Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý ? Nên chọn loại nào ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm sạch chất nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn bám trong mũi. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng bệnh đường hô hấp như nghẹt mũi, chảy dịch mũi… Tuy nhiên, thực hiện không đúng cách có thể gây phản tác dụng, làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vậy có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý không? Nên chọn loại nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Có nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi thường xuyên không?
Có nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi thường xuyên không?

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý không?

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là một thói quen vệ sinh cá nhân ngày càng được áp dụng phổ biến. Biện pháp này có tác dụng loại bỏ các loại vi khuẩn, chất nhờn, bụi bẩn bám trong mũi, giúp làm giảm các triệu chứng các bệnh đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Từ đó nó cũng làm giảm bớt đi việc dùng các loại thuốc kháng sinh.

Theo các báo cáo y tế, đây là một thói quen tốt và ít gây ra tác dụng phụ. Do đó, nếu còn băn khoăn không biết có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, nó chỉ mang đến tác dụng tốt khi được thực hiện đúng cách. Bởi nếu dùng sai cách, rửa mũi lại khiến cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Theo các bác sĩ, rửa mũi thường xuyên sẽ làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong lớp niêm mạc mũi. Mà lớp chất nhầy tự nhiên này có khả năng làm ẩm, ngăn chặn vi khuẩn và bụi bẩn. Nếu bị mất lớp chất nhầy này, bệnh nhân dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nó còn có thể gây tổn thương lớp niêm mạc mũi gây viêm…

Nên dùng loại nước muối sinh lý nào để rửa mũi?

Nếu muốn dùng nước muối sinh lý rửa mũi, người bệnh nên lựa chọn dung dịch NaCl 0,9% (natri clorid 0,9%). Đây là dung dịch nước muối đẳng trương, nó có tác dụng tương đương với nồng độ dịch của cơ thể. Nếu dùng dung dịch nước muối này, bệnh nhân sẽ tránh được cảm giác đau xót niêm mạc.

Cần lựa chọn các dung dịch nước muối sinh lý phù hợp để rửa mũi
Cần lựa chọn các dung dịch nước muối sinh lý phù hợp để rửa mũi

Cách dùng nước muối sinh lý rửa mũi như sau:

  • Vệ sinh tay thật sạch trước khi tiến hành rửa mũi. Nó sẽ giúp bệnh nhân tránh được tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn từ tay xâm nhập họng hoặc mũi.
  • Chuẩn bị một bình đựng và một lọ nước muối sinh lý. Có thể sử dụng loại bình xịt hình củ tỏi, dạng phun sương hoặc loại bình trà dùng để nhỏ mũi. Trường hợp không thể tìm được bình đựng, bệnh nhân có thể sử dụng trực tiếp lọ nước muối sinh lý để đổ vào mũi. Tuy nhiên, với những người mới thực hiện lần đầu thì không nên làm theo cách này.
  • Nghiêng người vào bồn rửa hoặc chậu nước một góc chừng 45 độ khi rửa mũi. Điều này sẽ giúp cho phần nước rửa chảy từ mũi ra bên ngoài được chảy ra phía ngoài. Lưu ý không được ngả đầu về phía sau, bởi điều này có thể làm cho nước rửa trôi xuống cổ họng. Có thể lặp đi lặp lại mỗi bên chừng 3 – 5 lần rồi đổi bên.
  • Sau khi rửa, xì mũi nhẹ để khiến cho các dịch sót lại trong mũi được tống ra bên ngoài. Cần đảm bảo sau khi thực hiện bước này, các dịch mũi trong mũi đã được làm sạch. Sau đó, vệ sinh các dụng cụ xịt mũi thật sạch rồi để ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
  • Có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, rò họng để làm sạch vùng họng, vòm họng, các ngóc ngách của amidan. Nên thực hiện khoảng 3 – 5 lần để chúng mang đến tác dụng tốt.

Tuy được cho là khá an toàn, ít khi gây tác dụng phụ nhưng rửa mũi bằng nước muối sinh lý cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ. Chẳng hạn, nó có thể gây viêm tai giữa do dịch mũi chảy vào theo nước muối chảy vào tai. Vì thế, việc sử dụng các bình xịt mũi để rửa mũi cũng cần phải được tiến hành thận trọng, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý không và cách thực hiện. Nắm rõ các thông tin trên đây sẽ giúp bệnh nhân thực hiện đúng cách và an toàn, tránh gặp các vấn đề không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng diện chẩn

Chữa viêm mũi dị ứng bằng diện chẩn là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh áp dụng bởi...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng giấm táo được nhiều người áp dụng có tốt không?

Ngoài việc dùng trong chế biến thức ăn, làm đẹp, người ta còn dùng giấm táo trong điều trị bệnh,...

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm không?

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng như: Cơ...

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Viêm mũi dị ứng khác viêm xoang như thế nào?

Chứng viêm mũi dị ứng và viêm xoang là hai chứng bệnh tai - mũi - họng đặc biệt dễ...

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cảm lạnh và cúm

Ho, hắt hơi, sổ mũi hay nghẹt mũi là các triệu chứng điển hình của cảm lạnh thông thường và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *