13 Loại Thực Phẩm Trị Hôi Miệng Có Hiệu Quả Bất Ngờ
Sử dụng thực phẩm trị hôi miệng là một trong những mẹo tự nhiên đang được nhiều người lựa chọn và áp dụng tại nhà. Bạn có thể dùng chanh, baking soda hay các nguyên liệu có sẵn trong gian bếp được đề cập dưới đây để đánh bay mùi hôi khó chịu, giúp hơi thở thơm mát hơn.
13 thực phẩm trị hôi miệng thông dụng
Hôi miệng là một tình trạng phổ biến về sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến không ít người. Bên cạnh các giải pháp y khoa, nhiều người sử dụng các loại thực phẩm như là một cứu cánh tự nhiên, giúp khôi phục hơi thở thơm mát. Dưới đây là top 13 thực phẩm chữa hôi miệng thông dụng nhất.
1. Gừng chữa hôi miệng
Gừng nằm trong top đầu các thực phẩm chữa hôi miệng hiệu quả. Thực phẩm này có sẵn trong gian bếp của mọi gia đình. Đây không chỉ là gia vị mà còn được dân gian sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh, chẳng hạn như đau răng, viêm khớp, thoái hóa cột sống, viêm nướu răng, áp xe răng và cả bệnh hôi miệng.
Nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của gừng có chứa nhiều b-zingiberen, vitamin nhóm B, C, E, canxi, sắt, geraniol và linalol,… Chúng hoạt động như một phương thuốc giảm đau, diệt khuẩn, chống viêm nướu răng và khử mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Bên cạnh đó, gừng còn kích thích lưu thông máu đến chữa lành tổn thương ở nướu răng, giúp răng chắc khỏe hơn.
Đối với các trường hợp bị hôi miệng liên quan đến các vấn đề ở đường ruột (chẳng hạn như trào ngược dạ dày), gừng còn giúp trung hòa axit và thúc đẩy chức năng tiêu hóa. Điều này góp phần cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng.
Cách 1: Uống trà gừng
- Gừng tươi đem xắt lát mỏng, bằm nhuyễn
- Mỗi lần sử dụng, bạn lấy 2 thìa gừng bỏ vào trong ấm hãm trà
- Đổ đầy nước sôi rồi đậy nắp, ủ kín trong 15 phút
- Rót uống dần cho hết
- Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 tách trà gừng để ngăn ngừa mùi hôi khó chịu trong khoang miệng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Cách 2: Súc miệng bằng nước gừng
- Trước tiên, bạn lấy 1 củ gừng rửa sạch
- Bằm nhuyễn gừng và cho vào nồi nấu với 1 ly nước, đun sôi trong 3 phút
- Vớt bỏ bã, để nước gừng nguội rồi dùng súc miệng mỗi ngày từ 2 – 3 lần để chữa hôi miệng.
Cách 3: Kết hợp gừng với muối
- Rửa sạch 1 củ gừng rồi cho vào máy xay nhuyễn với một ít nước
- Chắt lấy nước cốt gừng
- Thêm muối vào, hòa tan
- Dùng hỗn hợp này súc miệng sau các bữa ăn để ngăn ngừa phát sinh mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
2. Bí quyết trị hôi miệng từ giấm táo
Giấm táo là thực phẩm trị hôi miệng dễ kiếm. Với đặc tính axit tự nhiên, thực phẩm này có thể giúp ức chế vi khuẩn gây mùi, làm sạch mảng bám ở răng và loại bỏ mùi hôi hiệu quả.
Bên cạnh đó, các thành phần vitamin C và nhiều khoáng tố thiết yếu được tìm thấy trong giấm táo còn giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề về răng miệng như sâu răng, nhiễm trùng nướu, áp xe quanh chóp răng… Sử dụng thực phẩm này thường xuyên cũng giúp tăng cường sức đề kháng, cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột và cải thiện sức khỏe răng miệng.
Để cải thiện tình trạng hôi miệng, bạn nên thường xuyên dùng giấm táo để chế biến thức ăn. Cách thực này không chỉ giúp tạo ra hương vị thơm ngon cho món ăn mà còn giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm trào ngược axit dạ dày, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, giấm táo còn được sử dụng để khử mùi hôi miệng theo những cách dưới đây:
Cách 1: Uống giấm táo trị hôi miệng do trào ngược
- Pha loãng 1 thìa giấm táo với 50ml nước ấm
- Uống hỗn hợp này sau bữa ăn để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và loại bỏ mùi hôi miệng.
Cách 2: Súc miệng với giấm táo
- Bạn lấy 1 thìa giấm táo nguyên chất hòa tan trong 1 cốc nước
- Khuấy đều hỗn hợp
- Dùng súc miệng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần để khoảng 3 phút mới nhổ ra.
- Cuối cùng, bạn nên dùng nước lọc súc lại miệng để loại bỏ hết thành phần axit trong giấm táo, ngăn ngừa tình trạng ăn mòn men răng.
Tham khảo thêm: Trám Răng Có Bị Hôi Miệng Không? [Chuyên Gia Tư Vấn]
3. Cách trị hôi miệng từ mật ong
Mật ong có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày như dùng làm thực phẩm, chăm sóc da hay trị bệnh. Khi dùng theo đường miệng, thực phẩm này có tác dụng bồi bổ sức khỏe, trị mụn, làm trắng da, kích thích tiêu hóa, giảm viêm da, chống sưng viêm nướu răng và ngăn ngừa phát sinh mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Phân tích thành phần của mật ong cho thấy, thực phẩm này chứa cacbonhydrat, vitamin C, E, nước, đường và nhiều khoáng chất thiết yếu. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng, chống viêm nướu, viêm chân răng, qua đó cải thiện tình trạng hôi miệng.
Bạn có thể sử dụng mật ong nguyên chất hoặc kết hợp với các thực phẩm trị hôi miệng khác để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, cần lựa chọn mật ong nguyên chất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách 1: Bôi mật ong
- Trước tiên, bạn đánh răng cho sạch sẽ
- Dùng lượng mật ong vừa đủ thoa đều lên khắp bề mặt răng và lưỡi
- Chà xát nhẹ nhàng để các hoạt chất trong mật ong phát tác dụng
- Sau khoảng 5 phút, hãy súc miệng lại bằng nước ấm cho sạch. Chú ý không ngậm mật ong quá lâu hoặc để qua đêm gây nguy cơ bị sâu răng rất cao.
Cách 2: Trị hôi miệng bằng mật ong và chanh
- Chuẩn bị: 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong và 50ml nước.
- Trộn cả 3 nguyên liệu với nhau được một hỗn hợp hòa quyện
- Dùng nước này để súc miệng mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi sáng
- Cuối cùng, đánh răng lại cho thật sạch.
Cách 3: Dùng mật ong và muối
- Bạn lấy 2 thìa mật ong và 1/2 thìa muối cho vào ly
- Đổ thêm 200ml nước ấm vào, quậy cho tan đều
- Dùng hỗn hợp vừa tạo súc miệng hàng ngày có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, giảm viêm nướu, chống chảy máu chân răng và giúp hơi thở thơm mát hơn.
Cách 4: Mật ong kết hợp với bột quế
- Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho công thức này gồm 2 thìa mật ong, 20g bột quế, 150ml nước.
- Đun sôi nước và cho bột quế vào nấu thêm khoảng 3 phút.
- Đổ nước vừa nấu ra ly, thêm mật ong vào khuấy đều lên
- Dùng hỗn hợp súc miệng liên tục mỗi ngày 2 lần. Sau khoảng 1 tuần áp dụng, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ ràng.
4. Lá bạc hà – thực phẩm trị hôi miệng có sẵn trong vườn nhà
Lá bạc hà được nhiều gia đình trồng trong chậu hay trong vườn để sử dụng làm rau ăn kèm hoặc làm thuốc chữa bệnh hôi miệng và nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Thực phẩm này với hương thơm tươi mát có thể giúp khoang miệng thơm tho hơn, đồng thời làm thư giãn thần kinh, xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi cho bạn.
Nhờ chứa nguồn menthol phong phú, lá bạc hà còn có khả năng giảm đau, kháng viêm, chống sưng nướu răng, hỗ trợ điều trị áp xe răng, viêm nha chu… Nếu hơi thở của bạn có mùi hôi thì không nên bỏ qua thực phẩm hữu ích này.
Cách 1: Nhai trực tiếp lá bạc hà
- Rửa sạch vài lá bạc hà tươi và ngâm trong nước muối để khử khuẩn
- Sau các bữa ăn, bạn hãy súc miệng cho sạch sẽ và lấy vài lá bạc hà nhai kỹ để ngăn ngừa và loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mùi.
- Cố gắng chăm chỉ sử dụng lá bạc hà theo cách này mỗi ngày để nhanh đánh bay được chứng hôi miệng khó chịu.
Cách 2: Dùng tinh dầu bạc hà
- Chuẩn bị 1 lọ tinh dầu nguyên chất và 100ml nước
- Nhỏ vài giọt tinh dầu vào trong ly nước, dùng đũa khuấy lên cho đều
- Mỗi lần sử dụng, bạn đánh răng sạch sẽ. Sau đó dùng hỗn hợp súc miệng trong vài phút
- Nhổ nước bạc hà trong miệng ra và lấy nước sạch súc lại để hết cảm giác cay the mà tinh dầu mang lại, tránh tình trạng kích ứng cho niêm mạc miệng.
- Áp dụng cách này 2 lần trong ngày, mùi hôi miệng sẽ được cải thiện đáng kể.
Cách 3: Uống trà bạc hà giảm hôi miệng
- Dùng trà bạc hà dạng túi lọc được bán sẵn nếu bạn không có sẵn nguyên liệu tươi. Khi sử dụng, chỉ cần lấy 1 túi trà nhúng vào ly chứa 200ml nước sôi. Để khoảng 5 – 10 phút cho các chất trong trà hòa tan vào nước. Ngày dùng 1 – 2 tách sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Hoặc bạn có thể thay thế bằng lá trà tươi. Lá trà được đem rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra cho ráo nước hoàn toàn. Sau đó bạn chỉ cần bỏ lá bạc hà vào trong ấm, chế nước sôi và ủ từ 10 – 15 phút là uống được.
Tham khảo thêm: Răng Giả Bị Hôi: Nguyên Nhân Do Đâu và Cách Khắc Phục
5. Chữa hôi miệng bằng dầu dừa
Nhắc đến các thực phẩm chữa hôi miệng hiệu quả, chúng ta phải kể đến dầu dừa. Loại dầu này được chiết xuất từ cùi của trái dừa già. Nó đặc biệt chứa nhiều vitamin E và omega 3. Trong đó, vitamin E hoạt động bằng cách chống oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ nướu răng thì omega 3 cũng có tác dụng tích cực trong việc chống lại tình trạng sưng đau, viêm nhiễm ở khoang miệng, qua đó giảm hôi miệng hiệu quả.
Súc miệng bằng dầu dừa chính là một thói quen tốt cho sức khỏe răng miệng, đặc biệt là các trường hợp đang bị hôi miệng. Hoạt động này có tác dụng loại bỏ sạch mảng bám và các mẩu thức ăn dư thừa bám trong kẽ răng, đồng thời làm sạch bề mặt lưỡi, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mùi. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng loại dầu này để đánh răng trị hôi miệng tại nhà, một giải pháp đơn giản nhưng không làm mất thời gian của những người bận rộn.
Cách 1: Súc miệng bằng dầu dừa
- Chuẩn bị 1 thìa dầu dừa và 200ml nước sạch
- Bỏ dầu vào ly nước và dùng thìa khuấy đều
- Sau khi ăn xong, bạn dùng hỗn hợp trên ngậm và súc miệng khoảng 5 phút để khử mùi hôi
- Cuối cùng, nhớ dùng nước ấm súc miệng lại cho sạch
Cách 2: Đánh răng trị hôi miệng với dầu dừa
- Làm sạch bàn chải đánh răng dưới nước
- Đổ một ít dầu lên bàn chải rồi tiến hành chải răng như bình thường. Sau khi đánh hết bề mặt răng, bạn nên làm sạch cả lưỡi.
- Thực hiện thao tác trên trong thời gian từ 3 – 4 phút rồi dùng nước ấm súc lại miệng.
Cách 3: Trộn dầu dừa với kem đánh răng
- Lấy 1/2 muỗng dầu dừa trộn đều với lượng kem đánh răng vừa đủ
- Phết hỗn hợp lên bàn chải rồi tiến hành thao tác đánh răng như bình thường. Đánh kỹ hơn ở các khu vực dễ hình thành mảng bám để răng được làm sạch hoàn toàn.
- Sau khoảng 4 phút, bạn hãy súc miệng lại với nước.
- Kiên trì thực hiện 2 lần mỗi ngày để tình trạng hôi miệng nhanh cải thiện.
6. Lá ổi – Khắc tinh của hôi miệng
Lá ổi non hay búp ổi thường được người dân hái ăn sống để chữa hôi miệng, đau bụng, viêm đại tràng và nhiều bệnh lý khác. Trong thành phần của lá có chứa nhiều tanin, một chất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Nó giúp làm sạch mảng bám, vôi răng, tiêu diệt mùi hôi miệng, đồng thời làm trắng răng một cách tự nhiên mà không phải lo ngại tác dụng phụ.
Cách 1: Nhai trực tiếp búp ổi
- Trước tiên, bạn cần có 2 – 3 cái búp ổi non, rửa sạch sẽ với nước muối loãng
- Khi sử dụng, chỉ cần bỏ búp ổi vào miệng nhai từ từ cho nát hoàn toàn. Trong quá trình nhai, búp ổi sẽ ma sát vào răng và cuốn trôi mảng bám ở chân răng hay kẽ răng.
- Sau khoảng 5 phút, bạn nhổ bã ra và dùng nước muối loãng súc lại cho sạch.
Cách 2: Súc miệng bằng nước lá ổi non
- Bạn rửa sạch 1 nắm lá ổi non, vớt ra rổ cho ráo nước rồi vò nhẹ
- Bỏ lá vào nồi nấu với 300ml nước. Đun sôi khoảng 5 phút
- Có thể cho thêm vào vài hạt muối ăn để tăng công dụng khử mùi, diệt khuẩn.
- Cuối cùng, vớt bỏ xác lá và để nước nguội. Lấy nước lá ổi súc miệng kỹ sau các bữa ăn chính.
Tham khảo thêm: Trị Hôi Miệng Bằng Lá Trầu Không – Cách Dùng Dân Gian
7. Trà xanh trị hôi miệng cực hay
Thêm một thực phẩm trị hôi miệng cực hay bạn không nên bỏ qua đó chính là trà xanh. Thực phẩm này có khả năng khử mùi hôi miệng nhờ chứa nhiều EGCG, flavonoid, polyphenol và các hoạt chất quý khác. Chúng có khả năng chống oxy hóa mạnh, tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch mùi hôi, đồng thời cải thiện tình trạng sưng viêm ở nướu răng, chân răng.
Sử dụng trà xanh cũng là một giải pháp đơn giản để tăng cường sức khỏe răng miệng. Thức uống này giúp làm giảm nồng độ axit, bảo vệ men răng, giúp răng chắc khỏe hơn, giảm thiểu nguy cơ bị sâu răng, chảy máu chân răng.
Bên cạnh việc uống nước trà xanh mỗi ngày, người bị hôi miệng cũng được khuyến cáo nên dùng nước trà để súc miệng hoặc ăn các món được chế biến từ bột trà xanh để loại bỏ mùi hôi miệng. Để tạm biệt mùi hôi khó chịu, hãy áp dụng ngay những cách dưới đây:
Cách 1: Dùng trà xanh và muối
- Rửa sạch 1 nắm trà canh, vò nát rồi cho vào ấm đun sôi trong 5 phút
- Lọc bỏ bã, thêm vào trong nước trà 1/2 thìa muối tinh rồi khuấy cho tan hoàn toàn
- Dùng nước trà pha muối súc miệng kỹ trong vài phút
- Áp dụng với tần suất 2- 3 lần mỗi ngày bạn sẽ thấy hơi thở thơm mát, sảng khoái hơn.
Cách 2: Nhai lá trà
- Chọn những lá trà hay búp trà tươi ngon đem rửa thật sạch
- Cuộn lá lại cho gọn và bỏ trực tiếp vào miệng
- Từ từ nhai kỹ trong 5 phút, nuốt nữa và nhổ bã. Thành phần tinh dầu cùng các hoạt chất trong lá trà sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào mọi ngóc ngách trong khoang miệng. Chúng sẽ phát huy tác dụng diệt khuẩn, khử mùi.
- Áp dụng mỗi ngày vài lần để hơi thở thơm tho hơn.
Cách 3: Chữa hôi miệng bằng nước trà xanh và gừng
- Nấu lá trà xanh đã được rửa sạch với nước. Đun sôi kỹ trong 2 phút
- Tiếp tục bỏ vài lát gừng tươi vào nấu thêm 5 phút nữa là được.
- Vớt bỏ bã, chờ cho hỗn hợp nguội thì bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
- Hàng ngày, bạn hãy dùng nước trà xanh và gừng thay thế cho nước súc miệng. Nước nấu ngày nào nên cố gắng sử dụng hết ngay trong ngày đó. Không để nước trà qua đêm sẽ dễ bị thiu hoặc nhiễm khuẩn.
8. Tạm biệt mùi hôi miệng khó chịu với rau thì là
Rau thì là là thực phẩm khá quen thuộc, thường được sử dụng trong chế biến các món hải sản, giúp khử mùi tanh và tạo ra hương vị thơm ngon đặc trưng cho món ăn. Đây cũng chính là vũ khí thiên nhiên tuyệt vời để chống lại bệnh hôi miệng.
Các hoạt chất trong rau thì là có khả năng khử bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp cải thiện các bệnh lý ở răng miệng hay bệnh đường tiêu hóa là nguyên nhân hôi miệng.
Cách 1: Dùng lá thì là
- Mỗi ngày bạn cần chuẩn bị 1 bó rau thì là
- Rửa sạch thực phẩm rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng 400ml nước
- Lọc lấy nước cốt rau mùi. Chia làm 2 lần súc miệng vào buổi sáng và buổi tối. Sau một thời gian áp dụng, bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả nhận được.
Cách 2: Dùng hạt thì là
- Bạn lấy 2 thìa hạt thì là đem sắc kỹ trong 10 phút. Lấy nước đặc súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ giúp khử đáng kể mùi hôi miệng khó chịu.
- Cách khác có thể đem hạt thì là khô xay nhuyễn thành bột mịn. Khi sử dụng chỉ cần lấy 1 thìa bột đem pha với nước ấm súc miệng là được.
9. Khắc phục chứng hôi miệng bằng chanh
Nếu đang tìm kiếm các thực phẩm trị hôi miệng an toàn, bạn không nên bỏ qua chanh. Với thành phần giàu vitamin C và axit citric, chanh có khả năng làm sạch khoang miệng, tẩy vết ố vàng trên răng và khử mùi hôi hiệu quả.
Thường xuyên sử dụng chanh cũng là phương pháp hữu hiệu để nâng cao sức khỏe răng miệng của bạn. Các thành phần trong chanh giúp cải thiện khả năng miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý như nhiễm trùng nướu, áp xe răng khôn, viêm loét lợi.
Cách 1: Súc miệng bằng nước chanh muối
- Lấy 1 thìa nước cốt chanh pha trong ly nước ấm
- Thêm vài hạt muối tinh vào, quậy cho tan hoàn toàn là được
- Trường hợp bị hôi miệng, bạn nên súc miệng bằng nước chanh muối sau khi đánh răng để làm sạch mọi ngóc ngách trong khoang miệng và giúp hơi thở thơm tho hơn.
Cách 2: Công thức trị hôi miệng từ chanh và tinh dầu quế
- Pha 1 thìa nước cốt chanh với 2 thìa tinh dầu quế và một ít nước ấm
- Sau khi đánh răng sạch sẽ, bạn ngậm hỗn hợp trong miệng từ 3 – 5 phút
- Cuối cùng, dùng nước ấm súc miệng lại cho sạch để loại bỏ hết vị chua trong miệng.
Cách 3: Chanh kết hợp với mật ong
- Pha 1 thìa nước cốt chanh với 1 thìa mật ong và 200ml nước ấm
- Dùng hỗn hợp này súc miệng cho thật kỹ sau mỗi lần đánh răng để làm sạch mảng bám và các mẩu thức ăn dư thừa, giúp khử bỏ mùi hôi khó chịu.
Tham khảo thêm: Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Giải Pháp Điều Trị Bệnh Dứt Điểm
Nếu đang bị hôi miệng, bạn nên nấu nước ngò gai ngậm và súc miệng hàng ngày. Thực phẩm này sẽ cho hiệu quả tốt hơn khi được dùng kết hợp với muối hạt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm ngò gai, vài hạt muối ăn
- Rửa sạch ngò gai, cho vào ấm sắc lấy nước đặc
- Vớt bỏ xác lá rồi thêm muối ăn vào, quậy cho tan hoàn toàn.
- Để cho hỗn hợp nguội, bạn lấy súc miệng nhiều lần trong ngày.
- Áp dụng liên tiếp trong khoảng 1 tuần liền, mùi hôi miệng sẽ bớt hẳn.
Tham khảo thêm: Cao Răng Có Gây Hôi Miệng Không? Lấy Còn Hôi Không?
12. Đánh bay mùi hôi miệng nhờ sữa chua
Tiếp theo trong danh sách các thực phẩm chữa hôi miệng hiệu quả đó là sữa chua. Giàu axit lactic, sữa chua có tác dụng làm sạch mảng bám và khử mùi hôi khó chịu. Cùng với đó, thành phần probiotic được sản sinh tự nhiên trong quá trình lên men của sữa giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại, cân bằng môi trường vi sinh vật trong đường ruột, góp phần cải thiện chức năng tiêu hóa và tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng.
Bên cạnh đó, hoạt chất hydrogen sulfide được tìm thấy trong sữa chua còn có tác dụng loại bỏ vôi răng, ngăn chặn sự hình thành của mùi hôi bằng cách giảm nồng độ hydro sunfur trong khoang miệng. Để trị hôi miệng, bạn chỉ cần duy trì ăn 1 – 2 hũ sữa chua không đường mỗi ngày. Khi sử dụng cần lưu ý các vấn đề sau:
- Nếu mua sữa chua với số lượng nhiều, bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng được lâu hơn. Tránh để ngăn đông và cố gắng sử dụng hết trong vòng 2 tuần kể từ khi mua về.
- Do sữa chua có tính axit, bạn nên súc miệng kỹ sau khi ăn để tránh bị mòn men răng.
- Thời điểm dùng sữa chua tốt nhất là sau khi ăn khoảng 1 tiếng. Tránh ăn thực phẩm này lúc đang đói bụng.
- Không dùng sữa chua đã hết hạn hoặc có mùi khác lạ.
13. Cam thảo trị hôi miệng
Trong danh sách các thực phẩm trị hôi miệng tốt nhất còn có cam thảo. Các hoạt chất có trong loại gia vị này hoạt động bằng cách sát trùng, giảm sưng viêm lợi và loại bỏ mùi hôi ở khoang miệng.
Để trị hôi miệng, cam thảo dược dùng dưới dạng trà hoặc kết hợp với các thảo dược khác làm hoàn uống. Cách sử dụng như sau:
- Cách 1: Lấy 1/2 thìa bột quế pha với 100ml nước ấm. Uống nguyên chất hoặc pha thêm mật ong để tạo hương vị thơm ngon cho trà.
- Cách 2: Dùng quế, quất bì, cam thảo mỗi vị 50g ở dạng bột kết hợp với lượng mật ong và táo nhục vừa đủ. Vo thành các viên hoàn có trọng lượng khoảng 4g, cất vào hũ thủy tinh dùng dần. Người bị hôi miệng nên dùng mỗi ngày 1 -2 viên.
Có nên trị hôi miệng bằng thực phẩm?
Nhờ có tính an toàn cao và tiết kiệm chi phí, cách chữa hôi miệng bằng thực phẩm được đông đảo bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng. Phương pháp này chủ yếu tận dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên có sẵn trong thực phẩm để ức chế vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng và giúp hơi thở thơm mát hơn, đồng thời hỗ trợ điều trị một số bệnh lý được cho là căn nguyên dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Tuy nhiên, do có nguồn gốc tự nhiên, tác dụng trị hôi miệng của thực phẩm được phát huy một cách từ từ, chậm rãi chứ không nhanh như thuốc Tây. Một số bệnh nhân cần được can thiệp điều trị bằng y khoa để khắc phục tận gốc các bệnh lý liên quan thì tình trạng hôi miệng mới được chữa trị dứt điểm. Bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo chắc chắc việc sử dụng thực phẩm trị hôi miệng phù hợp và hiệu quả với bản thân mình.
Có thể bạn quan tâm
- 3 Cách Dùng Trà Trị Hôi Miệng – Mẹo Hay Áp Dụng Nhiều
- Chữa Hôi Miệng Bằng Baking Soda Nhanh Đến Khó Tin
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!