Hướng dẫn dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách sẽ giúp loại bỏ các chất nhờn, dị vật, vi khuẩn khiến bé thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Ngược lại, nếu thực hiện không đúng cách có thể khiến các triệu chứng bệnh nặng thêm. Vậy cách rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý như thế nào là đúng? Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này. 

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ
Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ như thế nào cho đúng cách?

Hướng dẫn dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách

Hiện nay, dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, rửa tai cho trẻ đang được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Nếu được thực hiện đúng cách, biện pháp này sẽ giúp rửa sạch các chất nhờn, vi khuẩn, dị vật có trong mũi. Do đó, nó sẽ khiến đường thở được thông thoáng, bé cũng vì thế mà dễ chịu hơn. 

Tuy nhiên, khi tiến hành sai cách, dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ có thể gây phản tác dụng. Nó không những không khiến bệnh thuyên giảm mà còn làm tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng. Thậm chí còn dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác.

Để dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách, các bậc phụ huynh nên tham khảo và thực hiện theo các bước sau đây:

  • Các mẹ cho bé nằm ở trên giường hoặc bàn với tư thế nghiêng một bên, đầu thấp, mông cao. Tiếp theo, đặt một tay lên đầu của trẻ để giữ cho bé không giãy giụa. Bởi nếu để trẻ cựa quậy mạnh trong quá trình rửa mũi có thể gây nên tổn thương cho mũi của bé.
  • Nên lót một cái khăn xô dày ở dưới cổ bé để khi rửa mũi, nước chảy ra sẽ thấm vào cái khăn này.
  • Tiếp theo, kiểm tra mức độ nghẹt mũi của bé. Nếu bị nghẹt mũi nhẹ và dịch mũi còn lỏng, có thể tiến hành rửa luôn bằng nước muối. Trường hợp dịch mũi bị đặc, có rỉ mũi thì nên nhỏ vào mỗi bên mũi khoảng 2 – 3 giọt nước muối. Đợi một lúc cho nước muối thấm vào rỉ mũi làm mềm chúng rồi dùng tay day mũi bé. Lưu ý là nên day nhè nhẹ để cho các rỉ mũi bong ra, sau đó dùng nước muối để rửa.
  • Cách rửa mũi được thực hiện như sau: Đặt đầu tròn của lọ nước muối vào lỗ mũi đang nằm phía trên của bé. Tiến hành bóp nhanh nhưng không thực hiện quá mạnh để giúp nước đi sâu vào bên trong mũi và dần dần chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi hoặc rỉ mũi có thể theo nước muối đi ra ngoài bằng lỗ mũi còn lại.
  • Trường hợp dịch mũi quá đặc và không thể trôi theo cùng với nước, có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để hút cho bé. Nhưng các mẹ cũng chỉ nên sử dụng dụng cụ này ở mức vừa phải, bởi lạm dụng nhiều quá sẽ tạo nhiều áp lực và gây tổn thương niêm mạc mũi.
  • Cứ tiến hành bơm rửa cho đến khi thấy nước rửa chảy ra có màu vàng trong, không còn thấy dịch nhầy của mũi là được. Để đạt được hiệu quả tốt, hãy thực hiện từ 3 – 5 lần mỗi ngày.
Cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa mũi cho bé
Cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa mũi cho bé

Vài điều cần lưu ý khi rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Để bảo đảm an toàn, khi tiến hành rửa mũi cho trẻ, các mẹ cũng nên chú ý một số điều sau đây:

  • Cần vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi rửa mũi cho bé. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng vi khuẩn từ tay xâm nhập vào miệng hoặc mũi của con.
  • Nên thực hiện vệ sinh mũi cho bé trước bữa ăn để tránh tình trạng nôn trớ.
  • Chỉ rửa mũi khi bé đang thức, bởi khi bé mở miệng sẽ ngăn được nước rửa chảy xuống cổ họng.
  • Không được dùng xi lanh để rửa mũi cho bé. Vì điều này có thể khiến cho niêm mạc mũi bị tổn thương. Thay vì dùng xi lanh, các mẹ có thể sử dụng các dụng cụ rửa mũi chuyên dụng. Các dụng cụ này cần phải đảm bảo có đầu ống tròn, mềm.
  • Trong những trường rỉ mũi không thể theo ra với nước rửa, hút mũi cho bé là việc cần thiết. Nhưng không nên lạm dụng, đồng thời cần thực hiện đúng cách để tránh gây ra các bệnh đường hô hấp khác.
  • Không sử dụng nước muối sinh lý quá nhiều nếu bé không bị viêm mũi. Bởi dùng quá nhiều có thể làm mất đi độ ẩm và chất nhầy tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và gây hại.

Trên đây là cách dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ và vài điều cần lưu ý. Thực hiện đúng cách có thể mang đến nhiều tác dụng tốt, giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính, cảm lạnh, cảm cúm… Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách lại có thể gây hại cho trẻ. Do đó, tham khảo các thông tin kỹ các thông tin trên đây là điều mà các mẹ nên làm.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Các loại thuốc cảm cúm và thông tin cần biết khi dùng

Các loại thuốc cảm cúm đang được sử dụng hiện nay chủ yếu nhằm mục đích điều trị triệu chứng...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt có tốt không? CHUYÊN GIA chỉ cách hay

Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, lá lốt có khả năng khắc phục tốt những bệnh lý liên quan...

Phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm cúm

Cách phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm cúm

Cúm và viêm mũi dị ứng đều là 2 căn bệnh phổ biến của đường hô hấp. Vì chúng có...

Thuốc kháng virus cảm cúm: Những điều nên biết trước khi dùng

Thuốc kháng virus cảm cúm được dùng để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do virus cảm...

Người bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không? Làm sao chữa khỏi bệnh?

Bơi lội là hoạt động thể chất bổ ích, giúp rèn luyện và nâng cao sức khỏe, giải tỏa tâm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *