3 Cách Dùng Trà Trị Hôi Miệng – Mẹo Hay Áp Dụng Nhiều

Dùng trà trị hôi miệng là cách được áp dụng rộng rãi. Từ xưa, trà xanh đã được dùng làm dược liệu điều trị bệnh. Nhờ trà chứa nhiều dưỡng chất giúp kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Sử dụng lá trà làm nguyên liệu chữa hôi miệng vừa đơn giản, dễ thực hiện lại giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí.

Công dụng chữa hôi miệng của lá trà xanh

Lá trà xanh hay còn gọi là chè xanh được thu hái sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Theo đó, lá trà có thể dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn, thức uống và dùng làm dược liệu chữa bệnh. Từ xưa loại lá này đã được sử dụng rộng rãi với độ lành tính, an toàn cao.

Công dụng chữa hôi miệng của lá trà xanh
Lá trà xanh từ xưa đã được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn, thức uống và dược liệu chữa bệnh

Dùng trà trị hôi miệng là một trong những công dụng được ứng dụng ngày càng rỗng rãi. Nhiều người sử dụng nguyên liệu này làm thức uống, nước súc miệng,… để giảm mùi hôi bên trong miệng khó chịu. Không những thế, sử dụng đúng cách còn giúp bảo vệ răng miệng, giảm tình trạng sâu răng.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng của lá trà trong điều trị hôi miệng, trước hết điểm qua các thành phần chính trong loại lá thảo dược này như sau:

  • Trong lá trà chứa hàm lượng chất caffein dồi dào, chất này có tác dụng giúp đầu óc trở nên minh mẫn hơn, giúp tinh thần sảng khoái, giảm cảm giác mệt mỏi.
  • Vitamin A, B2, B3, B5, C,… có trong lá trà cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Chất chống oxy hóa, poyphenol,… giúp ức chế hoạt động các gốc tự do gây hại cho cơ thể, phòng ngừa sự phát triển các khối u, tế bào ác tính.
  • Nguyên tố vi lượng nổi bật là kali va flour có trong lá trà hỗ trợ phòng sâu trăng, hỗ trợ khắc phục các vấn đề về viêm nướu, mùi hôi hơi thở khó chịu.
  • L-theanin có trong lá trà là axit amin tự do, ngoài ra trong loại lá này còn chứa các hợp chất thơm, theanin, giúp giảm căng thẳng đầu óc, chống dị ứng,…

Ngoài ra trong lá trà còn chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe khác. Sử dụng lá trà trị hôi miệng là một trong những công dụng tuyệt vời mà loại lá này mang lại. Nhờ lá trà có mùi thơm tự nhiên, giúp lấn át mùi hôi và cải thiện các viêm nhiễm răng miệng đang diễn ra.

Trong Đông y cũng có ghi chép các công dụng của lá trà xanh đối với các vấn đề về răng miệng. Theo đó, lá trà có vị đắng chát đặc trưng, tính mát, vị hơi ngọt,… Ngoài công dụng thanh nhiệt, giải độc, lá trà còn mang lại tác dụng giảm mùi, giảm viêm và nhiều lợi ích khác.

Công dụng chữa hôi miệng của lá trà xanh
Mẹo dùng trà trị hôi miệng là giải pháp lành tính, an toàn được áp dụng rộng rãi

Nhờ chứa thành phần dưỡng chất kể trên, lá trà được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó có điều trị hôi miệng. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng,… có thành phần chiết xuất từ lá trà xanh. Vì thế bạn đọc có thể tham khảo sử dụng nguyên liệu này trong điều trị hôi miệng tại nhà.

Tham khảo thêm: 5+ Loại Thuốc Trị Hôi Miệng Tốt Nhất Được Sử Dụng Nhiều

Mẹo dùng trà trị hôi miệng dễ thực hiện

Mẹo dân gian dùng trà trị hôi miệng đơn giản, dễ thực hiện. Nguyên liệu chứa các chất giúp làm sạch khoang miệng, giảm mùi hôi đồng thời còn giúp phòng ngừa sâu răng. Dùng theo các cách dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo:

Nhai lá trà xanh trị hôi miệng

Dùng lá trà xanh nhai trực tiếp giúp làm sạch các mảng bám trên răng, làm sạch bề mặt lưỡi nhờ lá trà có vị chát tự nhiên. Cách làm đơn giản, là mẹo được nhiều người áp dụng do tính tiện lợi, dễ thực hiện. Tuy nhiên bạn nên sử dụng lá trà non để khi nhai không gây tổn thương cho các khu vực răng miệng đang có vết thương.

Phương pháp thích hợp cho các đối tượng bận rộn, không có nhiều thời gian để nấu nước trà. Áp dụng mẹo đơn giản như sau:

  • Sử dụng một nắm lá trà xanh, rửa sạch với nước muối loãng và rửa lại bằng nước sạch.
  • Để ráo nước rồi nhai trực tiếp lá trà trong khoảng 5 phút.
  • Sau đó nhổ toàn bộ bã trà ra, không nên nuốt nước lá trà đã nhai xong.
  • Dùng nước sạch súc miệng lại.

Tinh dầu trong lá trà giúp mùi hôi miệng được loại bỏ, đồng thời còn giúp giảm nguy cơ sâu răng lan rộng, hạn chế viêm nhiễm ảnh hưởng đến các khu vực lân cận.

Mẹo dùng trà trị hôi miệng với muối

Sử dụng trà trị hôi miệng là cách làm đơn giản, mẹo dân gian lành tính ít nguy cơ gây phản ứng phụ. Để tăng hiệu quả diệt vi khuẩn, bạn có thể thêm vào công thức một chút muối. Dùng hỗn hợp lá trà và muối súc miệng hàng ngày giúp làm sạch răng miệng, bảo vệ răng khỏi vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

Mẹo dùng trà trị hôi miệng dễ thực hiện
Dùng nước lá trà thêm vào một chút muối súc miệng hàng ngày giảm mùi hôi và ngừa sâu răng

Áp dụng theo công thức đơn giản dưới đây:

  • Dùng một nắm lá trà xanh rửa sạch, ngâm với nước muối loãng loại bỏ hết tạp chất.
  • Tiếp đến vò nát lá trà rồi cho vào nồi nấu với nước vừa đủ, đun sôi như nấu trà bình thường.
  • Sau 2 – 3 phút, chắt lấy nước hãm lá trà, bỏ phần bã.
  • Cho vào cốc nước trà một ít muối tinh vừa đủ, không quá mặn.
  • Khuấy đều cho muối tan hoàn toàn, súc miệng bằng hỗn hợp nước trà và muối.
  • Kiên trì áp dụng hàng ngày để giảm mùi hôi miệng, giúp tinh thần sản khoái, phòng ngừa sâu răng.

Cách trị hôi miệng bằng trà và gừng

Ngoài sử dụng muối kết hợp với lá trà, bạn có thể tham khảo và áp dụng mẹo trị hôi miệng bằng trà và gừng. Công thức nước uống có mùi thơm tự nhiên, giúp cải thiện các vấn đề răng miệng. Nhờ hai nguyên liệu đều chứa thành phần kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, gừng còn có tính ấm, chứa các chất giúp giảm buồn nôn, làm ấm bụng, thích hợp cho đối tượng bị hôi miệng do ảnh hưởng bởi trào ngược dạ dày hoặc các vấn đề tiêu hóa liên quan. Cách thực hiện đơn giản:

  • Dùng một nắm lá trà xanh tươi, ngâm rửa với nước muối pha loãng cho thật sạch.
  • Sau đó vò nát rồi cho vào nồi đun với nước vừa đủ, thêm vào một vài lát gừng tươi.
  • Đun sôi 20 phút, chắt lấy nước trà, dùng nước trà đã nguội súc miệng 2 lần mỗi ngày.
  • Ngoài ra bạn có thể hãm nước trà gừng uống giúp làm hơi thở thơm mát, ấm bụng, giảm buồn nôn, trào ngược dạ dày.

Cách dùng trà trị hôi miệng tại nhà là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Mẹo chữa lành tính, giúp người bệnh khắc phục các vấn đề như viêm nướu, giảm áp xe răng nhẹ, trị hôi miệng, ngừa sâu răng,…

Mẹo dùng trà trị hôi miệng dễ thực hiện
Dùng trà trị hôi miệng là mẹo dân gian được nhiều người quan tâm áp dụng hiện nay

Phương pháp tại nhà thích hợp cho đối tượng bị hôi miệng do các nguyên nhân tạm thời. Trường hợp bị sâu răng, sưng viêm nặng cần kết hợp thăm khám nha khoa để xác định nguyên nhân và có hướng can thiệp chuyên sâu, phòng ngừa biến chứng.

Tham khảo thêm: Trám Răng Có Bị Hôi Miệng Không? [Chuyên Gia Tư Vấn]

Lưu ý khi dùng trà trị hôi miệng tại nhà

Dùng trà trị hôi miệng là mẹo chữa được nhiều người áp dụng. Phương pháp lành tính, ít nguy cơ gây phản ứng phụ khi dùng hơn so với các thuốc tân dược khác. Tuy nhiên khi sử dụng bạn đọc nên lưu ý một vài vấn đề sau đây:

  • Sử dụng với liều lượng vừa phải, không lạm dụng để tránh gây ảnh hưởng đến men răng.
  • Trường hợp miệng có vết thương hở, viêm loét, sâu răng nặng cần chủ động đến nha khoa uy tín khám chữa càng sớm càng tốt.
  • Kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày, không dùng các sản phẩm làm sạch chứa quá nhiều chất tẩy trắng. Ưu tiên các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng chứa thành phần thiên nhiên, lành tính.
  • Đánh răng mỗi ngày, dùng bàn chải có lông chải mềm, không chải răng quá mạnh. Định kỳ 2 – 3 tháng thay mới bàn chải một lần.
  • Ăn uống đủ chất, hạn chế sử dụng các thực phẩm có mùi nặng như tỏi, hành,… quá nhiều để tránh tình trạng hôi miệng tái phát không khỏi.
  • Không nên uống rượu bia, sử dụng thuốc lá,… các sản phẩm có nguy cơ gây hôi miệng nghiêm trọng hơn.
  • Điều trị các bệnh răng miệng tận gốc, nên thăm khám nha khoa định kỳ để theo dõi răng miệng. Trường hợp răng sâu, viêm nướu,… cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng, gây biến chứng.

Trên đây là các cách dùng lá trà trị hôi miệng, bạn đọc có thể tham khảo. Phương pháp dân gian lành tính, ít nguy cơ gây tác dụng phụ. Sử dụng kiên trì, một thời gian để đạt được hiệu quả như mong đợi. Đồng thời, bạn đọc nên kết hợp khám nha khoa định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng, kịp thời phát hiện bất thường, can thiệp điều trị bằng biện pháp phù hợp giúp giảm thiểu các rủi ro cho bạn.

Có thể bạn quan tâm

Răng giả là gì? Thông tin cần biết

Răng Giả Bị Hôi: Nguyên Nhân Do Đâu và Cách Khắc Phục

Răng giả bị hôi là tình trạng thường gặp hiện nay. Theo đó, răng giả là sản phẩm được tạo...

11 Thực Phẩm Chức Năng Hỗ Trợ Trị Hôi Miệng Ưa Chuộng

Thực phẩm chức năng hỗ trợ trị hôi miệng khá dễ mua và tiện lợi khi sử dụng nên được...

Viên uống trị hôi miệng Breath Pearls

Viên Uống Trị Hôi Miệng Breath Pearls Tốt Thật Hay Không?

Sử dụng viên uống trị hôi miệng Breath Pearls không chỉ giúp khử mùi, làm thơm miệng mà còn hỗ...

Mùi Amoniac trong hơi thở là gì?

Hơi Thở Có Mùi Amoniac (Mùi Khai) Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Hơi thở có mùi Amoniac (mùi khai) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tình trạng này...

Kẽ răng bị hôi là do đâu?

Kẽ Răng Bị Hôi Là Do Đâu? Chữa Trị và Khắc Phục Sao?

Kẽ răng bị hôi có thể do bạn chải răng không sạch khiến thức ăn mắc lại lâu dần gây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *