Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều – Điều cha mẹ cần làm ngay

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều khiến bé mệt mỏi và có nguy cơ bị mất nước rất cao. Trong trường hợp này, điều cha mẹ cần làm ngay là tích cực bù nước và chất điện giải cho bé. Ngoài ra, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và chăm sóc bé đúng cách theo hướng dẫn dưới đây để cải thiện tình trạng nôn ói và giúp bệnh cảm lạnh của bé nhanh chóng bị đẩy lùi.

Tại sao trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các bé mới sinh cho tới độ tuổi tập đi có thể bị cảm lạnh từ 8 – 10 lần/năm. Ở độ tuổi mẫu giáo, mỗi năm bé có thể bị cảm lạnh khoảng 9 lần. Tần suất bị cảm lạnh giảm dần khi trẻ lớn hơn. Trung bình, thanh thiếu niên và người trưởng thành chỉ bị từ 2 – 4 đợt cảm lạnh mỗi năm.

trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều
Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều có thể do bị sốt, ho hay do nuốt nhiều dịch mũi

Trẻ bị cảm lạnh thường có biểu hiện chảy nhiều nước mũi, hắt hơi, ho, sốt, mệt mỏi, hay quấy khóc và kém chơi. Một số trẻ thậm chí còn bị nôn ói nhiều, nhất là sau khi ăn khiến cha mẹ không khỏi lo lắng.

Hiện tượng nôn ói xảy ra khi các cơ trơn trong đường ruột của bé đột ngột co thắt mạnh khiến cho thấy ăn bị đẩy ngược ra khỏi dạ dày thực quản và trào ra ngoài qua đường miệng. Các nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều bao gồm:

  • Sốt cao: Trẻ bị sốt thường kèm theo cảm giác buồn nôn, ói mửa. Khi bé bị sốt cao, tình trạng nôn ói có thể nghiêm trọng hơn và thường thuyên giảm khi hạ sốt.
  • Ho nhiều: Bệnh cảm lạnh khiến một số bé bị ho nhiều. Mỗi lần ho, các cơ ở vùng ngực và bụng đều bị co thắt mạnh khiến cho ổ bụng chịu nhiều áp lực. Hoạt động này cũng gây sức ép lên dạ dày làm thức ăn bị đẩy ngược lên trên miệng.
  • Cổ họng vướng đờm: Cổ họng bị nhiễm trùng sẽ tiết ra nhiều đờm gây cảm giác vướng víu mỗi khi nuốt thức ăn và khiến bé dễ bị nôn ói.
  • Nuốt nhiều nước mũi: Thay vì chảy ra ngoài cửa mũi, nước mũi có thể chảy ngược xuống cổ họng của bé gây kích thích buồn nôn hoặc nôn ói nhiều. Ngoài ra, việc nuốt nhiều mũi và đờm cũng có thể khiến trẻ bị đầy hơi, từ đó dẫn đến nôn ói.
  • Cha mẹ ép ăn nhiều: Khi trẻ bị cảm lạnh, nhiều phụ huynh thường ép con ăn hoặc uống sữa nhiều hơn để mau khỏi bệnh. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều.
  • Quấy khóc: Trẻ thường xuyên quấy khóc cũng rất dễ bị nôn, nhất là khi mới ăn xong.

→Xem thêm: Trẻ bị cảm lạnh cúm: Cha mẹ cần phải làm gì?

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều khi nào nên đến bệnh viện gặp bác sĩ?

Một số trẻ bị cảm lạnh nôn ói nhiều nhưng triệu chứng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn nhiều diễn ra liên tục kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng tới đây, bạn nên đưa con tới bệnh viện ngay:

  • Chất nôn có dịch mật hoặc máu
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú
  • Bé bị sốt cao, từ 38,5 độ trở lên
  • Xuất hiện các dấu hiệu bị mất nước
  • Co giật
  • Ngủ li bì khó đánh thức
  • Hơi thở nhanh và yếu ớt

Trẻ cảm lạnh nôn nhiều có nguy hiểm không?

Khi bị cảm lạnh, cơ thể trẻ vốn dĩ đã mệt mỏi vì bị virus tấn công lại kèm theo nôn ói nhiều sẽ dẫn đến mất sức, đau bụng, đau họng, chán ăn, bỏ bú. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé bị suy kiệt sức khỏe, sụt cân.

Thêm vào đó, trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều còn khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Các dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị mất nước bao gồm:

trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều có nguy hiểm không
Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều kéo dài có thể bị mất nước và chất điện giải
  • Khô môi, miệng
  • Ngủ gà
  • Hoa mắt
  • Chóng mặt
  • Lơ mơ
  • Mắt và má trũng
  • Đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu
  • Yếu cơ
  • Khóc không ra nước mắt

Nếu bé đang có những triệu chứng bất thường kể trên, bạn nên nhanh chóng đưa con mình tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời. Tránh để tình trạng mất nước kéo dài sẽ gây tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, mê sảng hoặc thậm chí mất dần ý thức.

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều phải làm sao?

Để giảm buồn nôn cho trẻ và giúp bé nhanh hết cảm lạnh, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại. Trường hợp cần thiết, hãy đưa bé tới bệnh viện khám để được kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số giải pháp khắc phục cho trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều:

1. Để bé nghỉ ngơi nhiều

Trẻ bị cảm lạnh kèm theo nôn ói nhiều sẽ vô cùng mệt mỏi. Các bé cần được nghỉ ngơi ở một không gian yên tĩnh để có được giấc ngủ ngon hơn. Tránh để bé tham gia các hoạt động thể lực mạnh.

Bạn có thể trò chuyện và chơi cùng với bé để tâm lý được thư giãn, giúp trẻ quên đi cảm giác buồn nôn, nôn ói. Nếu cần thiết, hãy cho bé nghỉ học ở nhà để trẻ được chăm sóc tốt hơn và hạn chế lây bệnh cho các bé khác. Trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ và có giấc ngủ ngon sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe hơn.

2. Cho bé uống nhiều nước ấm

Trẻ bị nôn ói nhiều cần được uống nước thường xuyên để bù lại lượng nước đã mất, giúp giảm nguy cơ bị mất nước. Ngoài ra, chất lỏng còn có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong đường thở, xoa dịu kích ứng ở niêm mạc họng và giúp bé dễ dàng tống khứ chất nhầy cùng với virus ra ngoài.

Tốt nhất mẹ nên cho bé uống nước ấm đã được đun sôi. Các loại nước uống có ga, nước ngọt, đồ uống có vị chua hay thức uống chứa nhiều đường đều không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ đang bị nôn ói nhiều, mất nước. Chúng có thể khiến trẻ bị buồn nôn, nôn ói nghiêm trọng hơn.

3. Bù dịch và chất điện giải cho trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều qua bằng Oresol

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều sẽ bị thất thoát chất điện giải. Oresol chính là dung dịch bù nước và các chất điện giải như natri, kali, clorua hiệu quả cho bé. Mặc dù không có tác dụng điều trị nôn ói nhưng nó lại giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng mất nước ở trẻ khi bị nôn quá nhiều.

thuốc Oresol bù dịch và chất điện giải trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều
Dung dịch Oresol được sử dụng để bù nước và chất điện giải cho trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều

Trường hợp bị mất nước nhẹ, bạn có thể mua Oresol về pha cho bé uống tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý pha thuốc theo đúng hướng dẫn. Cho bé uống từ từ từng ngụm nhỏ, cứ mỗi 1 – 2 phút lại đút một muỗng nhỏ. Liều dùng Oresol cho trẻ trong 4 giờ là 50ml x Trọng lượng cơ thể ( ví dụ như nếu bé 10kg thì cần bù 500ml dung dịch Oresol). Sau đó, trẻ có thể ăn uống trở lại bình thường.

Một số bé có thể không chịu hợp tác uống Oresol hoặc bị nôn ngay sau khi uống. Hãy tạm ngưng cho bé uống Oresol và tiếp tục theo dõi để phát hiện và xử lý sớm nếu bé bị mất nước.

Trong trường hợp trẻ không bị mất nước, bạn cũng có thể cho bé uống Oresol. Dùng dung dịch này giữa các đợt nôn ói sẽ giúp bé bù nước và chất điện giải bị thất thoát kịp thời, giảm được nguy cơ bị mất nước.

4. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều cần duy trì một chế độ ăn uống dễ tiêu hóa. Tránh sử dụng các thực phẩm có tính kích thích trong bữa ăn của bé. Khi xây dựng thực đơn cho trẻ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chia nhỏ các bữa ăn chính trong ngày để giảm lượng thức ăn dung nạp trong mỗi bữa
  • Trường hợp bé còn đang bú mẹ thì nên tích cực cho con bú mẹ
  • Tuyệt đối không được ép bé ăn nhiều, nhất là trong vòng 24 giờ đầu khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu nôn ói. Thay vì vậy, hãy khuyến khích bé uống nhiều nước và Oresol để bù dịch.
  • Trẻ lớn hơn thì bạn có thể cho bé ăn các món lỏng, mềm như súp, cháo, sữa chua hay trái cây
  • Tránh sử dụng các thực phẩm hay thức ăn nhiều chất béo trong bữa ăn của trẻ

5. Giảm nhẹ dấu hiệu nôn ói và các triệu chứng khác cho trẻ bị cảm lạnh

Thông thường, tình trạng nôn trớ sẽ chấm dứt khi bệnh cảm lạnh của bé thuyên giảm. Để đẩy lùi bệnh cho bé, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giữ ấm cơ thể cho bé
  • Để trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, sạch sẽ. Tránh sử dụng máy điều hòa
  • Dùng nước muối sinh lý rửa mũi thường xuyên cho trẻ
  • Trẻ bị sốt cần được mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol theo cân nặng của trẻ
  • Rửa tay cho bé thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn
  • Trẻ cũng cần được tắm mỗi ngày với nước ấm để cơ thể luôn sạch sẽ, thoải mái
  • Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều cũng có thể dùng thuốc giảm buồn nôn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên không?

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý ? Nên chọn loại nào ?

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm sạch chất nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn bám trong mũi....

Cách Bấm Huyệt Chữa Cảm Lạnh, Cảm Cúm Hiệu Quả

Bấm huyệt chữa cảm lạnh, cảm cúm là một liệu pháp trị bệnh an toàn được y học cổ truyền...

Hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? Cách nhận biết, điều trị

Hắt hơi sổ mũi là triệu chứng khó chịu rất nhiều người gặp phải khi thời tiết giao mùa hoặc...

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ như thế nào cho đúng cách?

Hướng dẫn dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách sẽ giúp loại bỏ các chất nhờn, dị vật,...

Bao lâu thì bệnh cảm lạnh có khả năng lây nhiễm cho người khác?

Cảm lạnh là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có tính lây nhiễm. Vì vậy, việc biết chính xác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *