Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa dứt điểm được không?

Viêm mũi dị ứng có xu hướng tái phát khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như đau nhức xoang mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, nhức đầu, mất khứu giác… khiến cho nhiều người khó chịu. Có cách nào chữa dứt điểm viêm mũi dị ứng hay không? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

 viêm mũi dị ứng có chữa dứt điểm
Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa dứt điểm được không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa dứt điểm được không?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị sưng, viêm do hít phải chất gây dị ứng (dị nguyên). Các dị nguyên thường vô hại (phấn hoa, mạt bụi, lông da động vật, thời tiết thay đổi, khói bụi…). Khi các chất trên xâm nhập vào đường thở, cơ thể nhầm lẫn chúng là chất có hại và kích hoạt phản ứng tự miễn để chống lại.

Người bị viêm mũi dị ứng thường mắc phải các triệu chứng sau:

  • Hắt hơi
  • Ngứa mũi
  • Ngứa mắt/ mũi/ họng.
  • Chảy nước mắt
  • Quầng thâm dưới bọng mắt
  • Nghẹt mũi.

Thông thường, các triệu chứng trên có thể được ngăn ngừa và kiểm soát bằng các loại thuốc kê đơn, không kê đơn sau:

Cách làm trên có thể cải thiện được các biểu hiện khó chịu ngay tức thì. Tuy nhiên, tác dụng của những loại thuốc trên chỉ dừng lại ở việc kiểm soát triệu chứng, cắt cơn triệu chứng, không có khả năng trị bệnh triệt để cũng như ngăn ngừa viêm mũi dị ứng tái phát.

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại thì ngày nay người ta áp dụng liệu pháp giải mẩn cảm đặc hiệu để khắc phục. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa vào trong cơ thể chất gây dị ứng (trong trường hợp đã xác định được). Lúc này, cơ thể sẽ tạo ra các kháng thế để đáp ứng với yếu tố dị nguyên. Liều lượng dị nguyên sẽ được tăng dần hoặc ngắt quảng phục thuộc vào khả năng đáp ứng của cơ thể. Bằng cách này, cơ thể sẽ dần quen với các chất dị ứng và không còn sản sinh phản ứng dị ứng nữa. Tuy nhiên, cách làm này chưa thực sự phổ biến và việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

Cách phòng viêm mũi dị ứng tái phát

Triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ không khởi phát nếu không có yếu tố kích hoạt – tác nhân gây dị ứng. Do đó, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân làm bùng phát bệnh và hạn chế tiếp xúc với chúng.

Có thể phát hiện tác nhân gây dị ứng bằng cách để ý và ghi nhận địa điểm, thời gian tiếp xúc với các chất trước khi triệu chứng bệnh xuất hiện.

Bạn cũng có thể nhận biết chất gây dị ứng bằng cách làm xét nghiệm để tìm dị nguyên. Tuy nhiên, do mức độ đa dạng của các chất gây dị ứng nên các xét nghiệm này có giới hạn nhất định. Do đó, bạn cần phối hợp với bác sĩ và theo dõi xung quanh mình để tìm cách phòng tránh các tác nhân gây dị ứng.

Một số yếu tố có thể kích hoạt bệnh phổ biến gồm có:

  • Phấn hoa
  • Bụi bặm
  • Lông, da động vật
  • Thời tiết thay đổi
  • Dị ứng thuốc, thức ăn.

Tóm lại, viêm mũi dị ứng là bệnh thuộc về yếu tố cơ địa nên việc điều trị dứt điểm còn nhiều khó khăn. Xác định tác nhân gây viêm mũi dị ứng và tránh xa chúng là cách đơn giản nhất để không bị triệu chứng viêm mũi dị ứng làm phiền.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Phác đồ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng chuẩn chỉnh từ CHUYÊN GIA Tai mũi họng

Phác đồ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bao gồm việc sử dụng thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm...

Tìm hiểu phương pháp bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng

Phương pháp bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]

Bên cạnh các phương pháp điều trị như dùng thuốc, châm cứu, xông mũi thì bấm huyệt cũng là một...

Các dạng bệnh viêm mũi dị ứng

Có nên phẫu thuật chữa viêm mũi dị ứng không, khi nào phải mổ?

Viêm mũi dị ứng là loại bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn...

hướng dẫn sử dụng thuốc xịt mũi

Chi tiết cách sử dụng thuốc xịt mũi bạn cần nắm rõ

Thuốc xịt mũi từ lâu đã không còn xa lạ với những ai bị viêm mũi dị ứng (hoặc các...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng giấm táo được nhiều người áp dụng có tốt không?

Ngoài việc dùng trong chế biến thức ăn, làm đẹp, người ta còn dùng giấm táo trong điều trị bệnh,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *