Miệng Bị Khô và Hôi: Nguyên Nhân, Hướng Chữa Trị, Xử Lý

Miệng bị khô và hôi khiến bạn cảm thấy khó chịu và e ngại khi tiếp xúc gần với người khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như thiếu nước, rối loạn tuyến nước bọt, thay đổi hormone hoặc mắc các bệnh lý gây giảm tiết nước bọt, kích thích sự phát triển của vi khuẩn làm phát sinh mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

Triệu chứng miệng khô và hôi

Miệng bị khô và hôi là hiện tượng khá phổ biến. Đây là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi cảm giác khô miệng kéo dài đã vô cùng khó chịu nay lại kèm theo hơi thở có mùi khiến bệnh nhân mất tự tin khi giao tiếp, thậm chí là sống thu mình, khép kín, ngại tiếp xúc gần với mọi người.

Miệng bị khô và hôi
Miệng bị khô và hôi là hiện tượng thường gặp có liên quan trực tiếp đến tình trạng giảm tiết nước bọt

Các dấu hiệu có thể xảy ra khi miệng bị khô và hôi bao gồm:

  • Khô môi, khô niêm mạc miệng hoặc cổ họng. Đôi khi còn kèm theo cảm giác nóng rát, kích ứng.
  • Giảm hoặc mất vị giác hoàn toàn
  • Có thể gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt, tiêu hóa thức ăn hay nói chuyện
  • Có dấu hiệu bị sâu răng hoặc mắc các bệnh lý nha chu.
  • Teo hoặc nứt niêm mạc miệng dẫn đến chảy máu, nhất là ở vùng môi.
  • Nước bọt có mùi hôi, đặc sệt, tiết ra ít, hoặc không tiết nước bọt.
  • Xuất hiện tình trạng viêm đỏ, nhiễm trùng ở niêm mạc miệng.
  • Khoang miệng và hơi thở có mùi trứng thối hoặc mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác đi kèm tình trạng miệng khô và hôi có thể không được liệt kê hết. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng còn phụ thuộc vào từng cá nhân và các vấn đề bạn đang gặp phải. Nếu miệng bị khô và hôi có khuynh hướng kéo dài, ngày càng trở nên nghiêm trọng hoặc có nhiều dấu hiệu bất thường khác, bạn nên tìm đến các phòng khám nha khoa để được chữa trị sớm.

Nguyên nhân khiến miệng bị khô và hôi

Tình trạng hôi miệng thường xuất hiện sau khi bị hôi miệng. Bình thường, tuyến nước bọt khỏe mạnh sẽ tiết ra một chất lỏng, nhờn với thành phần chứa đến 99% là nước, còn lại là enzym cùng các chất hữu cơ, vô cơ khác. Đó chính là nước bọt ( hay còn gọi là nước miếng, nước dãi).

Nước bọt có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể như bổ sung enzym amilaza giúp hỗ trợ tiêu hóa các thức ăn dạng tinh bột, sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng và tái khoáng men răng. Khi nước bọt được tiết ra ít sẽ khiến bạn bị khô miệng và không thể thực hiện tốt các chức năng trên. Từ đó, vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh và dẫn đến hôi miệng.

Có nhiều nguyên nhân làm giảm tiết nước bọt và khiến cho bạn bị khô miệng, hôi miệng. Bao gồm:

Bệnh ở tuyến nước bọt:

Sự giảm tiết nước bọt có liên quan trực tiếp đến các bệnh lý xảy ra ở tuyến nước bọt. Bất cứ tổn thương nào ở cơ quan này đều có thể gây rối loạn chức năng bài tiết nước miếng khiến cho miệng bị khô và hôi. Bạn nên thận trọng với các bệnh lý sau:

  • Viêm tuyến nước bọt do nhiễm vi trùng, nấm hoặc virus ( quai bị)
  • Bệnh tuyến nước bọt tự miễn dẫn đến sự phá hủy dần của các mô tuyến, từ đó làm giảm tiết nước bọt.
  • Teo tuyến nước bọt: Bệnh lý này thường xảy ra ở các trường hợp xạ trị ung thư vùng đầu và cổ.
  • U tuyến nước bọt lành tính hoặc ác tính.
  • Sỏi tuyến nước bọt.
  • Hiếm gặp hơn là tình trạng thiếu tuyến nước bọt bẩm sinh.

Thiếu nước:

Cơ thể chúng ta cần được cung cấp đủ nước để duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nước cũng giúp làm ẩm khoang miệng, đào thải độc tố, đồng thời kích thích hoạt động của tuyến nước bọt.

Như đã đề cập ở trên, nước là thành phần chủ yếu của nước bọt. Việc thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng giảm tiết nước bọt khiến cho miệng bị khô. Việc thiếu nước bọt cũng khiến cho khoang miệng không được làm sạch và mất khả năng tự tiêu diệt vi khuẩn có hại, từ đó dẫn đến hôi miệng.

Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu nước như:

  • Uống ít nước
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Cơ thể ra nhiều mồ hôi nhưng không bù đủ nước cho cơ thể.
  • Nôn ói nhiều…

Tác dụng phụ của thuốc Tây:

Việc sử dụng thuốc Tây để điều trị các bệnh lý là cần thiết nhưng bên cạnh những tác dụng tích cực thì thuốc Tây cũng có thể gây ra nhiều phản ứng phụ. Nhất là khi bạn lạm dụng thuốc quá mức hoặc kéo dài.

nguyên nhân khiến miệng khô và hôi
Một số loại thuốc Tây có thể làm giảm sản xuất nước bọt khiến cho miệng bị khô và hôi

Tình trạng giảm tiết nước bọt khiến miệng khô và hôi là tác dụng phụ thường gặp phải khi bạn sử dụng các loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc điều trị trầm cảm hoặc có tác động lên thần kinh.
  • Thuốc chống dị ứng
  • Thuốc giảm đau

Đặc biệt, ở bệnh nhân bị ung thư, việc sử dụng thuốc trong dài hạn kết hợp với xạ trị có thể gây ức chế hoạt động của tuyến nước bọt. Cơ quan này có thể bị ngừng hoạt động tạm thời hoặc mất chức năng bài tiết nước bọt vĩnh viễn. Đây chính là nguồn gốc phát sinh hàng loạt các vấn đề khác như khô miệng, hôi miệng, mất vị giác, chán ăn, ăn uống lâu tiêu…

Thay đổi nội tiết tố:

Sự thay đổi nội tiết tố gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho phụ nữ mang thai, bao gồm cả tình trạng khô và hôi miệng. Ngoài ra, trong giai đoạn ốm nghén, một số bà bầu bị nôn ói liên tục dẫn đến ăn mòn men răng, mất nước, miệng bị khô và có mùi hôi khó chịu.

Hút thuốc lá:

Thuốc lá là thủ phạm gây ra nhiều vấn đề về răng miệng như vàng răng, viêm nướu, giảm tiết nước bọt, khô miệng, hôi miệng, viêm nha chu cấp và mãn tính, rối loạn tuyến nước bọt… Các trường hợp nghiện hút thuốc lá hay thuốc lào nên nghĩ đến nguyên nhân này khi miệng có dấu hiệu khô và hôi.

Lạm dụng bia rượu:

Chất cồn trong bia rượu có thể gây mất nước và làm ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết nước bọt. Lạm dụng các thức uống này quá mức cũng khiến miệng bạn luôn có cảm giác khô kèm theo mùi hôi khó chịu.

Các nguyên nhân khác:

Hiện tượng khô và hôi miệng còn xảy ra do các nguyên nhân khác như:

  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Nhiễm HIV
  • Tiểu đường
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Parkinson
  • Alzheimer
  • Hội chứng Sjogren
  • Độ ẩm không khí thấp.
  • Ngủ ngáy
  • Bị nghẹt mũi kéo dài hoặc có thói quen thở bằng miệng.
  • Ăn nhiều gia vị cay nóng và các thực phẩm nặng mùi
  • Không chải răng thường xuyên hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Chẩn đoán nguyên nhân khiến miệng bị khô và hôi

Một số kỹ thuật y tế có thể được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân khiến miệng bị khô và hôi cùng mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh này. Bao gồm:

– Khám lâm sàng:

Bác sĩ tiến hành khai thác thông tin và đưa ra một số câu hỏi liên quan đến tình trạng khô và hôi miệng. Chẳng hạn như:

  • Tiền sử mắc bệnh
  • Thời gian miệng bắt đầu bị khô và hôi, tần suất và mức độ nghiêm trọng của chúng
  • Các triệu chứng khác đi kèm.
  • Thói quen ăn uống, cách vệ sinh răng miệng hàng ngày
  • Các loại thuốc đang sử dụng.
Chẩn đoán miệng bị khô và hôi
Một số kỹ thuật được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân khiến miệng bị khô và hôi

Kiểm tra khả năng tiết nước bọt: 

Bác sĩ tiến hành đo lượng nước bọt được tiết ra trong một khoảng thời gian nhất định. Quá trình test thường không gây đau đớn cho bệnh nhân. Trường hợp lượng nước bọt ít hơn 0,7ml/phút, bệnh nhân có vấn đề về bài tiết nước bọt. Nếu con số này từ mức 1,0ml/phút trở lên là bình thường.

– Chụp nhấp nháy:

Xét nghiệm này vừa giúp quan sát được tuyến nước bọt với độ sắc nét cao vừa giúp đo lường được lượng nước bọt tiết ra. Qua đó cho phép bác sĩ tìm ra được nguyên nhân gây khô và hôi miệng có liên quan đến các vấn đề ở tuyến nước bọt.

– Sinh thiết tuyến nước bọt:

Để lấy mẫu sinh thiết, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ và nông ở bên trong môi dưới. Phương pháp này giúp chẩn đoán hội chứng Sjogren – một chứng rối loạn tự miễn có thể gây ảnh hưởng đến chức năng bài tiết nước bọt.

– Các xét nghiệm đánh giá tổn thương dạng khối:

  • Chụp X-quang
  • CT-scanner
  • Siêu âm.

Cách xử lý, chữa trị miệng bị khô và hôi

Trong một số trường hợp, việc thay đổi lối sống và cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng có thể giúp cải thiện tình trạng khô và hôi miệng. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe cần được can thiệp bằng y tế.

1. Xử lý miệng khô và hôi tại nhà

Để cải thiện tình trạng khô và hôi miệng tại nhà, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây:

  • Uống nhiều nước: Người trưởng thành nên bổ sung cho cơ thể ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để duy trì hoạt động bình thường ở các cơ quan, nhất là tuyến nước bọt. Uống nhiều nước sẽ giúp kích thích sản sinh nước bọt để khoang miệng được làm sạch, cân bằng độ ẩm và ức chế vi khuẩn gây mùi hiệu quả hơn. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể dùng nước ép trái cây, các món ăn lỏng (súp, cháo) hay sữa để bổ sung chất lỏng cho cơ thể. Tránh uống bia rượu hay cà phê.
  • Hạn chế các thực phẩm có hại: Một số thực phẩm có thể làm giảm tiết nước bọt hoặc gây mùi khó chịu trong khoang miệng. Chẳng hạn như đồ ngọt, ớt, thức ăn quá mặn, các món ăn được tẩm ướp nhiều gia vị, tỏi, hành… Hãy cắt giảm lượng tiêu thụ đối với các thực phẩm trên nếu bạn không muốn miệng bị khô và hôi nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Duy trì thói quen đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần vào buổi sáng, buổi tới trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng thay vì sử dụng tăm nhọn. Chú ý làm sạch cả bề mặt lưỡi mỗi khi đánh răng.
cách xử lý miệng bị khô và hôi
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là một cách đơn giản để cải thiện tình trạng khô và hôi miệng
  • Nhai kẹo cao su không đường: Sau khi ăn xong, bạn có thể nhai một viên kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng và giúp hơi thở thơm mát hơn.
  • Ngưng sử dụng các chất kích thích: Bia, rượu hay thuốc lá và các chất kích thích khác đều có thể khiến chứng khô và hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên tránh sử dụng chúng ngay cả khi đã điều trị khỏi bệnh.
  • Dùng dầu dừa: Thoa dầu dừa có thể giúp khắc phục tình trạng khô môi, nứt nẻ. Bạn cũng có thể tận dụng đặc tính sát khuẩn tự nhiên của dầu dừa để trị viêm nha chu hay các bệnh nhiễm trùng trong khoang miệng là nguyên nhân khiến miệng bị khô và hôi.
  • Thở bằng mũi: Đây là việc làm cần thiết đối với các trường hợp đang có thói quen thở bằng miệng. Không khí đi qua mũi sẽ giúp bạn tránh được tình trạng khô miệng. Đồng thời, mũi cũng lọc bớt vi khuẩn có hại, giảm nguy cơ bị bệnh đường hô hấp cho bạn.
  • Tăng độ ẩm không khí: Lắp đặt máy tạo độ ẩm hoặc đặt chậu nước trong phòng ngủ sẽ giúp không khí bớt khô hanh, qua đó góp phần cải thiện tình trạng khô miệng, hôi miệng hiệu quả hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Người bị hôi miệng kèm khô miệng nên thường xuyên súc miệng với nước muối ấm để tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, cân bằng độ ẩm trong khoang miệng và cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Tuy nhiên, tránh pha nước muối quá mặn gây phản tác dụng.
  • Sử dụng thảo dược: Ngoài những cách trên, bạn có thể áp dụng các bài thuốc thảo dược trị hôi miệng, khô miệng từ dân gian như gừng, ngò gai, đinh hương, thì là… Chúng giúp giảm mùi hôi khó chịu mà không gây tác dụng phụ cho sức khỏe.

2. Điều trị miệng khô và hôi bằng y tế

Một số trường hợp miệng bị khô và hôi cần tiếp nhận điều trị bằng y tế. Đối với các trường hợp bị khô miệng nặng, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc kích thích bài tiết nước bọt. Chẳng hạn như Pilocarpine, Cevimeline,…

Các phương pháp điều trị khác cũng có thể được tiến hành để khắc phục những bệnh lý liên quan. Việc kiểm soát tốt các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn sẽ giúp hiện tượng miệng khô và hôi dần được cải thiện.

Có thể bạn quan tâm

Hôi miệng lâu năm do nguyên nhân nào gây ra?

Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Giải Pháp Điều Trị Bệnh Dứt Điểm

Bị hôi miệng lâu năm là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay. Đa số các trường hợp mắc...

Lợi ích của lá bạc hà đối với tình trạng hôi miệng

Chữa Hôi Miệng Bằng Lá Bạc Hà với 6 Mẹo Dùng Hay Nhất

Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà là cách làm đơn giản được áp dụng phổ biến hiện nay. Theo...

Hôi miệng từ cổ họng là gì? Có phải bệnh lý?

Hôi Miệng Từ Cổ Họng Báo Hiệu Bệnh Gì? [Nha Sĩ Chia Sẻ]

Hôi miệng từ cổ họng là vấn đề ngày càng phổ biến hiện nay, có liên quan đến nhiều bệnh...

Hướng xử lý nhanh khi bị hôi miệng

Hở Van Tim Có Bị Hôi Miệng Không? Hướng Xử Lý Nhanh

Hở van tim có bị hôi miệng không? Để giải đáp vấn đề này, trước hết bạn đọc cần nắm...

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là do đâu?

Hôi Miệng Sau Khi Ngủ Dậy và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhanh

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là tình trạng phổ biến, nhiều người gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến hiện...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.