Thận đa nang: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Thận đa nang là một dạng bệnh thận mãn tính, nó làm suy giảm các chức năng của thận một cách nghiêm trọng và dễ dẫn đến bệnh suy thận. Bệnh thận đa nang nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy hãy tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thận đa nang.
Thận đa nang là gì?
Thận đa nang là một rối loạn di truyền, trong đó các nhóm u nang chứa chất lỏng phát triển trong thận của bạn làm cản trở quá tình lọc chất thải của thận.
Những u nang này sẽ làm cho thận của người bệnh dần dần lớn hơn mỗi ngày và làm hỏng các mô của thận. Đây cũng là nguyên nhân đứng ở vị trí thứ tư gây nên suy thận hoặc những bệnh nguy hiểm khác liên quan đến thận.
Nguyên nhân gây ra bệnh thận đa nang
Đây là một căn bệnh di truyền vì vậy nguyên nhân chính dẫn đến thận đa nang là do các gen bất thường trong cơ thể gây ra được di truyền từ bố, mẹ.
Rất hiếm khi đột biến gen xuất hiện một cách tự phát gây ra bệnh. Thận đa nang được chia thành 2 loại phổ biến tương ứng với nguyên nhân:
Bệnh thận đa nang chiếm ưu thế
- Đây là nguyên nhân phổ biến chiếm đến 90% các trường hợp mắc phải thận đa nang.
- Những người từng có cha mẹ mắc các bệnh về thận đa nang sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh với tỉ lệ lên đến 50%.
- Độ tuổi hay mắc phải trường hợp này thường là từ 30 – 40 tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ em vẫn có thể gặp phải.
Bệnh thận đa nang lặn tự phát
- Đây cũng là một loại thận đa nang được di truyền, nhưng với điều kiện cả bố và mẹ đều phải mang gen bệnh. Chính vì vậy, loại này thường ít phổ biến hơn thận đa nang chiếm ưu thế.
- Thận đa nang lặn tự phát bao gồm 4 loại: xuất hiện ngay lúc sinh ra, xảy ra trong tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ từ 3- 12 tháng tuổi mới phát bệnh, xảy ra sau khi được 1 tuổi.
→Xem thêm: Cách tăng cường chức năng thận – Để luôn khỏe mạnh
Các triệu chứng của bệnh
Thông thường khi các u nang trong thận phát triển đến kích thước 0,5 inch trở lên thì mới có những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Vì vậy, dù nhiều người mắc bệnh thận đa nang nhưng lại không gặp phải triệu chứng của bệnh. Một số triệu chứng hay gặp là:
- Đau ở bụng, sườn hoặc lưng.
- Tiểu ra máu.
- Thường xuyên đi tiểu nhiều lần.
- Đau ở hai bên hông.
- Các bệnh về viêm đường tiết niệu.
- Sỏi thận.
- Da dễ bị bầm.
- Màu da nhợt nhạt.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Đau ở khớp hoặc xương.
- Móng tay có những dấu hiệu bất thường.
- Huyết áp cao.
- Hay nhức đầu, chóng mặt.
Nếu bạn gặp phải những tình trạng hoặc dấu hiệu trên hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám và tham khảo ý kiến điều trị phù hợp nhất.
Cách chẩn đoán
Thận đa nang là một căn bệnh di truyền vì vậy bác sĩ có thể xem xét lịch sử gia đình bạn có ai mắc phải bệnh không để đưa ra chẩn đoán bán đầu.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh để tìm ra bệnh:
- Siêu âm ổ bụng: các bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm để kiểm tra bên trong thận có u nang hay không.
- Chụp CT bụng: phương pháp này có thể phát hiện được những khối u nang nhỏ ở thận.
- Chụp MRI bụng: để hình dung cấu trúc thận và tìm u nang.
- Chụp X – quang tiết niệu bằng đường tĩnh mạch: phương pháp này sẽ làm cho các mạch máu của bạn hiển thị rõ trên X – quang.
Ngoài ra, các xét nghiệm sau đây cũng có thể giúp chẩn đoán được bệnh thận đa nang:
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Xác định hàm lượng axit uric.
- Xét nghiệm PTH nguyên vẹn.
- Nuôi cấy nước tiểu.
Bạn đang nghi ngờ mình mắc phải thận đa nang hoặc gia đình bạn có người từng mắc bệnh hãy thực hiện các cách trên để giúp chẩn đoán được bệnh sớm hơn.
Cách điều trị thận đa nang
Tùy vào từng tình trạng bệnh nhân mắc phải thận đa nang nặng hoặc nhẹ có có những các điều trị phù hợp nhất.
Sử dụng thuốc
Thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau do thận đa nang gây ra như đau bụng, nhức đầu…, tuy nhiên phương pháp điều trị này không được khuyên dùng vì có thể dẫn đến bệnh nặng hơn.
Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiểu.
Thuốc lợi tiểu để loại bỏ các chất lỏng dư thừa trong cơ thể.
Can thiệp phẫu thuật
- Phẫu thuật dẫn lưu: được áp dụng trong trường hợp u nang thận không thể điều trị bằng kháng sinh thông thường. Phương pháp này thường áp dụng với chọc hút bằng siêu âm.
- Phẫu thuật cắt bỏ các thành ngoài của u nang để giảm các triệu chứng gây ra bệnh.
- Phẫu thuật cắt thận để kiểm soát cơn đau của bệnh nhân do u nang quá lớn gây chèn ép thận.
Bệnh nhân bị suy thận
Khi bệnh thận đa nang không được điều trị sớm sẽ dẫn đến suy thận rất nguy hiểm cho người bệnh. Khi thận đã mất khả năng loại bỏ chất thải, các thủ biện pháp sau đây được áp dụng để cải thiện chức năng của thận:
- Chạy thận nhân tạo.
- Lọc máu.
- Ghép thận.
Thận đa nang có nguy hiểm không?
Người bị thận đa nang không những gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống với những biểu hiện của bệnh mà còn gặp nhiều nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm.
Bệnh thận đa nang nếu kéo dài không được chữa trị sẽ để lại những biến chứng như:
- Huyết áp cao: đây là biến chứng phổ biến nhất ở những người bị thận đa nang. Huyết áp cao sẽ làm cho nguy cơ mắc các bệnh về tim và đột quỵ tăng cao.
- Mất chức năng thận: lúc này thận không thể đảm nhận vai trò lọc chất thải và chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối.
- Phụ nữ mang thai mắc phải thận đa nang sẽ có những biểu hiện làm đe dọa đến tính mạng.
- Sự phát triển các u nang ở thận có thể sẽ bị di chuyển tương tự sang gan.
- Gây ra tình trạng phình động mạch trong não: các mạch máu trong não sẽ xuất hiện những khối phồng, có nguy cơ gây chảy máu nếu nó bị vỡ.
- Thận đa nang dẫn đến tình trạng hở van tim. Lúc này, van không còn đóng đúng cách nữa nên máu sẽ bị lọc theo hướng ngược lại.
- Xuất hiện các túi thừa hoặc túi trong thành đại tràng.
- Đau mãn tính liên quan đến đường tiết niệu, sỏi thận, khối u ác tính.
Bệnh thận đa nang rất nguy hiểm nếu như chúng ta không phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, việc quan tâm đến sức khỏe mình hơn sẽ giúp đẩy lùi những nguy hiểm, biến chứng mà bệnh thận đa nang gây ra.
Nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh
Để ngăn ngừa tình trạng bệnh phát triển tồi tệ hơn, người bệnh thận đa nang nên có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện bệnh.
Thay đổi lối sống
- Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập các hoạt động thể dục, thể thao nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng, giữ được mức ổn định của huyết áp và cân nặng.
- Tình trạng thừa cân sẽ làm cho thận của bạn hoạt động nhiều hơn, vì vậy hãy giảm cân ngay để bảo vệ thận.
- Nên ngủ đủ giấc khoảng 8 tiếng mỗi đêm để thể chất và tinh thần được ổn định.
- Giữ tâm trạng thoải mái, giảm căng thẳng sẽ giúp tình trạng huyết áp được cải thiện.
- Từ bỏ việc hút thuốc lá ngay lập tức vì nó có thể làm cho huyết áp bạn tăng cao, thận bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý
- Bổ sung một số loại thực phẩm có hàm lượng kali thấp như dâu tây, quả việt quốc, táo, bưởi, dứa, súp lơ, bông cải xanh, đậu xanh, gạo trắng,…
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, bơ, nho khô, mận và nước ép mận, cà chua, đậu lăng, bí ngô, gạo nâu, sữa, các thực phẩm được làm từ lúa mì,…
- Giữ đủ nước cho cơ thể bằng cách cung cấp đúng lượng chất lỏng cho cơ thể.
- Thực hiện chế độ ăn ít muối, hạn chế uống rượu, bia.
Trên đây là toàn bộ những thông tin tham khảo về căn bệnh thận đa nang. Nếu bạn đang mắc phải bệnh này hãy thực hiện theo những cách trên để ngăn ngừa tình trạng bệnh phát triển. Mọi thắc mắc thêm về bệnh vui lòng liên hệ với chuyên gia y tế để được giải đáp sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Các xét nghiệm kiểm tra, đánh giá chức năng thận hiện nay
- Tăng kali máu trong bệnh thận và thông tin cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!