Có nên chọn phẫu thuật trĩ ? Khi nào nên phẫu thuật ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Phẫu thuật trĩ giúp loại bỏ búi trĩ sưng đỏ và khắc phục dứt điểm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên phẫu thuật có thể gây ra các biến chứng tiềm ẩn (nhiễm trùng, xuất hiện lỗ rò trực tràng, hẹp hậu môn,…) nên chỉ được thực hiện trong một số trường hợp cần thiết.

Có nên phẫu thuật trĩ
Có nên chọn phẫu thuật trĩ ? Khi nào nên phẫu thuật ?

Khi nào nên phẫu thuật bệnh trĩ?

Bệnh trĩ là một trong những vấn đề sức khỏe về đường tiêu hóa thường gặp. Bệnh trĩ hình thành do các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị chèn ép, gây ra tình trạng giãn, phình, sau đó tích tụ máu và gây sưng viêm.

Hầu hết các bệnh nhân trĩ đều được điều trị bảo tồn bằng cách sử dụng thuốc co mạch, tăng độ bền mạch máu và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện phẫu thuật.

Có nên phẫu thuật trĩ
Phẫu thuật cắt bỏ trĩ được thực hiện với bệnh nhân có trĩ hỗn hợp, búi trĩ sa ra ngoài

Các trường hợp nên phẫu thuật cắt bỏ trĩ:

  • Không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc đáp ứng kém, không đem lại cải thiện lâm sàng.
  • Búi trĩ phát triển có kích thước lớn, ảnh hưởng đến khả năng bài tiết phân và chất lượng cuộc sống.
  • Búi trĩ sưng nóng, sa xuống hậu môn và có nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Trĩ hỗn hợp (bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại)
  • Tình trạng không cải thiện khi thắt búi trĩ bằng vòng cao su

Phẫu thuật trĩ được thực hiện nhằm loại bỏ búi trĩ sưng viêm. Hiện nay, búi trĩ được cắt bỏ bằng thủ thuật laser, điện hoặc dao mổ,… Dựa vào loại trĩ (trĩ nội và trĩ ngoại), mức độ và kích thước của búi trĩ mà bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật thích hợp.

Tuy nhiên phẫu thuật cắt bỏ trĩ không được thực hiện cho một số trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân có các rối loạn đông máu hoặc đang áp dụng liệu pháp chống đông
  • Nhiễm trùng hậu môn – trực tràng

Vì vậy, bạn nên thông báo với bác sĩ các tình trạng sức khỏe của mình để được cân nhắc việc phẫu thuật.

So với điều trị nội khoa, phẫu thuật giúp loại bỏ búi trĩ nhanh chóng và cải thiện các triệu chứng của bệnh trong thời gian ngắn hơn. Tuy nhiên phẫu thuật thường đi kèm với những biến chứng tiềm ẩn, vì vậy bạn chỉ nên thực hiện khi có yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.

Có nên lựa chọn phẫu thuật trĩ?

Phẫu thuật trĩ là phương pháp loại bỏ mô tĩnh mạch bị giãn và sưng viêm. Tác động từ thủ thuật này giúp cải thiện triệu chứng và khắc phục các ảnh hưởng của búi trĩ.

Tuy nhiên phẫu thuật trĩ có thể gây ra các tác dụng phụ như đau nhức, chảy máu và bí tiểu sau khi phẫu thuật. Hầu hết các tác dụng phụ này đều có xu hướng thuyên giảm nếu bạn chăm sóc đúng cách.

Có nên phẫu thuật trĩ
Can thiệp ngoại khoa có thể gây ra các biến chứng như tụ máu/ huyết khối ở tĩnh mạch, nhiễm trùng,…

Bên cạnh đó, can thiệp ngoại khoa còn có thể gây ra một số biến chứng nặng nề hơn như chảy máu vùng hậu môn, không có khả năng kiểm soát bàng quang và ruột, tụ máu/ huyết khối ở tĩnh mạch, nhiễm trùng,…

Ngoài ra, một số biến chứng xa hơn cũng có thể phát sinh như như tái phát bệnh trĩ, hẹp ống hậu môn, xuất hiện lỗ rò trực tràng/ hậu môn,…

Phẫu thuật cắt bỏ trĩ đem lại kết quả lâu dài hơn so với các thủ thuật cắt lưu lượng máu đến búi trĩ (thắt vòng cao su). Tuy nhiên phẫu thuật có chi phí cao và biến chứng nặng nề hơn. Vì vậy bạn chỉ nên can thiệp ngoại khoa trong trường hợp cần thiết.

Bên cạnh đó cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trước và sau khi phẫu thuật để giới hạn rủi ro và thúc đẩy vết mổ phục hồi.

Hạn chế biến chứng sau phẫu thuật trĩ

Phẫu thuật trĩ được thực hiện khi không còn lựa chọn thay thế. Để giảm nguy cơ khi can thiệp ngoại khoa, bạn cần thực hiện các biện pháp sau đây.

Có nên phẫu thuật trĩ
Cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trước và sau khi phẫu thuật để giảm rủi ro phát sinh

Trước khi phẫu thuật:

  • Ngưng sử dụng các loại thuốc có khả năng chống ngưng tập tiểu cầu như thuốc chống đông máu, Aspirin,… Để hạn chế nguy cơ chảy máu bất thường, nên thông báo với bác sĩ toàn bộ những loại thuốc bạn đang sử dụng để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
  • Nếu bị nhiễm trùng ở các cơ quan khác (da, mô mềm,…), cần điều trị dứt điểm trước khi tiến hành cắt bỏ trĩ.
  • Thông báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với thuốc gây mê.
  • Cần thực hiện chế độ ăn ít chất thải và hạn chế táo bón trước khi phẫu thuật.
  • Nếu có tiền sử xuất hiện huyết khối, bạn nên thông báo với bác sĩ để được thực hiện các biện pháp dự phòng.

Sau khi phẫu thuật:

  • Nên ở lại bệnh viện vài ngày để được theo dõi.
  • Hạn chế vận động và dành thời gian nghỉ ngơi nhằm giảm áp lực lên vết mổ và hạn chế nguy cơ chảy máu.
  • Thực hiện chế độ ăn ít chất thải và hạn chế các thực phẩm gây táo bón.
  • Tránh dùng thực phẩm sống (kể cả rau) nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng vết mổ.
  • Sử dụng thuốc giảm đau hoặc gây tê để hạn chế tình trạng đau rát khi đại tiện sau khi phẫu thuật.
  • Nếu có nguy cơ nhiễm trùng cao, bạn nên dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tái khám sau 2 tuần phẫu thuật hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Cần hạn chế vận động mạnh và hoạt động tình dục trong ít nhất 3 tuần. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định quan hệ hoặc làm việc trở lại.
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích sau khi phẫu thuật. Thành phần từ thuốc lá và đồ uống chứa cồn có thể tăng nguy cơ chảy máu hoặc hình thành huyết khối ở tĩnh mạch.
  • Khi tĩnh mạch ở trực tràng phục hồi hoàn toàn, bạn cần thiết lập chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập phù hợp để ngăn chặn búi trĩ tái phát.

Nhìn chung, các trường hợp phẫu thuật trĩ đều có đáp ứng tốt và ít tái phát nếu bạn thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên ở một số trường hợp nhạy cảm, biến chứng vẫn có thể phát sinh ngay cả khi đã thực hiện các biện pháp dự phòng. Do đó cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện phương pháp này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Click xem thêm

Thuốc Nhét Trĩ Hiệu Quả Không? Loại Nào Tốt Và Cách Dùng

Thuốc nhét trĩ là một trong những giải pháp cải thiện bệnh trĩ được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, thuốc nhét trĩ xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường...

Lòi dom là gì? Cách chữa lòi dom tại nhà đơn giản

Lòi dom là tên gọi theo dân gian của bệnh trĩ. Đây là một bệnh về hậu môn – trực...

đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia

Bị đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia có nguy hiểm?

Tình trạng đi ngoài ra máu sau khi uống rượu bia đang khiến nhiều người hoang mang. Hệ tiêu hóa...

Bệnh trĩ lâu năm có chữa được không? - Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bị bệnh trĩ lâu năm có chữa được không?

Trĩ là căn bệnh không quá nguy hiểm, đối với những trường hợp bị trĩ lâu năm hoàn toàn có...

Cách trị đi cầu ra máu tại nhà hiệu quả theo dân gian

Cách trị đi cầu ra máu tại nhà chủ yếu là thay đổi lối sống và chế độ ăn uống...

Người bệnh trĩ nên ăn một số loại trái cây như táo, lê, chuối,... để cải thiện tình trạng bệnh.

Top 5 loại trái cây tốt cho người bị bệnh trĩ nên ăn

Bệnh trĩ có thể được cải thiện qua đường ăn uống. Một số loại trái cây tốt cho người bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.