Suy thận nên ăn gì và kiêng gì để kết quả điều trị tốt hơn?
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với kết quả điều trị của người bị suy thận. Nắm bắt được danh sách các loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bị suy thận sẽ giúp cho bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.
I- Bệnh suy thận và chế độ dinh dưỡng
Một số nghiên cứu tại Viện dinh dưỡng quốc gia đã cho thấy rằng đối với người bị suy thận, khả năng bài tiết và lọc chất độc của thận đã gặp phải những vấn đề lớn. Vì vậy, ngoài việc uống thuốc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống.
Suy thận thường được thấy ở dạng cấp tính, đây là một hội chứng được biểu hiện bằng sự giảm nhanh của mức độ lọc cầu thận với thể tích nước tiểu thấp hơn 0,5 ml/kg/giờ. Tình trạng này kéo dài trên 6 giờ và có nồng độ creatinin huyết tương tăng lên 0,5mg/dl (44µg/l) hoặc trên 50% so với giá trị bình thường.
Hậu quả của các hoạt động ngưng trệ này là sự ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa của Nitơ, gây rối loạn cân bằng nước, chất điện giải và acid bazơ.
Khác với cấp tính, suy thận mãn tính chỉ những tổn thương không thể phục hồi được ở các đơn vị của thận. Điều này sẽ khiến cho những chức năng của thận ngưng trệ dần theo thời gian, càng ngày càng tồi tệ hơn.
Quá trình suy thận có xu hướng kéo dài, âm ỉ với những triệu chứng thường gặp như: Sưng phù nhiều vị trí trên cơ thể, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu,chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần, tiểu đêm…Ở giai đoạn sau của suy thận, bệnh nhân có nguy cơ tử vong tương đối cao do những biến chứng.
Quá trình điều trị bệnh suy thận sẽ được tiến hành theo 2 hướng: Điều trị bảo tồn (kết hợp chế độ dinh dưỡng với thuốc) và điều trị thay thế (lọc máy ngoài thận, ghép thận). Theo đó, tùy theo giai đoạn và độ tuổi của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có thể hướng dẫn thực đơn ăn uống hàng ngày cho phù hợp với quá trình điều trị.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị suy thận không nên ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều Canxi và đạm như hải sản, thịt đỏ v.v…Đặc biệt, việc ăn mặn sẽ có thể khiến cho cơ thể bị ứ nước và làm tăng áp lực cho thận. Mỗi ngày bệnh nhân suy thận (cấp và mãn tính) chỉ nên tiêu thụ từ 2-4g muối.
Song song với đó, uống nhiều nước là một giải pháp hiệu quả để giúp thận lọc những chất cặn bã ra và độc tố ra khỏi cơ thể của người bệnh. Nguyên tắc chung là bạn phải cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, trung bình là 2.5 lít/ngày.
ĐỌC NGAY: Thải ghép thận cấp và thông tin quan trọng cần biết
II- Quy định về hàm lượng dinh dưỡng dành cho người bị suy thận (ở từng giai đoạn)
Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cùng với hàm lượng cụ thể dành riêng cho người bị suy thận, trong từng giai đoạn.
1- Hàm lượng dinh dưỡng dành cho người suy thận cấp (giai đoạn trước lọc thận)
- Năng lượng: Gồm 35 kcal/kg cân nặng/ngày, hoặc từ 1800- 1900 kcal/ngày. Trong đó lượng Glucid là 310 – 350 gam/ngày.
- Protein: Dưới 0,6 g/kg cân nặng/ngày (hoặc lượng protein dưới 33 g/ngày), trong đó tỷ lệ protein động vật là 60% trên tổng số protein hàng ngày.
- Lipid: Năng lượng từ lipid đạt từ 20-25% tổng năng lượng hàng ngày (khoảng 40-50 g/ngày). Trong đó, acid béo chưa no chiếm 1/3 và acid béo no chiếm 1/3 tổng số lượng lipid.
Ngoài ra, người bệnh ở giai đoạn trước khi lọc thận này cần cân bằng nước và chất điện giải. Cụ thể như việc ăn nhạt (sao cho lượng Natri dưới 2000mg/ngày), đồng thời hạn chế các thực phẩm giàu phosphat (lượng phosphat hàng ngày không vượt quá 600 mg).
Nếu có chỉ định của bác sĩ về việc hạn chế ăn uống thì người bệnh cũng cần phải chú ý là lượng nước hàng ngày mà cơ thể cần sẽ được tính theo công thức sau:
V nước = V nước tiểu + V dịch mất đi (nôn, sốt, tiêu chảy) + 300-500 ml (tùy theo mùa), trong đó V là thể tích.
Đồng thời, cần cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho bệnh nhân, chia nhỏ bữa ăn thành 4-6 bữa/ngày.
2- Hàm lượng dinh dưỡng dành cho người suy thận mãn tính (giai đoạn 1 và 2)
- Năng lượng: Bệnh nhân cần 35 kcal/kg cân nặng/ngày (khoảng 1800 – 1900 kcal/ngày), lượng glucid là 313 – 336 gam mỗi ngày.
- Protein: Lượng protein mỗi ngày không được vượt quá 44g (khoảng 0,6 – 0,8 g/kg cân nặng/ngày), trong đó tỷ lệ protein trên động vật chiếm trên 60%.
- Lipid: Năng lượng do lipid cung cấp đạt từ 20-25% tổng năng lượng hàng ngày (khoảng 40-50 g/ngày), trong đó có chứa cả acid béo no và không no.
- Natri: Lượng Natri hàng ngày cần được ổn định dưới mức 2000mg.
- Kali: Hạn chế hoặc sử dụng vừa phải các thực phẩm có chứa nhiều Kali, cụ thể thì lượng Kali cho phép hàng ngày chỉ được ở mức 2000-3000 mg.
Ngoài ra, người bị suy thận mãn tính cần đảm bảo cân bằng nước và chất điện giải. Đồng thời cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và lượng nước theo công thức trên.
III- Thực phẩm nên ăn và nên kiêng đối với người bị suy thận
Như đã nói ở trên, bệnh nhân suy thận cấp và mãn tính đều cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình để có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị. Dưới đây là danh sách về những loại thực phẩm mà người bệnh nên và không nên ăn.
Thực phẩm người bị suy thận nên ăn:
- Một số loại tinh bột như khoai lang, khoai sọ, miến dong…
- Đường có trong đường mía, mật ong, hoa quả.
- Chất béo (giới hạn trong 40g/ngày và ưu tiên cho chất béo thực vật).
- Bổ sung thêm canxi có trong hải sản, phô mai, sữa…
- Vitamin các nhóm A, B, C (có nhiều trong rau củ và trái cây).
- Uống hàng ngày đủ 2.5 lít nước, trong đó có nước súp và nước trái cây (nếu có).
Thực phẩm người bị suy thận không nên ăn:
- Muối là một loại gia vị mà người bệnh suy thận cần phải hạn chế, mỗi ngày chỉ được ăn khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm.
- Các loại đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng…
- Nội tạng động vật.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, được chế biến bằng cách chiên rán.
- Thực phẩm giàu Kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, hạt dẻ, socola…).
- Các loại thực phẩm chứa nhiều photpho như phomai, cua biển, lòng đỏ trứng, thịt nạc…
Trên đây là những loại thực phẩm mà người bị suy thận nên chú ý bổ sung hoặc hạn chế ăn hàng ngày. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với bác sĩ để được giải đáp, thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên về y khoa.
ĐỪNG BỎ LỠ
- Danh sách 9 dấu hiệu nhận biết thận suy yếu để sớm điều trị
- Suy thận giai đoạn cuối “tàn phá” cơ thể ra sao? Trị được không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!