Cách trị rạn da bằng dầu gấc – mẹo hay cho mẹ bầu

Dầu gấc chứa nhiều thành phần tốt cho da nên được sử dụng rộng rãi trong việc dưỡng ẩm, ngăn ngừa nếp nhăn và cải thiện các vết rạn. Phương pháp trị rạn da bằng dầu gấc được áp dụng chủ yếu trong thời gian mang thai vì độ an toàn cao, ít kích ứng và không ảnh hưởng đến thai nhi.

trị rạn da bằng dầu gấc
Cách trị rạn da bằng dầu gấc – mẹo hay cho mẹ bầu

Tác dụng nuôi dưỡng và trị rạn da của dầu gấc

Dầu gấc là tinh dầu tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc tóc, móng và làn da. Vì có nguồn gốc từ thiên nhiên nên tinh dầu này được dùng chủ yếu trong thời gian mang thai và cho con bú.

Rạn da là vấn đề phổ biến xảy ra trong thời gian thai kỳ và sau khi sinh. Mặc dù tình trạng này không gây khó chịu, ngứa ngáy hay ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên vết rạn có thể khiến da không đều màu và giảm tính thẩm mỹ.

Cách trị rạn da bằng dầu gấc là bí quyết làm đẹp được nhiều mẹ bầu thực hiện vì có độ an toàn cao. Ngoài ra, nếu kiên trì thực hiện, dầu gấc còn có thể làm mờ vết rạn và cải thiện một số vấn đề khác trên da.

Dầu gấc có chứa hàm lượng vitamin E dồi dào, thành phần này có khả năng dưỡng ẩm, tái tạo tế bào và chống lão hóa. Bên cạnh đó, vitamin E còn thúc đẩy quá trình tăng sinh elastin và collagen nhằm hạn chế chảy xệ, làm đầy bề mặt da và cải thiện vết rạn.

Ngoài ra, dầu gấc còn chứa lycopene thực vật và vitamin A. Các thành phần này kích thích tế bào da phát triển, chống lão hóa, ngăn ngừa da khô, thâm sạm và chảy xệ.

Các thành phần trong dầu gấc được chứng minh đem lại nhiều lợi ích cho da. Tuy nhiên so với các chế phẩm đặc hiệu trong điều trị rạn da, dầu gấc có độ an toàn cao nhưng cần phải kiên trì sử dụng để đạt được kết quả như mong đợi.

Mẹo trị rạn da bằng dầu gấc cho phụ nữ mang thai

1. Massage bằng dầu gấc

Massage bằng dầu gấc là cách trị rạn da đơn giản và dễ thực hiện. Bằng thao tác massage, các dưỡng chất bên trong dầu gấc có thể dễ dàng len lỏi vào cấu trúc da, cải thiện những hư tổn và làm mờ các vết rạn.

trị rạn da bằng dầu gấc
Massage bằng dầu gấc là cách trị rạn da đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà

Thực hiện:

  • Sử dụng 1 – 2 thìa dầu gấc massage lên vùng da có vết rạn
  • Rửa lại bằng nước ấm sau 15 phút

Để thành phần trong dầu gấc đi sâu vào trung bì và hạ bì da, bạn nên massage dầu gấc trong lòng bàn tay cho dầu nóng lên trước khi áp dụng lên vùng da cần điều trị.

2. Dầu gấc và tinh bột nghệ

Nếu vùng da có vết rạn bị thâm sạm, xỉn màu và thiếu sức sống, bạn có thể áp dụng công thức từ dầu gấc và tinh bột nghệ để cải thiện. Hoạt chất curcumin trong bột nghệ sẽ ức chế sự hình thành melanin, tiêu trừ gốc tự do nhằm làm đều màu và cải thiện tông da.

trị rạn da bằng dầu gấc
Công thức từ dầu gấc và nghệ có khả năng làm mờ vết rạn, cải thiện thâm sạm và làm đều màu da

Ngoài ra, nghệ còn chứa hàm lượng vitamin A và C dồi dào. Các vitamin này cần thiết cho quá trình phục hồi và tái tạo những khu vực da bị tổn thương do quá trình kéo giãn collagen và elastin quá mức.

Thực hiện:

  • Trộn đều 1 thìa dầu gấc với 1 thìa bột nghệ
  • Thoa nhẹ nhàng lên vùng da có vết rạn
  • Rửa lại bằng nước sạch sau khoảng 15 phút

Tinh bột nghệ có thể khiến da bị vàng sau khi sử dụng. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên rửa lại bằng nước ấm để làm sạch hoàn toàn.

3. Mật ong và dầu gấc

Với các vùng da trầy xước và dễ nhiễm trùng, bạn có thể bổ sung mật ong vào công thức trị rạn da bằng dầu gấc. Mật ong có hoạt tính chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có khả năng giảm tác hại của tia UV đối với làn da và ngăn ngừa sự hình thành các vết rạn mới.

Thực hiện:

  • Trộn đều 1 thìa mật ong với 1 thìa dầu gấc
  • Thoa hỗn hợp lên vùng da có vết rạn
  • Rửa lại bằng nước ấm sau 15 phút

4. Dầu gấc và vitamin E

Trong trường hợp vùng da có vết rạn thường xuyên khô, sần sùi và bong tróc, bạn có thể kết hợp dầu gấc cùng với viên nang vitamin E.

trị rạn da bằng dầu gấc
Kết hợp vitamin e với dầu gấc giúp dưỡng ẩm da, ngăn ngừa tình trạng khô ráp và bong tróc

Thực hiện:

  • Bóp nhẹ viên vitamin E, sử dụng tinh dầu bên trong trộn đều với 1 thìa dầu gấc
  • Thoa lên vùng da bị rạn, khô và bong tróc
  • Để trên da trong khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước ấm

5. Dầu gấc và sữa chua

Sữa chua có chứa axit lactic – một dẫn xuất của alpha hydroxy acid. Thành phần này có khả năng loại bỏ tế bào chết nhẹ, làm mềm da, dưỡng ẩm và cải thiện những vết rạn, thâm sạm trên bề mặt.

trị rạn da bằng dầu gấc
Sữa chua có chứa axit lactic – thành phần có tác dụng tẩy tế bào chế, làm mềm và dưỡng ẩm da

Thực hiện:

  • Trộn đều 1 thìa dầu gấc với 1 thìa sữa chua không được
  • Thoa hỗn hợp lên da và rửa lại sau 15 phút

Ngoài việc sử dụng dầu gấc lên da, bạn có thể bổ sung dầu gấc bằng đường uống để cải thiện cấu trúc da từ bên trong.

Không chỉ đem lại lợi ích đối với làn da, thành phần trong dầu gấc còn hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện, ngăn ngừa ung thư vú, bảo vệ hệ tim mạch và cơ quan tiêu hóa,…Tuy nhiên để sử dụng dầu gấc có hiệu quả, bạn nên trao đổi với bác sĩ để biết liều dùng phù hợp mỗi ngày.

Cách trị rạn da bằng dầu gấc chỉ có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện các vết rạn da. Vì vậy, bạn nên kiên trì thực hiện để thu được kết quả như mong đợi.

Có thể bạn quan tâm

Bí kíp trị rạn da sau sinh bằng vitamin E

Sau khi sinh, phụ nữ phải đối mặt với các rãnh rạn nứt thâm sạm kém thẩm mỹ trên da....

Vết rạn da ở đầu gối không khó điều trị như bạn tưởng

Rạn da thường xuất hiện ở bụng, hông, đùi và bắp tay. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể...

Hướng dẫn trị rạn da bằng bã cà phê đúng cách

Trị rạn da bằng bã cà phê là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh áp dụng. Phương pháp...

Tất tần tật các mẹo trị rạn da bằng nha đam (lô hội)

Nha đam là loại cây được dùng phổ biến trong làm đẹp, chăm sóc da. Với những người đang đối...

Chữa rạn da bằng khoai tây

Không chỉ có tác dụng loại bỏ mụn, thâm nám và dưỡng trắng, những dưỡng chất có lợi trong khoai...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *