Vì sao bị nghẹt mũi vào ban đêm? Điều trị như thế nào?

Nghẹt mũi vào ban đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn ngủ không được ngon giấc, hệ quả là khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, sức khỏe bị giảm sút. Tìm hiểu rõ về vấn đề này sẽ giúp bạn đưa ra được những biện pháp điều trị và cách phòng bệnh hiệu quả.

nghẹt mũi về đêm
Tìm hiểu về chứng nghẹt mũi về đêm và cách điều trị

Nguyên nhân nào gây tắc nghẹt mũi vào ban đêm?

Bị lạnh hoặc cảm cúm được cho là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi. Vì những lúc này, mũi tiết ra nhiều chất nhầy để ngăn chặn và tống khứ các bụi bẩn, vi khuẩn và virus ra ngoài. Một khi được tiết ra quá nhiều, chúng làm bít tắc đường thở khiến bạn khó thở. Tuy nhiên, nếu như bị nghẹt mũi vào ban đêm mà không phải vì lý do này thì bạn có thể mắc bệnh bởi các nguyên nhân khác. Một số yếu tố gây bệnh khác mà chúng ta có thể kể đến là:

Dị ứng:

Người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với các tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất… thường bị tắc mũi vào ban đêm. Các tác nhân gây kích ứng khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm cho các chất gây viêm hoạt động mạnh, khiến vùng mũi và các xoang bị kích thích tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Kết quả là các dịch nhầy không được thoát ra ngoài, tích tụ lại trong mũi gây nghẹt mũi.

Bị viêm xoang:

Các xoang cạnh mũi của chúng ta chứa đầy không khí, có chức năng chứa, phân phát các chất để nuôi xương, đồng thời giúp cho giọng nói của chúng ta được ấm và vang hơn. Tuy nhiên, nếu bị các vi khuẩn và virus tấn công khiến cho bộ phận này bị viêm gây nên viêm xoang. Bệnh sẽ khiến các chất nhầy ở vùng mũi tiết ra nhiều hơn, tích tụ lại càng nhiều thì mũi của bạn càng bị nghẹt nặng. Nghẹt mũi do viêm xoang có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng chúng thường có xu hướng nặng lên vào ban đêm.

Do không khí bị ô nhiễm và khô:

Không khí khô cộng thêm tình trạng ô nhiễm, khói bụi cũng là một trong những yếu tố làm cho mũi của bạn bị tắc nghẽn. Khi hít phải không khí nhiều bụi bẩn hoặc khô, niêm mạc mũi có xu hướng tiết ra nhiều chất nhầy để ngăn chặn các bụi bẩn và làm tăng độ ẩm cho các mô mũi. Lượng chất nhầy tiết ra nhiều sẽ làm cho mũi bị tắc nghẽn, đặc biệt là về đêm.

Mắc các bệnh lý về mũi:

Những người gặp các vấn đề về đường thở như bị polyp mũi, lệch vách ngăn mũi cũng thường bị tắc nghẹt mũi. Polyp mũi hình thành sẽ xuất hiện các khối u nhỏ làm cho đường thở bị thu hẹp. Bệnh này phát sinh do bị các chứng viêm mãn tính như viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Ngoài ra lệch vách ngăn mũi cũng là một trong những yếu tố làm cho mũi của bạn bị tắc nghẽn về đêm.

Mang thai:

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng thường bị nghẹt mũi về đêm
Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng thường bị nghẹt mũi về đêm

Trong giai đoạn mang thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ, hàm lượng nội tiết trong cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi. Sự tăng lên của các nội tiết estrogen và progesterone cũng làm cho lưu lượng máu tăng theo. Khi máu dồn lên các mạch nhỏ ở mũi sẽ làm cho mạch máu bị giãn, các tế bào ở lớp niêm mạc mũi dễ bị sưng hơn người bình thường. Điều này dẫn đến hiện tượng khó thở về đêm.

Ngoài những nguyên nhân chính được liệt kê ở trên, có thể còn có nhiều nguyên nhân khác làm cho mũi bị nghẹt mà không được chúng tôi đề cập đến. Hãy trao đổi với các bác sĩ để biết rõ hơn về vấn đề này.

Tại sao nghẹt mũi thường có xu hướng nặng hơn khi về đêm?

Thông thường, hiện tượng tắc nghẹt mũi sẽ xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, có không ít trường hợp thấy rằng tình trạng bệnh của mình có xu hướng nặng lên về ban đêm, nhất là khi đi ngủ. Điều này có thể giải thích như sau:

Khi chúng ta nằm, lưu lượng máu dồn đến phần đầu và phần mũi của cơ thể sẽ tăng lên. Lúc này, các mạch máu nhỏ trong mũi bị giãn ra nhiều hơn khiến tình trạng viêm hoặc sưng đau càng trở nên trầm trọng làm cho đường thở càng bị tắc nghẹt. Chưa hết, nếu như chúng ta đứng hoặc ngồi, lượng dịch nhầy trong mũi có thể được chảy ra ngoài bằng đường mũi hoặc bị chảy xuống cổ họng nên sẽ giảm bớt được sự tắc nghẽn. Nhưng khi nằm ngủ, dịch nhầy sẽ bị tích tụ lại và không thể thoát được ra ngoài một cách dễ dàng. Vì vậy mà người bệnh thường có cảm giác bệnh nặng hơn về đêm.

Cần phải làm gì để xử lí tình trạng tắc nghẹt mũi về đêm?

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà cách xử lý tình trạng này cũng khác nhau. Việc đầu tiên bạn cần làm là trị dứt điểm các nguyên nhân gây bệnh, sau đó có thể áp dụng một vài biện pháp khắc phục như sau:

  • Gối cao đầu khi ngủ.
  • Dùng máy tạo độ ẩm và phun sương đặt ở đầu giường để làm tăng độ ẩm trong không khí.
  • Không nên ăn uống trước giờ đi ngủ.
  • Uống nhiều nước.
  • Tránh xa rượu bia và các chất kích thích.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp bị tắc nghẹt mũi do bị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, dị ứng… thì cần phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ. Những loại thuốc kháng histamine hoặc thuốc điều trị cảm cúm có thể sẽ được chỉ định cho bạn dùng để khắc phục chứng bệnh này.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thuốc Panadol Cảm Cúm: Thành phần, công dụng, liều dùng

Thuốc Panadol Cảm Cúm chứa thành phần chính là Paracetamol, Caffeine kết hợp với Phenylephrine hydrochloride. Thuốc có công dụng...

Bệnh viêm amidan quá phát và các thông tin cần biết

Bệnh viêm amidan quá phát là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan quá phát là tình trạng amidan sưng to hơn kích thước bình thường. Xảy ra tình trạng này...

Các loại thuốc cảm cúm và thông tin cần biết khi dùng

Các loại thuốc cảm cúm đang được sử dụng hiện nay chủ yếu nhằm mục đích điều trị triệu chứng...

Tìm hiểu cách chữa viêm họng bằng lá khế

Gợi ý cách dùng lá khế và quả khế chữa viêm họng hiệu quả cao

Chữa viêm họng bằng lá khế và quả khế là phương pháp đã được dân gian áp dụng từ lâu....

Trẻ bị ho nên ăn gì, kiêng gì tốt? Thực đơn A-Z

Chế độ ăn uống hàng ngày đóng góp một phần quan trọng vào việc hồi phục sức khỏe và giúp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *