Cách chữa cảm lạnh sau sinh hiệu quả – Không hại sữa

Bệnh cảm lạnh sau sinh do virus gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus tấn công trực tiếp vào đường hô hấp trên gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ở mũi họng. Việc tìm ra được cách chữa cảm lạnh sau sinh hiệu quả mà không hại sữa chính là mối bận tâm hàng đầu của nhiều chị em.

Bệnh cảm lạnh sau sinh nguyên nhân do đâu?

Bệnh cảm lạnh là một dạng nhiễm trùng ở đường hô hấp trên do virus gây ra. Bệnh ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều đối tượng, trong đó phụ nữ sau sinh là đối tượng chiếm tỷ lệ mắc bệnh khá cao.

Nhiều chủng virus khác nhau được xác định là thủ phạm gây bệnh cảm lạnh sau sinh. Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là virus rhinovirus. Loại virus này chính là tác nhân gây ra các đợt hen cấp và là nguyên nhân gây viêm xoang, viêm tai thường gặp.

Cách chữa cảm lạnh sau sinh
Bệnh cảm lạnh sau sinh di virus gây ra

Có nhiều yếu tố thuận lợi khiến cho virus cảm cúm dễ dàng tấn công vào mũi họng của phụ nữ sau sinh và phát triển mạnh. Bao gồm:

  • Sức khỏe của mẹ kém, sức lực chưa phục hồi hoàn toàn sau ca vượt cạn
  • Mẹ sinh mổ bị mất nhiều máu khiến cho cơ thể yếu ớt
  • Mẹ ít vận động trong thời gian ở cữ cùng với việc ngủ không đủ giấc và thường xuyên phải thức đêm
  • Căng thẳng, lo lắng quá mức khiến sức đề kháng với virus bị suy giảm
  • Thói quen ăn nhiều đồ lạnh hoặc tắm nước lạnh khi mới sinh
  • Trong thời gian ở cữ, nhiều mẹ ít vận động, kiêng tắm rửa hoặc vệ sinh cá nhân kém

Xem thêm: 10 biện pháp điều trị cảm lạnh và cúm tại nhà giúp giảm đau, hạ sốt tự nhiên

Triệu chứng cảm lạnh sau sinh

Các dấu hiệu cảm lạnh ở phụ nữ sau sinh thường xuất hiện sau từ 1 tới 3 ngày kể từ khi cơ thể bị nhiễm virus gây bệnh. Triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào thể trạng và mức độ tổn thương ở đường hô hấp.

Cụ thể, khi bị cảm lạnh sau sinh, chị em có thể gặp các biểu hiện dưới đây:

  • Chảy nhiều nước mũi. Ban đầu nước mũi có thể trong nhưng sau dần trở nên đặc hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây.
  • Nghẹt mũi do dịch nhầy đặc quánh ứ đọng trong xoang mũi
  • Ho
  • Có cảm giác rùng mình, ớn lạnh ngay cả khi trời nóng hoặc đang nằm trong chăn
  • Đau họng, niêm mạc họng sưng viêm
  • Đau nhức cơ thể hoặc đau đầu ở mức độ nhẹ
  • Thường xuyên hắt hơi
  • Mệt mỏi, khó chịu trong người
  • Có thể bị sốt nhẹ.

Bị cảm lạnh sau sinh khi nào nên đi khám bác sĩ?

Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh ở phụ nữ sau sinh có thể thuyên giảm dần sau vài ngày mà không phải điều trị. Tuy nhiên, nếu áp dụng các mẹo trị bệnh tự nhiên không hiệu quả hoặc có các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây chị em nên tới bệnh viện khám ngay:

  • Bị sốt cao kéo dài quá 2 ngày hoặc sốt tái phát sau vài ngày ngưng sốt
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Ho nhiều gây mệt mỏi, mất ngủ
  • Đau họng hoặc đau đầu nặng
  • Đau tai
  • Ý thức bị rối loạn
triệu chứng cảm lạnh sau sinh
Bệnh cảm lạnh sau sinh kéo dài và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khiến chị em mệt mỏi

Cảm lạnh sau sinh có nguy hiểm không?

Bệnh cảm lạnh xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng căn bệnh này lại mang đến nhiều dấu hiệu khó chịu khiến các mẹ vô cùng mệt mỏi, thiếu sức sống và mất cảm giác ngon miệng.

Nếu được kiểm soát tốt, các triệu chứng bệnh có thể khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh ngày càng có diễn tiến phức tạp và kéo dài trong nhiều tuần. Nhất là các mẹ sau sinh có cơ thể yếu ớt, sức khỏe kém thì rất dễ gặp phải các biến chứng như:

  • Tắc tia sữa dẫn đến căng tức ngực, đau đớn
  • Ít sữa hoặc mất hẳn sữa mẹ
  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi
  • Viêm xoang và các vấn đề khác ở đường hô hấp

Mẹ bị cảm lạnh sau sinh có lây cho con không?

Bệnh cảm lạnh ở phụ nữ sau sinh do nhiều loại virus gây ra. Chúng có thể lây từ mẹ sang bé thông qua tiếp xúc gần gũi. Một số mẹ có thói quen ngậm thìa cháo trong miệng rồi đút cho bé ăn cũng có thể khiến virus lây lan.

Ngoài ra, phụ nữ bị cảm lạnh sau sinh cũng có thể lây bệnh cho con hoặc cho người khác thông qua các con đường như:

  • Dùng chung ly uống nước, bàn chải đánh răng hay khăn mặt
  • Hít phải virus được phát tán trong không khí khi chị em hắt hơi, nói chuyện hoặc ho
  • Dịch mũi và giọt bắn của mẹ bám dính trên đồ vật. Khi trẻ hay người khác vô tình chạm vào rồi đưa tay lên mũi miệng sẽ bị lây bệnh.

Nghiên cứu cho thấy, virus gây bệnh cảm lạnh thường dễ lây lan nhất trong 2 – 3 ngày đầu mẹ bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy, khi phát hiện ra bệnh chị em cần có giải pháp để dự phòng lây nhiễm bệnh cho con.

Cách chữa cảm lạnh sau sinh hiệu quả

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh cảm lạnh ở phụ nữ sau sinh có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Chị em có thể áp dụng một số mẹo dân gian kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu. Chị em chỉ nên sử dụng thuốc chữa cảm lạnh sau sinh do bác sĩ kê đơn trong trường hợp cần thiết. Tránh lạm dụng thuốc tây bừa bãi gây mất sữa hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

1. Mẹo trị cảm lạnh sau sinh an toàn

Dân gian có nhiều cách trị cảm lạnh sau sinh hiệu quả mà an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là một số mẹo hay chị em có thể tham khảo:

– Đánh cảm 

Sử dụng trứng gà đánh cảm là cách chữa cảm lạnh sau sinh được áp dụng từ rất lâu đời. Theo kinh nghiệm dân gian, việc đánh cảm có thể giúp loại bỏ hết gió độc cùng các chất có hại cho cơ thể, giúp các mẹ cảm thấy khoan khoái, dễ chịu hơn.

cách chữa cảm lạnh sau sinh bằng phương pháp đánh cảm
Đánh cảm bằng lòng trắng trứng là mẹo trị cảm lạnh sau sinh đang được áp dụng rộng rãi trong dân gian

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả trứng, đồng xu ( hoặc nhẫn, vòng hay bất cứ vật nào bằng bạc)
  • Luộc chín quả trứng gà, lột vỏ và tách riêng lòng trắng
  • Bỏ đồng xu bằng bạc vào bên trong lòng trắng. Dùng khăn sữa bọc lại rồi đánh gió ở vùng lưng và ngực.
  • Sau khi đánh cảm xong, đồng bạc sẽ bị đen lại do hấp thụ nhiều chất độc.

– Cách chữa cảm lạnh sau sinh bằng cháo hành lá và tía tô

Đây là món ăn có tác dụng giải cảm rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Hành chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên có thể giúp ức chế virus gây cảm lạnh. Trong khi đó, lá tía tô lại có tác dụng kháng viêm, giảm ho, giữ ấm cho cơ thể.

Cách nấu cháo rất đơn giản:

  • Trước tiên, mẹ hãy nấu một nồi cháo trắng
  • Sau khi nêm nếm cho vừa miệng thì thêm hành lá và tía tô đã được thái nhỏ vào, đảo đều.
  • Múc cháo ăn khi còn nóng. Sau đó, chùm chăn kín người để cơ thể toát ra nhiều mô hôi sẽ giúp nhanh hết cảm lạnh hơn.

– Xông hơi trị cảm lạnh sau sinh

Phương pháp xông hơi có nhiều tác dụng tốt cho phụ nữ bị cảm lạnh sau sinh. Hơi nóng có tác dụng kích thích bài tiết mồ hôi, giảm cảm giác ớn lạnh trong người, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau đầu, đau nhức mình mẩy.

Ngoài ra, một số loại lá được dùng để nấu nước xông hơi còn có tác dụng giải cảm, ức chế virus gây bệnh, cải thiện tình trạng sưng viêm ở đường hô hấp trên. Phương pháp này có tác dụng tốt nhưng không thích hợp cho người đang bị sốt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một số loại lá như: Kinh giới, ngải cứu, lá tre, củ sả hay lá bưởi…
  • Rửa sạch các loại lá trên, bỏ vào nồi
  • Đổ ngập nước rồi đun sôi trong 15 phút
  • Khi xông, mẹ hãy ngồi gần nồi nước. Dùng một cái khăn trùm kín từ đầu đến chân. Hé mở vung nồi một cách từ từ để hơi nước không thoát ra ngoài quá nhiều sẽ gây bỏng.
  • Thực hiện cho đến khi nước không còn bốc hơi
  • Cuối cùng dùng nước xông để lau lại người cho sạch.

– Điều trị cảm lạnh sau sinh bằng gừng

Gừng có tính ấm, giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau đầu, đau họng, cải thiện tình trạng ho, sổ mũi, đau nhức cơ thể do bệnh cảm lạnh gây ra.

cách chữa cảm lạnh sau sinh bằng gừng
Bài thuốc chữa cảm lạnh sau sinh bằng gừng có tác dụng giảm đau đầu, đau họng, sổ mũi, giảm sưng viêm cho đường thở
  • Cách 1: Dùng 1 kg gừng tươi rửa sạch, giã nát, ngâm chung với rượu trắng trong 3 tháng. Khi bị cảm lạnh, chị em chỉ cần lấy một ít rượu gừng để ngâm chân mỗi ngày một lần giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu và ngủ ngon giấc hơn.
  • Cách 2: Gừng tươi giã nát, trộn chung với một ít rượu trắng. Xào nóng hỗn hợp và bọc vào một miếng vải sạch để đánh gió.
  •  Cách 3: Uống 2 – 3 ly trà gừng mỗi ngày. Có thể cho thêm hành lá xắt nhuyễn vào trà để tăng thêm công dụng điều trị.

2. Dùng thuốc trị cảm lạnh sau sinh

Thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt hay bất cứ loại thuốc tân dược nào khác đều không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ sau sinh còn cho con bú. Tuy nhiên, nếu các mẹo tự nhiên không mang lại hiệu quả tốt thì chị em nên tới bệnh viện khám để được kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Các loại thuốc như Tylenol, Advil hay Acetaminophen tương đối an toàn đối với phụ nữ đang cho con bú. Chúng thường được bác sĩ kê đơn để giảm đau, hạ sốt cho chị em bị cảm lạnh sau sinh. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nên không được sử dụng trong điều trị cảm lạnh.

Cách chăm sóc tại nhà khi bị cảm lạnh sau sinh

Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, phụ nữ sau sinh bị cảm lạnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều và cố gắng ngủ đủ giấc để cơ thể có sức đề kháng tốt hơn với virus
  • San sẻ bớt việc nhà cũng như việc chăm sóc bé trong người thân trong gia đình để có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và giảm nguy cơ lây cảm lạnh cho bé.
  • Tắm rửa bằng nước ấm ở nơi kín gió. Mặc quần áo đủ ấm. Đồ ăn, thức uống tốt nhất nên dùng khi còn ấm.
  • Hạn chế nằm trong phòng có máy lạnh.
  • Vệ sinh cá nhân và tắm rửa thường xuyên. Tránh kiêng khem quá mức trong thời gian ở cữ khiến virus có cơ hội phát triển mạnh và tấn công vào đường hô hấp.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác
  • Mang khẩu trang và rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn khi chăm sóc bé
  • Uống nhiều nước giúp làm loãng chất nhầy trong mũi họng, giảm nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng
  • Ăn uống đa dạng các loại thực phẩm và bổ sung thêm vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, góp phần đẩy nhanh hiệu quả của cách trị cảm lạnh sau sinh đang áp dụng.

Có thể bạn quan tâm

Nếu bị cảm lạnh bạn cần phải thận trọng khi tập thể dục

Có nên tập thể dục khi bị cảm lạnh không?

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể chúng ta được khỏe mạnh, sảng khoái, hệ miễn dịch...

Bao lâu thì bệnh cảm lạnh có khả năng lây nhiễm cho người khác?

Cảm lạnh là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có tính lây nhiễm. Vì vậy, việc biết chính xác...

Trị ho bằng quả cam là phương pháp đơn giản, an toàn

Bỏ túi cách trị ho bằng quả cam cực hay mẹ nên biết

Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết, cam còn có tác dụng...

10 cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà hiệu quả nhanh

Sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn hoặc các mẹo tự nhiên chính là những cách chữa hắt hơi sổ...

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên không?

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý ? Nên chọn loại nào ?

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm sạch chất nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn bám trong mũi....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *