Răng Giả Bị Hôi: Nguyên Nhân Do Đâu và Cách Khắc Phục

Răng giả bị hôi là tình trạng thường gặp hiện nay. Theo đó, răng giả là sản phẩm được tạo ra nhằm hỗ trợ điều trị các vấn đề răng miệng và đáp ứng nhu cầu làm đẹp của nhiều người. Tuy nhiên, một số trường hợp sử dụng răng giả bị hôi miệng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, công việc, thậm chí là sức khỏe.

Răng giả là gì? Thông tin cần biết

Một số đối tượng bị mất răng, tổn thương răng do chấn thương hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý răng miệng. Việc hàm bị mất đi một hoặc vài chiếc răng, tổn thương răng có thể gây ra nhiều vấn đề đối với nhu cầu ăn uống. Chính vì thế, sử dụng răng giả trở thành sự lựa chọn của nhiều người.

Răng giả là gì? Thông tin cần biết
Răng giả được gắn vào vị trí răng mất, răng hư hỏng cần thay thế,… duy trì chức năng nhau và cấu trúc hàm

Các nguyên nhân dẫn đến việc phải sử dụng răng giả thay thế có liên quan đến các bệnh lý về răng, chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng,… Chúng phát triển ngày càng nặng nề làm răng bị phá hủy không thể phục hồi. Lúc này, bác sĩ có thể tư vấn cho bệnh nhân sử dụng răng giả thay thế nhằm duy trì chức năng nhai.

Hiện nay trong nha khoa có 3 cách làm răng giả được áp dụng phổ biến nhất là dùng hàm giả tháo lắp, cầu răng sử hoặc phương pháp cấy ghép implant. Cụ thể như sau:

Hàm tháo lắp

Phương pháp phục hình răng bằng cách sử dụng hàm tháo lắp là cách được áp dụng từ xa xưa. Đây là giải pháp cổ điển được nhiều người lựa chọn không chỉ do dễ dàng sử dụng mà chi phí thực hiện không quá đắt đỏ, thấp hơn các phương pháp hiện đại khác.

Hàm giả có kết cấu tương ứng với hàm răng thật, với một nền hàm, phía trên gắn các răng giả thế vào vị trí răng đã bị mất đi. Trong đó, khung hàm có thể được làm từ titan, sắt hoặc nhựa dẻo. Còn răng giả thưởng có 2 chất liệu chính là nhựa và răng sứ.

Cầu răng sứ

Đây là một trong các phương pháp phục hình răng được áp dụng hiện nay, nhằm mục đích thay thế vào vị trí răng bị hư hỏng, mất đi. Mão răng được chế tạo thường có chất liệu bằng sứ, chia thành 3 loại chính gồm răng sứ toàn sứ, răng sứ titan và răng sứ kim loại.

Cấy ghép implant

So với hai biện pháp trên, phương pháp implant tốn nhiều chi phí hơn. Tuy nhiên răng giả sẽ được phục hình giống cả về chân răng và thân răng đã mất cho người bệnh. Theo đó, trụ implant sẽ được đặt vào trong xương hàm giúp thay thế cho phần chân răng đã bị mất đi, giúp thân răng sứ ở trên có nền đỡ chắc chắn, tránh lung lay, tổn thương.

Mỗi phương pháp trồng răng giả sẽ có các ưu và nhược điểm riêng. Hiện nay theo nhiều người đánh giá cấy ghép implant mang lại hiệu quả tốt nhất giúp khắc phục các nhược điểm của hai phương pháp còn lại là dùng răng tháo lắp hoặc cầu răng sứ. Tùy vào tình trạng mất răng hoặc tổn thương ở mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp can thiệp phù hợp.

Tham khảo thêm: Top 15 Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng Được Review Tốt

Nguyên nhân khiến răng giả bị hôi

Phương pháp trồng răng giả được áp dụng trong điều trị các bệnh lý về răng miệng hoặc phục vụ nhu cầu thẩm mỹ của nhiều người. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng răng giả, người dùng cũng gặp phải không ít vấn đề. Chẳng hạn như việc răng giả bị lệch, hư hỏng, gây mùi hôi,…

Nguyên nhân khiến răng giả bị hôi
Mùi hôi xuất hiện ở chân răng, răng giả do nhiều nguyên nhân gây ra

Trường hợp răng giả bị hôi thường xảy ra ở người sử dụng hàm tháo lắp và cầu răng sứ. Như đã đề cập, phương pháp implant tiên tiến hơn hai phương pháp còn lại nên việc gây mùi hôi miệng ít xảy ra hoặc thậm chí không xảy ra sau khi thực hiện.

Vậy nguyên nhân nào khiến răng giả bị hôi? Việc tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sớm giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp, kéo dài tuổi thọ của răng giả, đồng thời bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là các trường hợp gây ra tình trạng răng giả bị hôi, bạn đọc tham khảo:

Trường hợp dùng hàm giả tháo lắp

Như đã đề cập, phương pháp sử dụng hàm giả tháo lắp có chi phí thấp và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên phương pháp này cũng là trường hợp gặp phải tình trạng răng giả bị hôi thường xuyên nhất. Nếu người bệnh không biết sử dụng và giữ gìn vệ sinh đúng cách rất dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng.

Mùi hôi có thể phát ra từ vùng chân răng hoặc toàn bộ khoang miệng. Có nhiều yếu tố tác động gây ra vấn đề này, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Chất liệu chế tạo răng làm bằng nhựa dễ gây mùi hôi hơn các chất liệu khác. Chỉ sau một thời gian sử dụng, răng giả tiếp xúc với nước bọt, ngấm vào trong nhựa sẽ làm phát ra mùi hôi khó chịu.
  • Quá trình tháo lắp hàm không chính xác, răng giả không chuẩn với hàm răng của người bệnh, chính vì thế làm hình thành các kẽ hở giữa chân răng. Đây là điều kiện thuận lợi khiến thức ăn dễ mắc vào, vi khuẩn sinh sôi ngày càng lớn, tấn công gây hại cho chân răng.
  • Người dùng trước khi đi ngủ quên tháo hàm, không vệ sinh sau mỗi bữa ăn,… là nguyên nhân khiến mùi hôi xuất hiện, đồng thời làm viêm nhiễm kéo dài và lan rộng ra các khu vực xung quanh.

Trường hợp dùng cầu răng sứ

So với hàm tháo lắp, cầu răng sứ là phương pháp trồng cố định răng giả vào vị trí răng thật bị mất đi. Bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 răng thật liền kề để làm trụ giúp cầu răng sứ được nâng đỡ tốt nhất. Phương pháp này giúp người bệnh duy trì chức năng nhai, tránh gây mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân khiến răng giả bị hôi
Cầu răng sứ bị lệch, tổn thương nướu răng do nhai thức ăn, chấn thương,… gây ra mùi hôi và các vấn đề răng miệng khác

Mặc dù vậy, sau một thời gian, cầu răng sứ có thể gây hôi miệng, mùi hôi phát ra từ chân răng khiến cho người bệnh tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Dưới đây là các nguyên nhân gây mùi hôi răng giả phổ biến:

  • Kỹ thuật thực hiện không đảm bảo khiến cho cầu răng sở bị hở, thức ăn có cơ hội bám vào kẽ hở gây tích tụ vi khuẩn trong mão răng và cùi răng thật của bệnh nhân.
  • Phần răng giả chế tác không được khớp, quá rộng gây ra tình trạng lệch, tạo khoảng trống với cùi răng.
  • Người bệnh nhai thức ăn quá cứng, làm ảnh hưởng đến răng giả, răng giả lệch với trụ răng thật, thức ăn đọng lại gây mùi hôi.
  • Trụ răng thật mài quá mòn khiến cho men răng và tủy răng bị ảnh hưởng, lúc này răng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị hại khuẩn tấn công dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu.
  • Răng giả bằng kim loại sau một thời gian bị oxy hóa dẫn đến tình trạng kích ứng làm cho chân răng phát ra mùi hôi bất thường.

Tham khảo thêm: 14 Cách Làm Hết Hôi Miệng Khi Ăn Tỏi Nhanh Mà Dễ Dàng

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân liên quan đến kỹ thuật trồng răng giả, sai lệch trong quá trình sử dụng hoặc chăm sóc của người bệnh, còn nhiều yếu tố khác gây nên tình trạng răng giả bị hôi. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp:

  • Trong quá trình nhai, răng cắn phải phần mô mềm hoặc cắn mạnh làm lệch, tổn thương vị trí trồng răng giả, lở loét trong khoang miệng.
  • Thói quen lười uống nước, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn quá ngọt, nước ngọt hoặc thức uống chứa cồn, chứa gas,…
  • Mắc các bệnh lý về răng miệng trước khi trồng răng giả cũng là nguyên nhân khiến miệng có mùi hôi. Trường hợp không chăm sóc đúng cách sau khi trồng răng, mùi hôi có thể trở nên nặng nề hơn.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, thực phẩm thừa mắc vào lỗ hỏng, kẽ răng khiến cho chân răng có mùi hôi.
  • Thói quen hút thuốc lá làm ảnh hưởng đến hơi thở từ miệng, dễ gây tổn thương răng, viêm nhiễm và hư hỏng răng thật.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý mãn tính, có tiền sử hôi miệng,…

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng răng giả bị hôi sau đó điều trị giúp bạn phòng tránh được nhiều rủi ro. Trường hợp mùi hôi xuất hiện do kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ thực hiện không đảm bảo cần được điều chỉnh sớm để tránh viêm nhiễm lan rộng gây ra các biến chứng khác.

Cách khắc phụ tình trạng răng giả bị hôi

Răng giả bị hôi, chân răng giả bị hôi kéo dài làm ảnh hưởng không chỉ đến sinh hoạt đời sống của người bệnh mà còn dễ phát sinh nhiều biến chứng khác. Do đó, khi nhận thấy mùi hôi bất thường xuất hiện, bạn cần xác định nguyên nhân và sớm khắc phục để phòng tránh nguy cơ.

Cách khắc phụ tình trạng răng giả bị hôi
Chủ động đến nha khoa thăm khám khi nhận thấy răng giả có biểu hiện bất thường

Dưới đây là các hướng điều trị tương ứng với nguyên nhân chính gây mùi hôi ở răng giả:

Thay hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ

Như trên đã đề cập, nguyên nhân khiến răng giả bị hôi có liên quan đến hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ mà bạn sử dụng. Trước tiên khi nhận thấy bất thường bạn cần đến nha khoa để kiểm tra ngay. Tìm hiểu nguyên nhân gây mùi, sau đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Hàm tháo lắp mới, cầu răng sứ mới có thể được sử dụng thay thế cho hàm và cầu răng cũ. Mùi hôi sẽ được giải quyết tạm thời, tuy nhiên tình trạng hôi miệng vẫn có thể tái phát nếu gặp phải điều kiện thuận lợi. Đặc biệt là do tính chất của hàm giả chất liệu nhựa nên khi ngấm nước bọt trong khoang miệng trong thời gian dài sẽ phát ra mùi khó chịu.

Trong khi đó, cầu răng sứ được cố định trên hàm thông qua một loại keo chuyên biệt trong nha khoa. Điều này cho thấy bạn hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng lệch hàm khi nhai, nhất là đối với các thực phẩm quá cứng, dai. Các kẽ hở trên hàm cũng từ đó xuất hiện làm thức ăn đọng lại.

Do đó, việc chấm dứt mùi hôi chân răng, răng giả bằng cách thay mới hàm tháo lắp hoặc cầu răng sứ chỉ mang tính chất tạm thời. Để giải quyết triệt để mùi hôi bạn cần kết hợp các biện pháp chăm sóc, bảo vệ răng giả đúng cách, dùng sản phẩm tạo mùi thơm, bổ sung dinh dưỡng phù hợp,…

Tham khảo thêm: Hôi Miệng Từ Cổ Họng Báo Hiệu Bệnh Gì? [Nha Sĩ Chia Sẻ]

Áp dụng kỹ thuật cấy ghép implant

Ngoài cách thay thế hàm mới, cầu răng mới để giảm mùi hôi miệng do răng giả gây ra, bạn có thể lựa chọn cấy ghép implant để khắc phục các nhược điểm của hai phương pháp kể trên. Theo đó, cấy ghép implant là biện pháp phục hình răng hiện đại nhất, được nhiều người quan tâm hiện nay.

Răng giả được tạo thành có chất liệu an toàn, không gây mùi hôi ngay cả khi bạn đã sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, bề mặt răng giả có tác dụng chống bám dính, giúp thức ăn trôi tụt không đọng lại kẽ răng tạo cơ hội cho vi khuẩn lưu trú và phát triển.

Không những thế, các răng implant được trồng độc lập, không cần tác động mài mòn 2 răng kế bên để củng cố vị trí. Điều này giúp cho người bệnh phòng tránh được các vấn đề nha khoa khác như viêm nướu răng, viêm nha chu hoặc viêm tủy răng sau khi mài.

Cách khắc phụ tình trạng răng giả bị hôi
Trồng răng giả theo phương pháp cấy ghép implant là thủ thuật nha khoa an toàn nhất hiện nay

Đồng thời, trụ implant sau khi tích hợp với xương hàm sẽ thay thế cho phần chân răng thật của người bệnh. Điều này giúp duy trì hoạt động nhai ổn định, tránh gây tiêu hàm, hóp má, lão hóa khuôn mặt do mất răng gây ra. Tuổi thọ của răng giả implant có thể kéo dài hơn 20 năm, hoặc một số loại có khả năng tồn tại như răng vĩnh viễn nếu được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.

Chăm sóc phòng tránh răng giả bị hôi

Trồng răng giả là phương pháp thay thế răng thật bị mất đi, giúp duy trì khả năng nhai, ổn định cấu trúc hàm, ngăn ngừa các rủi ro khác cho người bệnh. Tuy nhiên sau khi trồng răng, nếu bạn không biết cách chăm sóc đúng cách có thể khiến răng giả bị hôi hoặc phát sinh nhiều vấn đề liên quan, ảnh hưởng giao tiếp và hiệu quả sử dụng răng giả.

Nhằm phòng tránh các trường hợp không may mắn xảy ra, bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh gây ra hiện tượng răng giả bị hôi nói riêng và các vấn đề nha khoa nói chung khác:

  • Đánh răng sạch sau khi ăn và trước khi đi ngủ giúp ngừa nguy cơ thức ăn đọng lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Thay thế tăm xỉa răng truyền thống bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước. Các sản phẩm tiên tiến giúp làm sạch kẽ răng và chân răng một cách an toàn, tránh gây tổn thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Hạn chế ăn thức ăn quá ngọt, quá béo.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày giúp ổn định hoạt động của tuyến nước bọt, miệng giữ được độ ẩm cần thiết.
  • Điều trị các bệnh lý liên quan các khả năng gây hôi miệng như bệnh tiêu hóa, bệnh hô hấp,…
  • Cạo vôi răng mỗi năm 1 – 2 lần, định kỳ thăm khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng giả và kịp thời tư vấn giải pháp khi chẩn đoán ra các vấn đề bất thường.

Răng giả bị hôi là tình trạng ngày càng phổ biến hiện nay. Nhiều nguyên nhân tác động ảnh hưởng đến vấn đề này. Bạn đọc cần phát hiện bất thường, chủ động khám chữa sớm để phòng ngừa rủi ro. Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh khi chưa xác định tình trạng sức khỏe đang gặp phải để tránh các tác dụng phụ nguy hại.

Có thể bạn quan tâm

Ăn sống tỏi cũng là cách hay để chữa viêm xoang

14 Cách Làm Hết Hôi Miệng Khi Ăn Tỏi Nhanh Mà Dễ Dàng

Tỏi mặc dù có thể tạo ra hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn nhưng cũng là thủ...

Nguyên nhân đánh răng xong vẫn hôi miệng

Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Là Do Đâu? Xử Lý Sao?

Đánh răng xong vẫn hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể bạn đã đánh răng sai cách,...

Top 15 Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng Được Review Tốt

Nước súc miệng trị hôi miệng thường được bào chế từ các thành phần có khả năng kháng viêm, diệt...

Tác dụng chữa hôi miệng bằng quả chanh

7 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Chanh (Lá + Quả) Dễ Áp Dụng

Trị hôi miệng bằng chanh là mẹo dân gian đơn giản, bạn đọc có thể tham khảo thực hiện. Dùng...

Hôi miệng là gì?

Hôi Miệng: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị và Ngăn Ngừa

Hôi miệng khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *