Mẹo Xoa Bóp Bấm Huyệt Giảm Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Xoa bóp bấm huyệt giảm trào ngược dạ dày là một trong những cách cải thiện triệu chứng đơn giản, phổ biến tại Trung Quốc và một số quốc gia tại châu Á. Đây là phương pháp có từ rất lâu đời, hỗ trợ điều trị bệnh mà không lo về tác dụng phụ như khi điều trị bằng tân dược hay những phương pháp khác.

Cách xoa bóp bấm huyệt giảm trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn, dịch vị ở dạ dày bị đẩy ngược lên bên trên thực quản do cơ vòng thực quản suy yếu hoặc bị rối loạn, gây tổn thương các mô tại thực quản. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng: ợ nóng, buồn nôn & nôn, hơi thở hôi, khó nuốt thức ăn, gặp vấn đề về hô hấp…

Để kiểm soát cơn ợ nóng, nóng rát cổ họng do trào ngược, bạn có thể áp dụng một số mẹo xoa bóp, bấm huyệt. Đây là phương pháp dùng ngón tay hoặc bàn tay tác động trực tiếp lên da thịt, thần kinh, mạch máu và một số cơ quan thụ cảm để gây nên các biến đỏi về nội tiết, thể dịch…, từ đó nâng cao hoạt động của hệ thần kinh.

Trong điều trị trào ngược dạ dày, bấm các huyệt Tam túc lý, huyệt Trung quản, huyệt Nội quan, huyệt Thái xung… có thể giảm tần xuất cũng như mức độ nghiêm trọng của trào ngược dạ dày, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Huyệt Túc tam lý (St36)

Truyền thuyết kể lại rằng bấm huyệt này có thể giúp binh lính đi bộ được hơn 3 dặm (tam lý) mà không bị mỏi mệt. Bấm huyệt Túc tam lý còn hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, lưu thông khí, kéo dài tuổi thọ. Chính vì đặc tính này mà người ta thường bấm huyệt túc tam lý để trị bệnh khớp, huyết áp cao, thần kinh suy nhược, bệnh dạ dày, gan.

Theo mô tả trong Y điển, huyệt Túc tam lý (huyệt trường sinh) nằm dưới đầu gối, cách hõm xương bánh chè 3 khoát ngón tay (một bàn tay) và cách bờ xương ống chân một khoát ngón tay (1.8 cm).

bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày thực quản.
Huyệt Túc tam lý (St36)

Cách bấm huyệt Túc tam lý:

  • Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn vào huyệt Túc tam lý (như hình vẽ).
  • Giữ yên cho đến khi có cảm giác tê tại chỗ và lan xuống hai bàn chân (thường khoảng 2 phút).

Huyệt Nội quan (P6)

Như tên gọi, huyệt Nội quan dùng để trị bệnh ở tâm, vị, ngực. Huyệt Nội quan nằm ở giữa cổ tay, giữa khe hai cơ gân mặt trong lòng bàn tay (như hình vẽ). Kích hoạt điểm này giúp khắc phục một số vấn đề đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu.

chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng cách bấm huyệt
Huyệt Nội quan (P6)

Ngoài ra, bấm huyệt Nội quan còn hỗ trợ điều trị một số bệnh phụ khoa như u xơ, u nang và kinh nguyệt không đều; chứng đau ngực và tim, lo lắng, mất ngủ và hồi hộp.

Cách bấm huyệt Nội quan: Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt trong 1 – 2 phút và hít thở sâu.

→Giải đáp chi tiết: Đau thượng vị ợ hơi là bệnh gì?

Huyệt Thái xung (LV3)

Huyệt Thái xung nằm trên bàn chân, giữa trũng sâu giữa ngón chân cái và ngón thứ hai, cách mu bàn chân khoảng 3 – 4 cm (như hình vẽ).

cách bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày
Huyệt thái xung (LV3)

Bấm huyệt Thái xung giúp khắc phục vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, giải độc gan, táo bón, buồn nôn & nôn, nhức đầu, chóng mặt, đau ngực do lo lắng, mất ngủ, khó chịu.

Cách bấm huyệt Thái sung:

  • Dùng đầu ngón tay miết nhẹ từ ngón chân lên bên trên. Vị trí ngón tay bị vướng lại giữa kẽ xương bàn chân chính là huyệt thái xung.
  • Ấn vào huyệt Thái sung trong khoảng 1 phút. Thực hiện cả hai bên bàn chân.

 

Huyệt Trung quản (CV12)

Huyệt Trung quản nằm trên đường thẳng chạy dọc giữa rốn và ngực, cách rốn ước chứng 4 lóng tay.

Bấm huyệt Trung quản giúp giảm đau, điều hòa chức năng bài tiết dịch vị của dạ dày, từ đó cải thiện chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày. Ngoài ra, bấm huyệt Trung quản còn làm giảm căng thẳng, mệt mỏi – một trong những tác nhân kích thích cơn trào ngược.

trị trào ngược dạ dày bấm huyệt
Huyệt Trung quản (CV12)

Cách bấm huyệt Trung quản:

  • Nằm ngửa người, đặt ngón cái hoặc ngón trỏ vào huyệt Trung quản (như hình vẽ), thở sâu 1 – 2 phút và nhắm mắt lại.
  • Không nên thực hiện kéo dài quá 2 phút.
  • Không bấm huyệt Trung quản nếu bạn đang mắc bệnh tim, cao huyết áp, ung thư.

Huyệt khí hải (CV6)

Bấm huyệt khí hải (biển của khí) là một trong 36 huyệt lớn trong cơ thể con người. Huyệt khí hải nằm ở đường thẳng chạy dọc rốn và ngực, nằm dưới rốn khoảng 1.5 cm.

Trong y học cổ truyền, huyệt khí hải được ứng dụng trong điều trị một số bệnh về về đường tiêu hóa như đầy hơi táo bón. Ngoài ra, bấm huyệt khí hải cũng giúp giảm chứng bất lực, đột quỵ, yếu cơ và đau cơ, hen suyễn, đau lưng dưới.

Cách bấm huyệt khí hải:

  • Dùng ngón tay day bấm huyệt khí hải, giữ trong 1 phút, thả lỏng 1 giây rồi sau đó bấm tiết. Thực hiện tối thiểu trong 3 phút cho đến khi triệu chứng trào ngược dạ dày.

Huyệt công tôn (Sp4)

Huyệt công tôn có thể được tìm thấy ở chỗ lõm, nơi tiếp nối giữa thân và đầu xương bàn chân, tiếp nối giữa da mu và da gan bàn chân (như hình vẽ). Kích hoạt huyệt này có tác dụng kiểm soát cơn trào ngược dạ dày, giảm đau dạ dày, chứng khó tiêu, tiêu chảy.

bấm huyệt trị ợ nóng
Huyệt công tôn (Sp4)

Ngoài ra, bấm huyệt công tôn còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số vấn đề phụ khoa như u xơ, u nang và kinh nguyệt không đều, đau ngực và tim, lo lắng, mất ngủ và hồi hộp.

Cách bấm huyệt công tôn: Dùng ngón trỏ hoặc ngón cái ấn mạnh lên huyệt trong khoảng 1 – 2 phút và hít thở sâu.

Huyệt B23 và B47

B23 và B47 là một cặp huyệt có thể ngăn chặn được cơn trào ngược dạ dày và các vấn đề tiêu hóa khác khi day ấn. Huyệt này nằm ở lưng dưới, ngang eo, cách nhau 2 – 4 ngón tay. Kích hoạt vào các huyệt này giúp giảm nhanh chứng đau bụng, khó tiêu, đau dạ dày. Người bị đau lưng dưới, nam giới thường xuyên mệt mỏi và bất lực cũng có thể day ấn huyệt trên để khắc phục.

bấm huyệt gì chữa trào ngược dạ dày
Huyệt B23 và B47

Cách day ấn huyệt B23 và B47:

  • Chà xát tay lên huyệt trong 1 phút để tạo nhiệt.
  • Dùng ngón cái ấn mạnh lên cả hai huyệt.
  • Phối hợp hít ra thở vào đều đặn để giúp dân thần kinh thư giãn, thúc đẩy máu lưu thông.

Huyệt G6

Huyệt G6 nằm ở phía sau đường chân tóc (như hình). Bấm huyệt G5 giúp kiểm soát cơn trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, day ấn vào huyệt trên cũng đặc biệt hữu ích trong việc cải thiện chứng đau đầu, cảm lạnh, cảm cúm, đau răng, buồn nôn, sốt, run…

Cách bấm huyệt G6: Dùng 2 ngón cái hoặc trỏ ấn mạnh vào huyệt G6, giữ yên trong 1 – 2 phút.

Một số lưu ý khi bấm huyệt giảm trào ngược dạ dày

Để việc bấm huyệt cải thiện triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả, trong quá trình thực hiện, cần lưu ý một số điều sau:

  • Xác định chính xác huyệt trước khi bấm.
  • Bấm huyệt trong vòng 2 – 3 phút, thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày khi bị trào ngược hoặc bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
  • Trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày bằng cách bấm huyệt, người bệnh cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

Hy vọng với những thông tin trên đây về bấm huyệt giảm trào ngược dà dày, người bệnh sẽ tìm được phương pháp điều trị tốt nhất để nhanh khỏi bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Sơ can Bình vị tánđược chọn lọc từ 10 bài thuốc bí truyền

Đánh bay trào ngược dạ dày CHỈ SAU 2 THÁNG ĐIỀU TRỊ nhờ Sơ can Bình vị tán 

Chỉ sau 2 tháng điều trị, cô Nguyễn Bích Liên - Hà Nội đã thành công điều trị căn bệnh...

Ho do trào ngược dạ dày có nguy hiểm và có cần trị?

Tình trạng ngứa ngáy cổ họng và ho do trào ngược dạ dày có thể xuất hiện, tạo cảm giác...

Những loại sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày – chống nôn trớ

Hiện tượng trào ngược dạ dày kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa mà...

Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to mẹ đừng xem thường!

Thỉnh thoảng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ bị nôn trớ, bụng chướng to khiến bé khó chịu. Đây...

Tập Thể Dục Chữa Trào Ngược Dạ Dày: Ưu Và Nhược Điểm Cần Lưu Ý

Tập thể dục có thể chữa chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, bệnh cạnh những ưu điểm nổi bật...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *