Thực tế bệnh tổ đỉa có lây không?

Bệnh tổ đỉa chỉ xảy ra ở lòng bàn tay, bàn chân: da bị nổi mụn nước, tự khô, rồi bong tróc da. Bệnh tổ đỉa không lây, tuy nhiên bệnh nhân cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để bệnh có thể chóng khỏi.

Tổng quan về bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là bệnh xuất hiện trên da, là đối tượng điều trị của chuyên khoa Da liễu. Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm (eczema). Bệnh tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose, thường gặp ở người trong độ tuổi từ 20 – 40 tuổi.

bệnh tổ đỉa có lây không
Bệnh tổ đỉa là tình trạng các mụn nước mọc ở da lòng bàn tay và bàn chân.

Bệnh tổ đỉa là tình trạng các mụn nước mọc dưới da lòng bàn tay, lòng bàn chân, khiến da trông sần sùi. Các mụn nước thường mọc thành chùm, mụn có độ cứng nhất định, kích thước khoảng 1 – 2mm. Khác với bệnh chàm, tổ đỉa chỉ mọc ở vùng lòng bàn tay và bàn chân, trong khi chàm xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Các mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra thường xảy ra theo đợt. Trước khi nổi mụn, da sẽ có cảm giác rát ngứa, tiết nhiều mồ hôi. Sau đó, mụn nước sẽ hình thành và khô lại. Ít khi mụn tự vỡ. Khi mụn đã khô, da trở nên sần sùi như một lớp sừng màu vàng đục, tróc vảy dần dần.

Bệnh tổ đỉa có lây không?

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa thường là do:

  • Nhiễm khuẩn trong quá trình lao động, tiếp xúc với nước bẩn, đất bẩn;
  • Dị ứng với các loại hóa chất như xi măng, chất tẩy rửa, xà phòng, nước hoa, dầu thơm phòng, thuốc kháng sinh, dầu mỡ, xăng,…
  • Dị ứng với nấm kẽ chân;
  • Tăng tiết mồ hôi tay chân quá mức do môi trường nóng nực hoặc do rối loạn thần kinh giao cảm.

Bệnh tổ đỉa sẽ trở nên nặng hơn nếu người bệnh vẫn tiếp xúc với môi trường khói bụi, không sạch sẽ, các loại hóa chất gây dị ứng hoặc tiêu thụ một số loại thức ăn như thịt bò, đậu phộng, thịt gà, trứng, hải sản,…

Những thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa cho thấy, bệnh gây ra do môi trường bên ngoài hoặc do yếu tố nội tại (bệnh nấm kẽ chân, tiết mồ hôi quá mức,…). Như vậy, bệnh tổ đỉa không gây ra dịch bệnh, không lây lan từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc thông thường.

Các chuyên gia y tế cho rằng, tuy bệnh tổ đỉa không lây truyền, nhưng bệnh nhân cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ, không nên nặn, chích mụn nước, gãi,… dễ gây nhiễm trùng và bệnh khó lành.

Thông thường, bệnh tổ đỉa có thể tự lành, không cần chữa trị. Tuy nhiên, nếu bệnh quá nặng hoặc lâm vào tình trạng mãn tính, người bệnh cần được chữa trị đúng cách, kịp lúc.

Có rất nhiều phương cách để chữa bệnh như uống thuốc Tây, sử dụng các bài thuốc Đông y hoặc bôi kem thuốc. Dù có chọn cách điều trị nào, người bệnh cũng cần đến gặp bác sĩ, được bác sĩ chuyên khoa Da liễu thăm khám kỹ lưỡng để có phương pháp điều trị thích hợp. Người dùng nên tuân theo những chỉ định, lời khuyên,… của bác sĩ để bệnh chóng lành và không diễn biến nặng hơn.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn các cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân, ở tay tại nhà

Phòng ngừa bệnh tổ đỉa bằng cách nào?

Bệnh tổ đỉa là một loại bệnh da liễu, do đó, cách phòng tránh đơn giản nhất đó là tránh tiếp xúc trực tiếp với những nguồn gây bệnh. Bên cạnh đó, chúng ta cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân để phòng tránh bệnh.

bệnh tổ đỉa có lây không
Cần vệ sinh tay, chân sạch sẽ, đúng cách để phòng ngừa bệnh tổ đỉa.

Trong y khoa, những vị tiền nhân thường nói rằng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để không bị mắc các bệnh về da liễu nói chung và bệnh tổ đỉa nói riêng, mỗi người trong chúng ta cần:

  • Vệ sinh bàn tay, chân và cơ thể sạch sẽ sau khi tiếp xúc với hóa chất, nền đất,…
  • Sử dụng bao tay, ủng khi phải tiếp xúc với hóa chất;
  • Dùng loại xà phòng có độ an toàn cao với da, không gây kích ứng cho da;
  • Luôn giữ vệ sinh tay, chân, miệng;
  • Chú ý đề phòng và kiêng các loại thực phẩm, thuốc men dị ứng với cơ thể;
  • Đến gặp bác sĩ để khám ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng lạ trên da.

Có thể bạn quan tâm

Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh: Thông tin ba mẹ cần biết

Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh có tên khoa học là Cradle Cap, bệnh lý này thường...

Ghẻ xốn là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ghẻ xốn là một dạng nhiễm trùng da có khả năng lây lan mạnh mẽ. Đặc trưng của bệnh là...

Tìm hiểu dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng thời tiết là bệnh lý ngoài da thường gặp trong những ngày giao mùa hoặc thời tiết thay...

Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ và hướng điều trị phù hợp

Hiện tượng rụng tóc là rất bình thường nhưng rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ là một chứng bệnh...

sau khi sinh bị viêm lỗ chân lông

Sau sinh bị viêm lỗ chân lông có tự hết không?

Nhiều phụ nữ phàn nàn rằng, sau khi sinh họ rất dễ bị các vấn đề bất thường về da,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *