Cao Răng Có Gây Hôi Miệng Không? Lấy Còn Hôi Không?

Cao răng có gây hôi miệng không là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia, tình trạng cao răng tích tụ dày không chỉ gây hôi miệng mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vậy nếu lấy sạch cao răng còn hôi miệng không? Bạn đọc có thể giải đáp các thắc mắc về cao răng qua bài viết dưới đây.

Cao răng là gì? Cách nhận biết cao răng

Cao răng hay còn được gọi là vôi răng, chúng là những mảng bám trên răng trong thời gian dài trở nên cứng, bám vào cổ răng không thể lấy sạch bằng biện pháp thủ công. Đây là hệ quả của quá trình ăn uống không vệ sinh răng sạch sẽ, các thức ăn thừa bám vào kẻ răng, lâu dần bị vôi hóa hình thành cao răng.

Cao răng là gì? Cách nhận biết cao răng
Cao răng hình thành do ảnh hưởng bởi các mảng bám trên răng bị vô hóa

Để loại sạch mảng bám cứng đầu này, bạn không thể sử dụng bàn chải thông thường mà cần đến nha khoa để cạo, đánh bóng,… Tình trạng răng có nhiều mảng bám cao răng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn có khả năng chuyển biến thành bệnh răng miệng, do vi khuẩn tích tụ có điều kiện phát triển.

Các vấn đề thường gặp khi cao răng dày, đóng từng mảng không được khắc phục như:

  • Gây hôi miệng: Như đã đề cập, cao răng hình thành do thức ăn thừa không được vệ sinh sạch sẽ lâu ngày bị vôi hóa. Các mảng bám trên cổ răng khó loại bỏ bằng bàn chải thông thường. Từ đó, vi khuẩn có điều kiện phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh.
  • Sâu răng: Đây là một trong những vấn đề răng miệng có khả năng hình thành nếu cao răng không được loại bỏ. Vi khuẩn sinh sôi số lượng lớn, tấn công gây hại cho răng miệng. Răng bị ăn mòn, hình thành các lỗ hỏng khiến thức ăn tiếp tục tồn đọng, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển. Nếu không được kiểm soát, sâu răng nặng có thể gây nhiễm trùng, mất răng.
  • Viêm nha chu, nướu răng: Trường hợp vi khuẩn phát triển, cao răng tích tụ dày có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm quanh chân răng. Bệnh viêm nha chu là một trong những bệnh lý nha khoa xảy ra do ảnh hưởng bởi tình trạng này. Túi nha chu khi phát triển càng sâu, chứa dịch mủ làm tụt lợi, yếu răng, dễ gãy rụng.

Việc nhận biết trên răng có nhiều hay ít cao răng khá đơn giản, bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Trường hợp cao răng dày, tích tụ trong thời gian dài thường có màu vàng hoặc nâu bám vào cổ răng hoặc trên thân răng. Người ta phân chia cấp độ cao răng dựa vào màu sắc của chúng, có hai loại chính gồm:

Cao răng là gì? Cách nhận biết cao răng
Có hai dạng cao răng được phân chia theo màu sắc của cao răng
  • Cao răng thường: Loại này có màu trắng đục hoặc vàng nhạt là chủ yếu. Mảng bám thường xuất hiện ở răng và nướu.
  • Cao răng huyết thanh: Dạng này là tình trạng cao răng đã tích tụ nhiều khiến nướu bị viêm dẫn đến chảy máu. Sau đó máu sẽ ngấm vào trong cao răng khó làm sạch khiến cho mảng bám có màu sẫm, nâu đỏ.

Cao răng tích tụ một cách âm thầm, không gây ra bất kỳ triệu chứng khó chịu nào ở giai đoạn nhẹ. Ngoài ra chúng còn hình thành ở mặt trong răng, nên nếu bạn không kiểm tra có thể sẽ không phát hiện sự tồn tại của chúng. Tuy nhiên trường hợp để răng bị bám dính nhiều mảng bám trong thời gian dài có khả năng phát sinh nhiều vấn đề khác.

Cao răng có gây hôi miệng không?

Nhiều người thắc mắc cao răng có gây hôi miệng không. Câu trả lời là có. Cao răng tích tụ ngày càng nhiều là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, trường hợp bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày, quá trình vôi hóa thức ăn thừa, mảng bám trên răng càng diễn ra nhanh chóng hơn khiến cho miệng có mùi hôi khá khó chịu.

Vậy làm sao để nhận biết cao răng có gây hôi miệng không? Bạn có thể kiểm tra hơi thở, thông qua dấu hiệu này bạn có thể đánh giá mức độ hôi miệng của bản thân. Mỗi người sẽ có mức độ hôi miệng khác nhau tùy vào từng nguyên nhân cụ thể. Bên cạnh đó, mùi hôi cũng có thể xuất hiện tại một số thời điểm nhất định trong ngày.

Cao răng có gây hôi miệng không?
Khi cao răng tích tụ ngày càng nhiều có thể phát sinh nhiều vấn đề nha khoa, trong đó có tình trạng hôi miệng

Một số trường hợp hôi miệng do có nhiều cao răng vào buổi sáng khi ngủ dậy, một vài người nhận thấy miệng khô và hôi sau khi đi làm, khi bụng đói hoặc lúc cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, nhiều đối tượng không có thời gian cụ thể bị hôi miệng, mùi hôi xuất hiện gần như hầu hết các giờ trong ngày.

Ngoài tình trạng hôi miệng kéo dài, cao răng đóng dày lên còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nha khoa phiền toái. Do đó, khi nhận thấy răng xỉn màu, mùi hôi khó chịu, đánh răng bị chảy máu,… bạn nên chủ động đến phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để khám và điều trị sớm, loại bỏ cao răng phòng ngừa rủi ro.

Khi nào nên cạo? Lấy cao răng còn hôi miệng không?

Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo bạn nên đến địa chỉ khám chữa uy tín định kỳ 6 tháng một lần để lấy cao răng. Sau khi loại bỏ sạch mảng bám, bác sĩ sẽ đánh bóng răng giúp bạn. Trường hợp đang mắc các bệnh lý nha khoa, trong đó có các vấn đề về nha chu nên 3 tháng lấy cao răng một lần để làm sạch vùng quanh răng, phòng vi khuẩn lan rộng gây biến chứng.

Trường hợp răng khỏe mạnh, biết cách vệ sinh, chăm sóc đúng có thể định kỳ đến nha khoa kiểm tra và làm sạch cao răng 1 lần. Việc làm sạch cao răng mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Ngoài nhanh chóng giảm mùi hôi miệng, lấy cao răng còn giúp diệt khuẩn, phòng bệnh viêm nhiễm và nhiều vấn đề nha khoa khác.

Tuy nhiên, liệu sau khi lấy cao răng rồi có chấm dứt được tình trạng hôi miệng không? Cần phải đề cập đến nguyên nhân gây hôi miệng rất đa dạng, trong đó cao răng là một trong nhiều yếu tố tác động. Do đó, việc cao răng dày hơn sẽ khiến vi khuẩn có nơi lưu trú và sinh sôi nhanh.

Cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ do làm răng xỉn màu mà còn dễ dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng khác. Lấy vôi răng định kỳ giúp răng sạch khỏe hơn. Tuy nhiên tình trạng hôi miệng vẫn có thể kéo dài nếu bạn không biết chăm sóc răng miệng đúng cách, không vệ sinh thường xuyên hoặc ăn nhiều thực phẩm có mùi nồng,…

Khi nào nên cạo? Lấy cao răng còn hôi miệng không?
Định kỳ lấy cao răng và chăm sóc răng miệng đúng cách

Do đó, để phòng nguy cơ sau khi cạo cao răng vẫn bị hôi miệng, bạn nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống. Kết hợp dùng các sản phẩm kháng khuẩn, tạo mùi hơi thở thơm mát dài lâu. Trường hợp mắc bệnh nha khoa nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Một số lưu ý sau khi lấy cao răng

Lấy cao răng giúp bạn giảm mùi hôi miệng, phòng nguy cơ vi khuẩn phát triển gây biến chứng. Để quá trình làm sạch răng miệng diễn ra thuận lợi, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ khám chữa uy tín. Đồng thời lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

  • Sau khi lấy cao răng, men răng trở nên khá nhạy cảm trong 1 – 2 ngày đầu. Nếu ăn phải đồ ăn cay, nóng, lạnh có thể gặp phải các phản ứng như tê buốt, đau răng,… Ngoài ra, vi khuẩn cũng rất dễ tấn công trở lại, do đó bạn nên lựa chọn thực phẩm phù hợp, uống nhiều nước và tuyệt đối không nên dùng thuốc lá.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Lựa chọn bàn chải có lông mềm, chải theo chiều dọc. Trường hợp muốn loại bỏ thức ăn thừa sau khi ăn nên dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước, không nên dùng tăm xỉa răng truyền thống cậy kẽ răng gây tổn thương nướu.
  • Sử dụng nước muối loãng hoặc nước súc miệng vệ sinh lại giúp khoang miệng sạch sẽ hơn, ngăn tình trạng hôi miệng và diệt khuẩn gây hại.

Như đã trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc cao răng có gây hôi miệng không. Theo các chuyên gia, khi cao răng tích tụ ngày càng nhiều, kết hợp với thói quen lười vệ sinh răng miệng có thể khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Trường hợp cao răng dày, vi khuẩn phát triển và tấn công ồ ạt gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Ăn sống tỏi cũng là cách hay để chữa viêm xoang

14 Cách Làm Hết Hôi Miệng Khi Ăn Tỏi Nhanh Mà Dễ Dàng

Tỏi mặc dù có thể tạo ra hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn nhưng cũng là thủ...

Lợi ích của lá bạc hà đối với tình trạng hôi miệng

Chữa Hôi Miệng Bằng Lá Bạc Hà với 6 Mẹo Dùng Hay Nhất

Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà là cách làm đơn giản được áp dụng phổ biến hiện nay. Theo...

Lưu ý khi áp dụng trị hôi miệng bằng ngò gai

Cách Trị Hôi Miệng Bằng Ngò Gai (Mùi Tàu) Dễ Dùng Nhất

Trị hôi miệng bằng ngò gai là cách làm được nhiều người áp dụng. Ngò gai hay còn được gọi...

4 cách kiểm tra có bị hôi miệng không

4 Cách Kiểm Tra Mình Có Bị Hôi Miệng Hay Không Dễ Dàng

Để nhanh chóng phát hiện bất thường và điều trị các bệnh về răng miệng trước hết bạn cần biết...

Cách Làm Nước Súc Miệng Chữa Hôi Miệng Khử Mùi Nhanh

Sử dụng nước súc miệng trị hôi miệng là một cách đơn giản để khử mùi khó chịu cho khoang...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.