Táo bón chức năng là gì? Những điều bạn cần biết rõ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Táo bón chức năng là bệnh lý gặp chủ yếu ở trẻ em. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không tiến hành chữa trị sớm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như hình thành trĩ, bứt kẽ hậu môn, suy dinh dưỡng,…

Táo bón chức năng là gì?
Táo bón chức năng là một trong những rối loạn chức năng đường tiêu hóa chức năng (FGD). Bệnh được chẩn đoán khi một người gặp phải các triệu chứng táo bón.

Táo bón chức năng là bệnh gì?

Táo bón chức năng hay còn gọi là táo bón vô căn mãn tính. Thực chất, đây là căn bệnh táo bón nhưng không phải do bất cứ tổn thương thực thể hay tác động sinh lý nào gây ra. Bệnh hình thành thường là do hệ thống tiêu hóa của con trẻ chưa hoàn thiện. Ngoài ra, bệnh cũng có thể liên quan đến yếu tố tâm lý hoặc một vài biểu hiện thần kinh khác.

Cũng giống như bệnh táo bón, bệnh táo bón chức năng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh thường hay gặp ở những trẻ em và trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ ở lứa tuổi từ 2 – 6.

Phân loại táo bón chức năng

Táo bón chức năng được chia thành 3 loại chính sau đây:

1. Táo bón có nhu động ruột bình thường

Là một trong những loại táo bón chức năng khá phổ biến. Các cơ ruột hoạt động co bóp và thư giãn với tốc độ bình thường, không nhanh và không chậm. Khi đó, phân được di chuyển trong ruột già với tốc độ thích hợp. Tuy nhiên, chúng lại không được đẩy ra ngoài, lâu dần khiến phân khô cứng gây căng cứng và đau bụng.

Trong trường hợp táo bón chức năng này, để cải thiện triệu chứng khó chịu và giúp việc đi cầu diễn ra dễ dàng hơn, bạn nên bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể. Có thể sử dụng viên uống bổ sung hoặc chất xơ từ các loại thực phẩm hàng ngày.

2. Táo bón chức năng với nhu động ruột chậm

Dạng táo bón này xảy ra do nhu động ruột hoạt động chậm hơn mức bình thường. Khi đó, việc hấp thu và vận chuyển chất thải trong đường ruột bị cản trở và diễn ra chậm. Nguyên nhân có thể là do hệ thần kinh bị tổn thương dẫn đến việc truyền tín hiệu đế các cơ ruột kém khiến cho nhu động ruột chuyển động không đúng tốc độc mà chúng cần thực hiện.

Táo bón nhu động ruột chậm thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ. Thông thường, để cải thiện triệu chứng này, cha mẹ thường cho con sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc ăn nhiều chất xơ. Tuy nhiên, trong trường hợp này chúng không mang lại kết quả cao bằng việc thay đổi chế độ vận động. Nghĩa là phụ huynh nên cho con vận động nhiều, đồng thời nên tập cho trẻ thói quen đi cầu mỗi ngày.

3. Rối loạn bài xuất phân

Thông thường, để đẩy phân ra khỏi cơ thể người bệnh cần vận động cơ hoành ở bụng phối hợp chung với cơ sàn khung chậu và cơ vòng hậu môn. Tuy nhiên, trong trường hợp bị bệnh táo bón, bệnh nhân có cảm giác buồn đi nhưng lại không đi được sẽ khiến phân ứ đọng trong đường ruột và gây đau đớn, khó chịu.

Biểu hiện của rối loạn bài xuất phân như:

  • Người bệnh ngồi hàng giờ trong nhà vệ sinh nhưng vẫn không thể đi được mặc dù đã cố rặn. Ngoài ra, không thể đi vệ sinh được mắc dù phân không to.
  • Thường xuyên sử dụng thuốc thụt để giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn
  • Bổ sung chất xơ mỗi ngày và thường xuyên dùng thuốc nhuận tràng nhưng bệnh táo bón vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Người bị bệnh táo bón kéo dài và bắt đầu xuất hiện biến chứng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, phân cứng, khô và gồ ghề.

Đối với dạng táo bón chứ năng này, người bệnh nên tiến hành điều trị sớm nhất có thể để giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh.

Tham khảo thêm: Trẻ ăn dặm bị táo bón: Cách khắc phục, phòng ngừa

Triệu chứng nhận biết của bệnh táo bón chức năng

Bệnh táo bón chức năng tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng thường gây khó khăn trong việc đi vệ sinh. Chính vì vậy, người bệnh cần nhận biết sớm để có hướng điều trị kịp thời, tránh bệnh gây biến chứng. Thông thường, ở mỗi độ tuổi khác nhau, triệu chứng táo bón chức năng thường không giống. Chẳng hạn như:

1. Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 1 tuổi

Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 1 tuổi bị bệnh táo bón chức năng nếu chúng có những biểu hiện dưới đây:

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ không đi tiêu trong 1 tuần. Còn đối, với trẻ bú bình, trẻ không đi tiêu trong 3 ngày.
  • Trẻ thường xuyên căng thẳng và quấy khóc mỗi khi đi tiêu. Phân đi ngoài thường khô và cứng.
Táo bón chức năng ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng nhận biết táo bón chức năng ở trẻ em và trẻ sơ sinh.

2. Trẻ trên 1 tuổi

Ngoài những triệu chứng của hội chứng kích thích ruột, trẻ em trên 1 tuổi bị táo bón chức năng thuờng xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Đối với trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi thường có số lần đi tiêu dưới 3 lần trong một tuần. Còn với trẻ lớn hơn 2 tuổi thường đi tiêu dưới 2 lần trong tuần.
  • Trẻ thường có biểu hiện đau nhức khi đi tiêu do phân khô và rắn.
  • Xuất hiện máu hoặc chất nhầy trộn lẫn trong phân
  • Trong đồ lót của trẻ có đất sét hoặc chất lỏng trông giống phân

Nguyên nhân gây bệnh táo bón chức năng

Theo các chuyên gia hệ tiêu hóa, táo bón chức năng hình thành có thể là do những nguyên nhân sau:

  • Dị ứng
  • Không có khả năng hoặc không sẵn sàng kiểm soát cơ thắt hậu môn bên ngoài
  • Không muốn đi đại tiện
  • Chế độ ăn uống nghèo nàn
  • Hội chứng đáy chậu giảm dần
  • Phản ứng thần kinh bao gồm stress, căng thẳng kéo dài

Điều trị bệnh táo bón chức năng

Người bị bệnh táo bón chức năng thường có cảm giác không muốn đi đại tiện. Và để cải thiện triệu chứng bệnh, bệnh nhân nên tập thói quen đi tiêu mỗi ngày. Bên cạnh đó, nên có chế độ ăn uống giàu chất xơ và ít dầu mỡ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lựa chọn một số loại thuốc sau đây để khắc phục táo bón chức năng:

  • Prucalopride
  • Sodium picosulphate
  • Tegasero
  • Elobixibat
  • Linaclotide
  • Lubiprostone
  • Velusetrag
  • Plecanatide
  • Bisacodyl

Bệnh táo bón chức năng không khó chữa nhưng nếu bạn can thiệp muộn, bệnh có thể chuyển nặng và gây khó điều trị. Vì vậy, khi thấy con có những biểu hiện bất thường khi đi vệ sinh, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện thăm khám.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

Táo bón uống thuốc gì để cải thiện bệnh?

Táo bón thường được cải thiện khi bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt. Tuy...

10 thực phẩm gây táo bón thường xuyên bạn cần lưu ý

Táo bón là vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp. Thực phẩm được xem là nguyên nhân chủ yếu...

5 mẹo chữa táo bón cấp tốc (khỏi ngay lập tức)

5 mẹo chữa táo bón cấp tốc (khỏi ngay lập tức)

Chữa táo bón cấp tốc bằng các biện pháp đơn giản với thuốc bơm hậu môn hoặc sử dụng nguyên...

bài tập yoga chữa táo bón

Hướng dẫn các bài tập yoga chữa táo bón bạn có thể áp dụng mỗi ngày

Yoga không chỉ tốt cho sức khỏe, nuôi dưỡng tinh thần mà còn có thể chữa được bệnh táo bón....

Bị táo bón do uống kháng sinh và cách khắc phục

Táo bón là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc kháng sinh. Táo bón do uống...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *