Cách Bấm Huyệt Chữa Cảm Lạnh, Cảm Cúm Hiệu Quả
Bấm huyệt chữa cảm lạnh, cảm cúm là một liệu pháp trị bệnh an toàn được y học cổ truyền áp dụng từ lâu đời. Thông qua việc tác động lên các huyệt vị, phương pháp này giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tình trạng nhiễm trùng và cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh mà không phải dùng thuốc.
Tác dụng của bấm huyệt trong điều trị cảm lạnh, cảm cúm
Bấm huyệt chữa cảm lạnh, cảm cúm là phương pháp trị bệnh không dùng thuốc đang được áp dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Liệu pháp này sử dụng lực của bàn tay, chủ yếu là đầu ngón tay tác động đến một số vị trí huyệt đạo phản chiếu trên cơ thể. Việc day bấm huyệt đúng cách mang đến nhiều lợi ích cho người bị cảm cúm, cảm lạnh như:
- Tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể có sức đề kháng, tiêu diệt virus gây bệnh tốt hơn
- Giảm đau đầu, đau nhức cơ thể
- Làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu cho người bệnh.
- Nâng cao sức khỏe tổng thể
- Hỗ trợ giảm ho, hạ sốt
- Khu phong, tán hàn
- Cân bằng năng lượng âm dương trong cơ thể
- Tăng cường lưu thông máu đến chữa lành tổn thương trong đường hô hấp.
Tìm hiểu ngay: Cách chữa cảm lạnh sau sinh hiệu quả – Không hại sữa
Cách bấm huyệt chữa cảm lạnh, cảm cúm
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, cảm cúm bạn có thể tác động vào các vị trí huyệt đạo dưới đây:
Huyệt Toản trúc:
- Vị trí: Huyệt Toản trúc nằm ở đầu cung lông mày, thẳng góc mắt trong. Khu vực da dưới huyệt chịu sự chi phối, tác động của dây thần kinh số V.
- Cách thực hiện: Người bệnh ngồi cho ngay ngắn, xoa hai tay vào nhau để làm nóng. Đặt hai đầu ngón trỏ vào vị trí huyệt Toản trúc rồi vuốt nhẹ xuống hai bên cánh mũi. Thực hiện 20- 30 lần liên tục.
- Công dụng: Việc tác động vào huyệt Toản trúc có tác dụng làm tăng nhiệt lượng cho vùng cánh mũi, kích thích lưu thông khí huyết qua mũi, tăng lượng dịch tiết bảo vệ cho niêm mạc mũi trước sự tấn công của virus gây cảm lạnh, cảm cúm.
Huyệt Phong trì:
- Vị trí: Huyệt Phong trì bao gồm một đôi nằm tại chỗ lõm bên dưới xương chẩm và bên ngoài một khối cơ nằm nổi lên phía sau cổ. Ấn thử vào huyệt thấy cảm giác tức nặng là bạn đã xác định đúng vị trí.
- Cách thực hiện: Trước tiên, bạn úp hai lòng bàn tay ra phía sau gáy và nhẹ nhàng xát qua lại, bắt đầu từ vùng chẩm cho đến hết cổ gáy sao cho khu vực này ấn nóng lên. Sau đó, đặt đầu ngón tay cái vào hai huyệt phong trì và day ấn đồng thời bằng một lực mạnh để khu vực gáy và nửa sau cảm thấy căng tức là đạt yêu cầu, thời gian thực hiện là 1 phút. Cuối cùng, chụm cả hai bàn tay vào giữa trán rồi miết ngang ra hai bên thái dưới ở sát lông mày và vùng chân tóc rồi làm ngược lại, thực hiện 10 – 20 lần tương tự.
- Tác dụng: Khu phong, tán hàn, giảm nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và các triệu chứng khác liên quan đến bệnh cảm lạnh, cảm cúm.
Huyệt Nghinh hương:
- Vị trí: Huyệt Nghinh hương còn có tên gọi khác là huyệt Nghênh hương, Xung dương. Vị trí huyệt nằm trên rãnh mũi mép, ngang chân cánh mũi đi ra.
- Cách làm: Với huyệt Nghinh hương bạn thực hiện cách bấm huyệt chữa cảm lạnh bằng cách sử dụng ngón tay giữa kết hợp với ngón trỏ. Dùng cả 2 ngón day ấn huyệt đồng thời trong 60 giây đến khi vùng cánh mũi và gò má thấy cảm giác căng tức là thao tác đúng kỹ thuật.
- Tác dụng: Tán phong nhiệt, làm thông mũi, tăng khứu giác.
Huyệt Bách hội:
- Vị trí: Huyệt Bách hội có vị trí nằm tại điểm giao nhau giữa đường chính giữa cơ thể cùng với đường nối điểm cao nhất trên hai vành tai.
- Cách day bấm huyệt: Sử dụng đầu ngón tay trỏ với lực thấm sâu nhẹ nhàng day ấn huyệt. Thời gian thực hiện từ 1 – 3 phút.
- Tác dụng: Tán hàn, xoa dịu cảm giác đau đầu, khu phong, tăng cường lưu thông máu đến chữa lành tổn thương trong đường hô hấp.
Huyệt Thái dương:
- Vị trí: Huyệt Thái dương rất dễ xác định. Huyệt gồm một đôi nằm hai bên phần lõm ngay cạnh ổ xương gò má.
- Cách day ấn huyệt: Dùng ngón tay giữa đặt ở vị trí của hai huyệt Thái dương. Tiến hành day ấn với lực từ nhẹ đến nặng trong thời gian khoảng 2 phút. Khi bạn cảm thấy căng tức huyệt là đạt yêu cầu.
- Tác dụng: Giảm đau đầu, đau nhức mũi, làm thư giãn thần kinh, điều hòa khí huyết và giúp người bị cảm lạnh, cảm cúm ngủ ngon giấc hơn.
Huyệt Thận du và Mệnh môn:
- Vị trí: Từ phía dưới gai sống thắt lưng thứ 2, bạn đo ngang khoảng 1.5 thốn chính là vị trí của huyệt Thận du. Còn huyệt Mệnh môn nằm dưới đốt thắt lưng 2, điểm giữa của hai huyệt Thận du.
- Cách bấm huyệt chữa cảm lạnh: Người bệnh ngồi thẳng lưng. Dùng hai bàn tay úp vào hai huyệt rồi xoa xát nhiều lần cho đến khi vùng thắt lưng nóng lên là được.
- Tác dụng: Bồi bổ nguyên khí, điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thống máu ở vùng lưng và cột sống, giảm đau mỏi cơ thể hay các chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do ảnh hưởng của cảm lạnh, cảm cúm.
Huyệt Khúc trì:
- Vị trí: Để xác định vị trí của huyệt Khúc trì, bạn hãy gập cẳng tay vào phía cánh tay và đặt bàn tay trước ngực sao cho các nếp gấp ở khuỷu nổi rõ. Vị trí huyệt Khúc trì nằm ở đầu ngoài nếp gấp khuỷu.
- Cách bấm huyệt: Đặt cẳng tay vuông góc với cánh tay. Sau đó dùng ngón tay trỏ day ấn một lực mạnh lên huyệt Khúc trì trong vòng 60 giây. Khi thấy rõ cảm giác căng tức lan từ huyệt xuống bàn tay là đạt.
- Tác dụng: Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, giảm đau họng. Day bấm huyệt Khúc trì kết hợp uống nhiều nước và chườm mát có thể giúp người bị cảm cúm, cảm lạnh hạ sốt nhanh hơn.
Huyệt Thái xung:
- Vị trí: Từ 2 giữa ngón chân số 1,2 người bệnh đo lên khoảng 1,5 thốn. Huyệt Thái xung nằm ở chỗ lõm được tạo thành bởi 2 đầu xương ngón chân số 1 và 2.
- Cách bấm huyệt: Dùng ngón trỏ day nhiều lần vào huyệt Thái xung cho đến khi thấy cảm giác căng tức.
- Tác dụng: Giải nhiệt, giảm sốt, cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong đường hô hấp.
Huyệt Hợp cốc:
- Vị trí: Huyệt hợp cốc nằm ở chỗ lõm giữa xương ngón cái và ngón trỏ. Khi lấy ngón cái ấn vào các vị trí men theo bờ xương bàn tay thứ mà có cảm giác đau nhức lan sang cả ngón út thì nơi đó chính là huyệt Hợp cốc.
- Cách day ấn huyệt: Dùng ngón cái lần lượt day ấn vào 2 huyệt hợp cốc. Mỗi bên thực hiện khoảng 1 – 2 phút đến khi thấy căng tức là được.
- Tác dụng: Giảm đau đầu, đau nhức cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích bài tiết mồ hôi, phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, cảm cúm.
Xem thêm: Các loại tinh dầu điều trị cảm cúm hiệu quả nhất
Có nên tự bấm huyệt chữa cảm cúm, cảm lạnh tại nhà?
Thao tác xoa bóp bấm huyệt dường như khá đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách, nhất là khi không có kinh nghiệm chuyên môn. Việc xác định sai vị trí huyệt đạo hoặc bấm huyệt không đúng kỹ thuật đều có thể gây hại cho sức khỏe.
Một số rủi ro ngoài ý muốn có thể xảy ra khi bạn bấm huyệt chữa cảm lạnh sai cách như:
- Rạn nứt xương do day ấn quá mạnh
- Bầm tím da, đầu kéo dài ở vị trí đầy ấn
- Tổn thương cơ hoặc dây thần kinh…
Hơn nữa, phương pháp bấm huyệt cũng không được áp dụng rộng rãi cho mọi trường hợp. Một số đối tượng có tình trạng bệnh lý không thích hợp để bấm huyệt.
Vì vậy, nếu không có kinh nghiệm chuyên môn, bạn không nên tự mình bấm huyệt tại nhà. Hãy tìm đến sự trợ giúp của các thầy thuốc lành nghề, được đào tạo bài bản.
Trường hợp nào không nên bấm huyệt chữa cảm lạnh?
Chống chỉ định bấm huyệt đối với các trường hợp sau:
- Người đang có vết thương hở, bị sưng tấy hoặc lở loét ở vị trí huyệt đạo cần bấm
- Trường hợp có chấn thương cơ xương khớp ở nơi bấm huyệt
- Người bị cảm cúm, cảm lạnh kèm theo các vấn đề ngoại khoa như viêm ruột thừa, chảy máu dạ dày, nhiễm trùng vòi trứng, suy tim hoặc mắc bệnh nặng ở gan, thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách bấm huyệt chữa cảm lạnh.
Bấm huyệt chữa cảm lạnh bao lâu thì khỏi bệnh?
Việc bấm huyệt chữa cảm lạnh, cảm cúm bao lâu thì khỏi bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Mức độ nghiêm trọng của bệnh
- Thể trạng của người bệnh
- Tuổi tác
- Sự kiên trì trong điều trị
- Cơ địa của từng bệnh nhân
Liệu pháp bấm huyệt cho hiệu quả một cách từ từ. Bạn cần kiên trì áp dụng hàng ngày trong ít nhất một tuần để thấy được kết quả rõ ràng. Trường hợp bị cảm lạnh, cảm cúm nặng nên kết hợp dùng thuốc bác sĩ kê đơn để nhanh chóng kiểm soát được bệnh và ngăn ngừa biến chứng.
Lưu ý khi bấm huyệt chữa cảm lạnh, cảm cúm
- Để đạt được hiệu quả, người bệnh nên áp dụng phương pháp bấm huyệt từ sớm, ngay từ khi mới có dấu hiệu cảm lạnh hay cảm cúm.
- Thao tác bấm huyệt chữa cảm lạnh cần được thực hiện một cách chậm rãi, áp dụng lực vừa đủ để tác động sâu vào trong từng huyệt đạo.
- Kiên trì thực hiện hàng ngày để bệnh mau có sự tiến triển tốt.
- Có thể thoa một ít tinh dầu nóng vào vị trí các huyệt đạo trước khi day bấm huyệt để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Trong sinh hoạt hàng ngày chú ý nghỉ ngơi nhiều, uống nước và ăn đồ còn ấm. Tránh uống nước đá lạnh hoặc ăn đồ cay và thức ăn nhiều dầu mỡ gây kích thích đường hô hấp. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng hàng ngày để tiêu diệt virus, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan xuống đường hô hấp dưới.
Có thể bạn quan tâm
- Cảm lạnh vào mùa hè: Những điều bạn không ngờ tới
- 10 biện pháp điều trị cảm lạnh tại nhà giúp giảm đau, hạ sốt tự nhiên
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!