Các cấp độ của bệnh trĩ có thể bạn chưa biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ được chia thành nhiều dạng khác nhau, trong đó trĩ nội và trĩ ngoại là 2 dạng chính. Ở mỗi dạng có những đặc điểm riêng và được chia thành từng cấp độ bệnh lý khác nhau. Nắm rõ các thông tin về vấn đề này sẽ giúp cho việc điều trị được diễn ra thuận lợi và hiệu quả. 

Tìm hiểu các cấp độ của bệnh trĩ và cách phòng bệnh
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh trĩ và cách phòng bệnh

Các cấp độ của bệnh trĩ

Trĩ là căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, xảy ra khi các tĩnh mạc ở trực tràng và hậu môn bị giãn ra quá mức. Bệnh này được chia thành nhiều dạng, nhưng 2 dạng phổ biến nhất là trĩ nội và trĩ ngoại. Tùy vào từng dạng khác nhau mà chúng được chia thành các mức độ khác nhau. Nếu trĩ nội được chia thành 4 cấp độ thì bệnh trĩ ngoại lại được chia thành 4 thời kỳ. Cụ thể như sau:

1. Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Tình trạng búi trĩ xuất hiện ở phía bên trong hậu môn, không bị sa ra ngoài được gọi là trĩ nội. Diễn tiến của bệnh được chia thành 4 cấp độ, từ cấp độ 1 – 4:

  • Cấp độ 1: Đây là giai đoạn mà bệnh trĩ mới hình thành. Ở cấp độ này, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện là ngứa ngáy hậu môn, khó đi đại tiện, đi đại tiện ra máu. Máu có thể lẫn trong phân hoặc bị bắn ra ngoài thành từng tia, hoặc nhỏ giọt. Nếu đi khám nội soi sẽ thấy vùng niêm mạc của trực tràng dưới xuất hiện các nốt sần. Chúng có các kích thước to nhỏ khác nhau, mềm và có màu đỏ. Lúc này, búi trĩ cũng đang nhỏ và không bị lồi ra bên ngoài hậu môn.
  • Cấp độ 2: Nếu bệnh diễn tiến sang giai đoạn 2, tình trạng chảy máu diễn ra trầm trọng hơn. Do đó, vùng trực tràng và hậu môn dễ bị viêm nhiễm, sưng đau. Búi trĩ lúc này đã có kích thước to hơn, có thể bị lòi ra khỏi hậu môn. Tuy nhiên, chúng có thể tự thụt lại vị trí ban đầu. Nếu nội soi sẽ thấy lớp niêm mạc hậu môn trở nên dày hơn, búi trĩ chuyển sang màu đỏ tím và bắt đầu tiết dịch.
  • Cấp độ 3: Các triệu chứng của bệnh tiếp tục nặng lên. Những cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, đau rát sẽ diễn ra dữ dội hơn trước. Búi trĩ to hơn, lớp niêm mạc hậu môn dày hơn. Nó chuyển sang màu hồng đậm, dễ bị thô ráp. Ngoài ra, khi đi đại tiện búi trĩ sẽ bị lòi ra ngoài hậu môn và không có khả năng tự phục hồi lại vị trí ban đầu. Đến giai đoạn này, chỉ cần ho, rặn hoặc đi bộ cũng có thể làm cho búi trĩ bị lòi ra.
  • Cấp độ 4: Đến giai đoạn này, búi trĩ sưng phồng, bị lòi ra ngoài. Đồng thời không thể dùng tay để đẩy chúng vào được nữa. Bởi lúc này các cơ vòng bị co thắt, việc lưu thông máu bị cản trở. Tuy không gây chảy máu nhưng hậu môn sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy. Nó sẽ làm cho hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, khiến nguy cơ viêm nhiễm, lở loét tăng cao và  có thể gây hoại tử.
Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ
Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ

2. Các thời kỳ của trĩ ngoại

Nếu trĩ nội được chia thành 4 cấp độ thì trĩ ngoại sẽ không được phân chia cấp độ. Thay vào đó, nó sẽ được chia thành 4 thời kỳ, cụ thể như sau:

  • Thời kỳ 1: Đây là thời kỳ mà bệnh mới bắt đầu hình thành, các triệu chứng bệnh vẫn chưa rõ ràng nên khá khó để phát hiện. Tuy nhiên, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu, ngứa rát hậu môn. Có cảm giác hơi cộm vì búi trĩ bắt đầu hình thành.
  • Thời kỳ 2: Đến thời kỳ này, các bũi tĩnh mạch bị lồi ra khỏi hậu môn tạo nên các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo. Chúng sẽ làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu khi đi đại tiện. Nếu không được vệ sinh đúng cách, có thể gây viêm nhiễm hậu môn và mắc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Thời kỳ 3: Các búi trĩ sẽ bị tắc nghẹt, gây chảy máu. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn và búi trĩ lúc này cũng đã to ra. Nếu bệnh kéo dài, bệnh nhân có thể sẽ bị thiếu máu, nứt kẽ hậu môn.
  • Thời kỳ 4: Búi trĩ bị sưng to, cảm giác đau đớn cũng tăng lên. Đôi khi nó còn gây nhiễm trùng, ngoài ra còn bị ngứa ngáy, khó chịu nơi hậu môn.
Nếu trĩ nội được chia thành 4 cấp độ thì trĩ ngoại lại được chia thành 4 thời kỳ
Nếu trĩ nội được chia thành 4 cấp độ thì trĩ ngoại lại được chia thành 4 thời kỳ

Tuy trĩ các cấp độ của bệnh trĩ là khác nhau, nhưng chúng đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện các biểu bất thường, bạn nên đi khám và chữa trị sớm.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Trĩ ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh lại khiến cho người bệnh khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Do đó, tốt nhất là nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa bệnh cho chính bản thân. Những cách bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Ăn uống hợp lý: Để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh trĩ, bạn cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình cho phù hợp. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước. Đồng thời, cần tránh xa các thức ăn có thể làm hại cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích…
  • Vận động, tập thể dục thường xuyên: Cách này có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Ngoài ra, nó còn có thể ngăn chặn được nguy cơ mắc các chứng bệnh khác. Nếu làm các công việc phải đứng hoặc ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe thì bạn nên tranh thủ thời gian giải lao để đi lại. Chúng sẽ làm giảm được áp lực cho các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, ngăn chặn được nguy cơ mắc bệnh.
  • Tránh căng thẳng mệt mỏi: Áp lực công việc, học hành thi cử sẽ khiến cho các cơ quan trong cơ thể trong đó có cả hệ tiêu hóa bị rối loạn. Điều này có thể gây táo bón hoặc khiến các hoạt động co giãn cơ hậu môn bị hạn chế, gây táo bón.VÌ vậy, hãy giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, chúng sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bị trĩ.
  • Không nên làm các công việc nặng trong thời gian dài: Mang vác nhiều hoặc bị ho nhiều trong thời gian dài cũng sẽ khiến bạn có nguy cơ bị mắc trĩ. Vì những hoạt động này sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng và các cơ hậu môn. Điều này làm cho các cơ tĩnh mạch bị suy yếu dần, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Trên đây là các thông tin về các cấp độ bệnh trĩ và các biện pháp phòng ngừa bệnh cho bản thân. Hãy tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về diễn tiến của từng dạng bệnh, từ đó có thể đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh rò hậu môn có tự khỏi không? Cách điều trị như thế nào?

Bệnh rò hậu môn có tự lành không?

Rò hậu môn có tự lành không là vấn đề có không ít người quan tâm vì đây là chứng...

NS Bình Xuyên chia sẻ lại quá trình chữa khỏi bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Hành trình chữa khỏi hoàn toàn bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc của NS Bình Xuyên

Sau 4 năm chữa trị dai dẳng nhưng không thể khỏi được căn bệnh trĩ nội độ 2, NS Bình...

Tìm hiểu về bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách điều trị

Bệnh trĩ giai đoạn đầu: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trĩ giai đoạn đầu thường có các biểu hiện như ngứa quanh hậu môn, vùng hậu môn có cảm...

Người bệnh trĩ nên ăn một số loại trái cây như táo, lê, chuối,... để cải thiện tình trạng bệnh.

Top 5 loại trái cây tốt cho người bị bệnh trĩ nên ăn

Bệnh trĩ có thể được cải thiện qua đường ăn uống. Một số loại trái cây tốt cho người bệnh...

Thử ngay cách trị bệnh trĩ bằng nha đam cực dễ làm này

Trị bệnh trĩ bằng nha đam là một trong những biện pháp giúp làm dịu nhanh cơn đau rát và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *