn tính

Các bác sĩ có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà bạn gặp phải để chẩn đoán bệnh mề đay mãn tính. Tuy nhiên, điều này có thể chưa đủ để kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh hay mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bạn có thể cần trải qua một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh mề đay mãn tính. Một số xét nghiệm thường được áp dụng bao gồm:

  • Cơ bản nhất là xét nghiệm giải phóng histamin basophil.
  • Xét nghiệm da huyết thanh tự động
  • Xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp
  • Xét nghiệm kháng thể anti thyroglobulin cũng có thể được thực hiện.

Cách điều trị bệnh mề đay mãn tính

Đối với bệnh mề đay cấp tính, có thể bạn không cần điều trị thì những triệu chứng vẫn có thể tự động mất đi sau khoảng 24 giờ. Còn với mề đay mãn tính, các triệu chứng thường không có xu hướng thuyên giảm khi chưa được can thiệp. Các phương pháp điều trị mề đay mãn tính gồm: 

1. Cách trị nổi mề đay mãn tính tại nhà

Để hạn chế một số triệu chứng do mề đay gây ra, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà như: 

  • Chườm lạnh: Làm mát tạm thời cùng da bị mề đay bằng túi chườm, đá lạnh, khăn lạnh có thể giảm kích ứng da, hạn chế cảm giác ngứa da tạm thời.
  • Chữa mề đay bằng nha đam: Lấy 1 lá nha đam, rửa sạch, bỏ vỏ và dùng phần lõi thoa đều lên vùng da bị mề đay sau khi đã vệ sinh bằng nước ấm.
  • Sử dụng lá tắm chữa mề đay: Một số loại lá tắm theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp xoa dịu cảm giác ngứa tạm thời do mề đay. Người bệnh có thể sử dụng một trong các loại lá như: Kinh giới, lá khế, lá tía tô, lá trà xanh… đun sôi với nước và dùng nước đó để tắm.
  • Nghệ giảm mề đay: Sử dụng nghệ tươi, rửa sạch, giã hoặc xay nát và vắt lấy nước. Dùng nước nghệ thoa lên vùng da bị mề đay hoặc trộn nghệ với 1 chút mật ong để tăng hiệu quả.
Chữa mề đay mãn tính tại nhà giúp giảm triệu chứng
Chữa mề đay mãn tính tại nhà giúp giảm triệu chứng

Lưu ý: Các cách này thường chỉ giúp giảm nhẹ tình trạng ngứa da do mề đay và phù hợp khi bệnh nhẹ. Các mẹo này hiệu quả thấp nên cần kiên trì thực hiện. Mặc dù là thảo dược tự nhiên không hóa chất nhưng nếu áp dụng sai cách, các mẹo này có thể tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm da. Người bệnh hãy cân nhắc và tìm hiểu kỹ khi áp dụng.

Mách bạn: 15 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Không Dùng Thuốc Bằng Dân Gian

2. Sử dụng thuốc trị mề đay mãn tính

Khi bị mề đay mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thuốc kháng histamine không kê đơn hay một số loại thuốc khác.

1. Dùng thuốc kháng histamin

Loại thuốc này sẽ giúp làm giảm việc sản xuất histamin của cơ thể từ đó ngăn ngừa các triệu chứng như ngứa, đỏ và rát da. Nhóm thuốc này cũng ít gây nên các tác dụng phụ, một số loại thông dụng như: Desloratadine, Fexofenadine, Loratadine, Cetirizine, Hydroxyzine pamoate, Doxepin

Cần sử dụng đúng theo liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định. Hãy thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc nhóm này nếu:

  • Bạn đang mang thai hay cho con bú
  • Bạn đang dùng các loại thuốc khác
  • Bị các bệnh mãn tính khác

2. Các loại thuốc khác

Có thể chỉ sử dụng nhóm thuốc kháng histamin sẽ không làm cho các triệu chứng mề đay mãn tính giảm đi. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thuốc khác như:

  • Thuốc đối kháng thụ thể histamin theo đường tiêm hay đường uống: Cimetidine, Famotidine, Rantidine…
  • Corticosteroid đường uống: Nhóm thuốc này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng đỏ, ngứa và sưng. Điển hình nhất là prednison (dùng trong thời gian ngắn bởi dễ gây tác dụng phụ).
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Có thể là cyclosporine hay tacrolimus.
  • Thuốc omalizumab: Rất phù hợp với các loại mề đay mãn tính khó chữa. Là thuốc tiêm, thường được bác sĩ chỉ định dùng 1 tháng 1 lần.
  • Thuốc Zonalon: Được dùng ở dạng kem giúp giảm ngứa.
Điều trị mề đay mãn tính
Thuốc Corticosteroid có thể dùng trong điều trị mề đay mãn tính

Lưu ý: Các loại thuốc này đa phần đều có tác dụng phụ, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng ngoài ý muốn. Phụ nữ mang thai hay cho con bú có thể sẽ được chỉ định điều trị mề đay mãn tính bằng các liệu pháp khác.

Phòng ngừa mề đay mãn tính bùng phát

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh mề đay mãn tính, bạn cũng có thể làm dịu các triệu chứng của bệnh bằng cách:

  • Mặc quần áo rộng, thông thoáng
  • Tránh gãi lên vùng bị phát ban để hạn chế tình trạng tổn thương da
  • Không nên dùng các loại xà bông tẩy rửa mạnh
  • Sử dụng kem dưỡng da hay kem chống nắng, bảo vệ da trước các tác động của môi trường, khí hậu.
  • Tránh xa các tác nhân dễ gây kích ứng
  • Hạn chế tắm nước nóng, không tắm quá lâu
  • Kiêng ăn các thức ăn và thực phẩm dễ gây kích ứng da như: hải sản, đậu phộng, đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích…
  • Nên bổ sung nhiều nước, nước ép hoa quả, các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin từ rau xanh.
  • Nghỉ ngơi điều độ, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress…

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp người bệnh và bạn đọc quan tâm hiểu rõ hơn về bệnh mề đay mãn tính, từ đó lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin mà chúng tôi tổng hợp về bệnh mề đay mãn tính trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Vì sao da nổi mẩn ngứa khi trời lạnh vào đông?

Vào mùa đông, da bạn bổng dưng xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, càng gãi càng cảm thấy...

Chữa mề đay bằng lá khế

5 cách chữa mề đay bằng lá khế đơn giản, hiệu quả

Khế là loại cây rất thân thuộc tại Việt Nam. Ngoài tác dụng cung cấp trái để ăn và làm...

Theo y học cổ truyền, bệnh mẩn ngứa có thể chữa bằng những bài thuốc đông y.

Bài thuốc đông y trị mẩn ngứa theo y học cổ truyền

Mẩn ngứa xuất hiện trên da với nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẩn ngứa gây khó chịu và mất thẩm...

Bệnh mề đay vật lý: Thông tin cần biết và cách điều trị

Bệnh mề đay vật lý là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Mề đay vật lý là một dạng của mề đay, xảy ra khi da bị phát ban do sự tác...

Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượng ngứa da vào ban đêm tưởng chừng đơn giản nhưng lại xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân...