Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Giải Pháp Điều Trị Bệnh Dứt Điểm

Bị hôi miệng lâu năm là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay. Đa số các trường hợp mắc phải điều có liên quan đến nguyên nhân bệnh lý, trong đó các bệnh răng miệng chiếm số lượng lớn. Để điều trị tình trạng này, bạn cần xác định nguyên nhân gây hôi miệng kéo dài, sau đó lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp.

Hôi miệng lâu năm do nguyên nhân nào gây ra?

Hơi thở từ miệng có mùi khó chịu xảy ra có thể do nguyên nhân tạm thời gây ra. Chẳng hạn như trước đó bạn ăn phải thực phẩm hoặc uống thức uống gây mùi, nặng mùi khiến khoang miệng có mùi hôi khi thở, nói chuyện. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao tiếp của nhiều người.

Hôi miệng lâu năm do nguyên nhân nào gây ra?
Mùi hôi miệng kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt giao tiếp, công việc của nhiều người

Tuy nhiên các nguyên nhân gây hôi miệng tạm thời có thể khắc phục nhanh chóng bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Trường hợp mùi hôi kéo dài không khỏi, hôi từ cổ họng kèm theo các biểu hiện bất thường khác có nguy cơ là triệu chứng của các bệnh lý. Hôi miệng lâu năm có tỷ lệ ngày càng cao.

Vậy, những nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề này? Dưới đây là các yếu tố gây hôi miệng lâu năm thường gặp hiện nay:

Do thói quen uống rượu bia, thuốc lá

Rươu bia, thuốc lá là những sản phẩm gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe,  nhất là khi lạm dụng quá nhiều, dùng trong thời gian dài. Người có thói quen uống rượu bia nói riêng, đồ uống chứa cồn nói chung thường gặp phải tình trạng miệng có mùi hôi chua hơn bình thường. Nguyên nhân là do tuyến nước bọt tiết ra ít hơn, đồng thời phản ứng với cồn trong rượu làm sinh khí có mùi.

Ngoài ra, khói thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến miệng có mùi hôi khó chịu kèm theo tình trạng vàng răng, răng yếu dễ rụng. Lạm dụng thuốc lá, đồ uống chứa cồn trong thời gian dài khiến mùi hôi miệng không khỏi, lâu dần còn có nguy cơ nặng hơn, không chỉ gây hôi mà còn phát ra mùi thối.

Bên cạnh đó, các độc tố có trong các sản phẩm này còn khiến cho bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng, trong đó đặc biệt là chứng viêm nha chu. Nếu không phát hiện và sớm điều trị, bạn có khả năng gặp thêm nhiều biến chứng khác, không chỉ riêng tình trạng hôi miệng lâu năm, do đó bạn đọc cần thận trọng.

Tham khảo thêm: Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Là Do Đâu? Xử Lý Sao?

Do thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách

Hôi miệng kéo dài còn có khả năng hình thành do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách. Không đánh răng vào buổi trước khi đi ngủ, không đánh răng sau khi ăn,… làm thức ăn thừa bám ở kẽ răng, lâu dần các mảng bám trên răng dày hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Hôi miệng lâu năm do nguyên nhân nào gây ra?
Chăm sóc răng miệng không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây mùi hôi khó chịu

Đây là một trong những nguyên nhân có khả năng khắc phục giúp cải thiện tình trạng hôi miệng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chủ quan, sau một thời gian dài răng miệng bị “bỏ bê” không chăm sóc đúng cách bị vi khuẩn tấn công, dễ thấy nhất là hiện tượng sâu răng, viêm nha chu,… khiến miệng phát ra mùi hôi khó chịu.

Do bệnh về răng miệng

Như đã đề cập, bệnh lý răng miệng có thể hình thành sau thời gian bạn không chăm sóc răng miệng và thay đổi những thói quen xấu. Các bệnh lý về răng miệng là nguyên nhân khiến cho miệng của bạn có mùi hôi khó chịu. Một số nguyên nhân bệnh lý thường gặp như:

  • Sâu răng: Trên răng xuất hiện các lỗ hỏng nhỏ là nơi các vi khuẩn lưu trú, chúng phát triển ngày càng nhiều gây hôi miệng, viêm nhiễm. Ngoài ra, vi khuẩn còn tấn công sâu khiến tủy răng bị phá hủy. Lúc này, bên cạnh mùi hôi bạn còn thấy đau nhức khó chịu, ê buốt răng ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống, cơ thể mệt mỏi,…
  • Viêm nha chu: Đây là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp hiện nay. Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn công tổ chức xung quanh răng khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau, sưng nướu, dễ chảy máu răng, lung lay răng,… và trong đó có hiện tượng hôi miệng.

Ngoài hai chứng bệnh kể trên, nhiều vấn đề nha khoa khác là nguyên nhân khiến miệng có mùi hôi lạ, đôi khi mùi thối khá khó chịu. Cần xử lý bệnh răng miệng để kiểm soát sự phát triển của hại khuẩn, sau đó kết hợp các phương pháp nhằm giảm mùi hôi cho khoang miệng, lấy lại sự tự tin giao tiếp cho người bệnh.

Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác

Mùi hôi miệng kéo dài lâu năm cũng có thể là triệu chứng đi kèm của các bệnh lý khác. Trong đó điển hình là bệnh về dạ dày, bệnh hô hấp hoặc các vấn đề toàn thân khác. Cụ thể như:

Hôi miệng lâu năm do nguyên nhân nào gây ra?
Hôi miệng lâu năm cũng có thể do các bệnh lý khác trong cơ thể gây ra
  • Bệnh dạ dày: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày,… khiến người bệnh có hệ tiêu hóa kém, dễ bị trào ngược, ợ hơi, ợ chua làm khoang miệng luôn có mùi hôi. Ngoài ra một số trường hợp xuất huyết tiêu hóa còn khiến hơi thở từ miệng phát ra có mùi tanh khó chịu.
  • Bệnh hô hấp: Một số bệnh lý về hô hấp phát triển mức độ nghiêm trọng gây nên tình trạng hôi miệng lâu năm. Chẳng hạn như bệnh viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản,…. mãn tính. Các bệnh lý này khiến dịch tiết ra từ hệ hô hấp chảy xuống cổ họng, kéo theo vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn sinh ra khí sulfur khiến bạn có cảm giác cổ họng, khoang miệng có mùi lạ.
  • Bệnh toàn thân: Ngoài các bệnh lý về hệ hô hấp, tiêu hóa, một vài vấn đề toàn thân khác cũng ảnh hưởng gây hôi miệng lâu năm. Tình trạng này thường gặp ở người có bệnh gan, bệnh thận mãn tính, người mắc chứng đái tháo đường,…

Trường hợp mùi hôi miệng kéo dài không khỏi mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp, kèm theo đó cơ thể phát sinh các triệu chứng bất thường khác bạn nên thăm khám và điều trị sớm. Bởi các bệnh lý trong cơ thể có thể phát triển trong thời gian ngắn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tham khảo thêm: Chữa Hôi Miệng Bằng Baking Soda Nhanh Đến Khó Tin

Hôi miệng lâu năm có nguy hiểm không?

Hôi miệng lâu năm không thể khắc phục bằng các biện pháp như đánh răng, súc miệng mỗi ngày. Người gặp phải tình trạng này thường có cảm giác tự ti, ngại giao tiếp với người xung quanh. Điều này không những ảnh hưởng đến công việc, đời sống mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý, gây ra một số vấn đề liên quan khác.

Ngoài ra, khi hôi miệng lâu năm là ảnh hưởng của bệnh lý răng miệng, một thời gian dài không điều trị có thể khiến cấu trúc hàm răng bị ảnh hưởng, dễ gây phá hủy xương răng, dẫn đến mất răng, dễ rụng răng,… Ngoài ra, khi mùi hôi xuất phát từ các bệnh lý khác trong cơ thể, bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Hôi miệng lâu năm có nguy hiểm không?
Thăm khám sớm và điều trị để phòng tránh các rủi ro hại sức khỏe

Chủ động thăm khám y tế ngay khi bạn nhận thấy mùi hôi trong khoang miệng, hơi thở, xuất hiện kéo dài. Bởi nhiều khả năng đây là triệu chứng cảnh báo bệnh nguy hại. Nhằm phòng tránh các rủi ro không mong muốn, bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ trong trường hợp kết quả chẩn đoán hôi miệng do bệnh lý.

Phương pháp điều trị hôi miệng lâu năm dứt điểm

Hôi miệng có thể khắc phục bằng nhiều phương pháp. Tùy nguyên nhân gây mùi, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất cho bạn đọc. Trường hợp hôi miệng lâu năm không khỏi do bệnh lý răng miệng, tiêu hóa, hô hấp. Mỗi tình trạng sẽ được đưa ra phác đồ nhằm kiểm soát sự tiến triển của bệnh và giúp bệnh nhân giảm mùi hôi khó chịu.

Dưới đây là các hướng điều trị hôi miệng kéo dài thường được áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo:

Sử dụng phương pháp dân gian tại nhà

Áp dụng các mẹo chữa tại nhà vừa đơn giản vừa giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí. Hướng điều trị phù hợp cho đối tượng bị hôi miệng kéo dài do thói quen ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh, do gặp phải tác dụng phụ của thuốc tân dược trong quá trình điều trị bệnh,…

Ngoài ra, dùng mẹo chữa tại nhà còn là giải pháp chấm dứt mùi hôi, giúp người bệnh tự tin hơn trong quá trình điều trị các bệnh lý liên quan theo hướng dẫn của bác sĩ. Lựa chọn mẹo chữa sao cho phù hợp nhất:

Phương pháp điều trị hôi miệng lâu năm dứt điểm
Tham khảo các mẹo chữa hôi miệng lâu năm tại nhà

Dùng lá trà xanh: Lá trà xanh được dùng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh, nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt. Loại lá này chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ hại khuẩn trong miệng, giảm mùi hôi khó chịu. Áp dụng theo cách đơn giản:

  • Dùng một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch với nước muối loãng.
  • Sau đò vò nát, cho lá trà xanh vào nồi đun với nước vừa đủ trong 5 phút.
  • Chắt lấy nước trà xanh, để nguội mỗi ngày dùng súc miệng 3 – 5 lần.

Sử dụng củ gừng: Gừng có tính nóng, giúp diệt khuẩn tốt, được dùng điều trị bệnh ngoài da, bệnh trong cơ thể,… Dùng gừng chữa hôi miệng lâu năm là giải pháp được nhiều người áp dụng. Mùi thơm của gừng còn giúp bạn thư giãn hơn, giảm stress. Áp dụng theo cách:

  • Dùng một củ gừng tươi, rửa sạch gọt vỏ.
  • Đập dập rồi hãm với nước sôi, sau khi nước còn âm ấm thêm 2 muỗng cà phê mật ong vào.
  • Thưởng thức món nước thơm ngon, ấm cổ họng và giảm mùi hôi miệng.
  • Thực hiện mỗi tuần 3 – 4 lần, kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ăn sữa chua lợi khuẩn: Ngoài hai biện pháp kể trên, bạn có thể sử dụng cách bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể để chống lại sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn. Theo đó, sữa chua là món ăn phù hợp, giúp cơ thể cải thiện đề kháng và tăng hệ miễn dịch. Bổ sung mỗi ngày 1 – 2 hộp sữa chua giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, nhờ đó mùi hôi miệng lâu năm cũng dần cải thiện đáng kể.

Mẹo dân gian hỗ trợ khắc phục tình trạng miệng phát ra mùi hôi khó chịu. Không những thế đối với các bệnh lý khác cũng có tác dụng giảm thiểu biến chứng đáng kể. Tuy nhiên thực tế đây chỉ là biện pháp tạm thời, để chấm dứt tình trạng hôi miệng tốt nhất bạn nên kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Giải Pháp Điều Trị Bệnh Dứt Điểm

Sử dụng thuốc trị hôi miệng lâu năm

Hiện nay có nhiều loại thuốc trị hôi miệng lâu năm với các dạng từ dung dịch đến viên uống. Thuốc và các sản phẩm hỗ trợ giúp giảm mùi hôi, diệt khuẩn và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan. Một số sản phẩm được sử dụng như:

Phương pháp điều trị hôi miệng lâu năm dứt điểm
Bác sĩ chỉ định thuốc điều trị hôi miệng lâu năm theo từng trường hợp cụ thể
  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, cơ thể, từ đó giúp mùi hôi miệng dần cải thiện. Tùy bệnh lý mà bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp. Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý kết hợp thuốc bừa bãi.
  • Nước súc miệng: Nước súc miệng chứa các chất làm sạch khoang miệng, giảm mùi hôi, diệt vi khuẩn, nấm, virus gây hại. Lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Viên uống chứa probiotic: Ngoài sữa chua và các thực phẩm lên men, probiotic hiện nay được bào chế ở dạng viên uống. Tác dụng của viên uống giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời, các sản phẩm viên uống chứa probiotic còn giúp giảm hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ đó giúp mùi hôi miệng cải thiện đáng kể.
  • Các sản phẩm khác: Bên cạnh thuốc trị hôi miệng lâu năm, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng kết hợp một số sản phẩm để giảm mùi hôi. Chẳng hạn như kẹo ngậm, kem đánh răng khử mùi,…

Việc sử dụng thuốc mang lại kết quả nhanh, tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý kết hợp thuốc bừa bãi có thể gây ảnh hưởng sức khỏe. Trong quá trình dùng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ nếu nhận thấy phản ứng bất thường nên chủ động thông báo để được bác sĩ hỗ trợ.

Điều trị bằng biện pháp nha khoa

Theo thống kê đa số các trường hợp bị hôi miệng lâu năm có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng. Mùi hôi dai dẳng kèm theo các biểu hiện như đau nhức răng, khó khăn khi nhai, chảy máu răng,… Với các trường hợp này, bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị sớm.

Trong nhiều phương pháp điều trị nha khoa được áp dụng, phương pháp cạo cao răng trị hôi miệng là cách được áp dụng phổ biến. Bởi, cao răng tích tụ ngày càng nhiều cho thấy vi khuẩn cũng sinh sôi với số lượng ngày càng lớn. Chúng bắt đầu tấn công sâu, gây ra khí có mùi và nhiều vấn đề khác.

Phương pháp điều trị hôi miệng lâu năm dứt điểm
Điều trị bệnh nha khoa giảm mùi hôi miệng và phòng ngừa biến chứng

Ngoài cạo cao răng, bác sĩ nha khoa có thể chỉ định một số giải pháp điều trị khác như:

  • Trám răng: Áp dụng khi tình trạng hôi miệng do sâu răng gây ra. Vi khuẩn lưu trú trong các lỗ hỏng trên răng, kéo dài có thể gây phá hủy tủy và ảnh hưởng đến chức năng nhai. Trám răng giúp làm bít lỗ hỏng này, loại bỏ vi khuẩn và ổ viêm nhiễm giúp người bệnh giảm triệu chứng khó chịu, trong đó có tình trạng hôi miệng kéo dài.
  • Loại bỏ túi nha chu: Phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp viêm nha chu ở giai đoạn nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật loại bỏ túi nha chu, giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, giúp nướu răng chắc hơn, giảm mùi hôi.
  • Nạo tủy răng: Trường hợp mùi hôi miệng kéo dài liên quan đến tình trạng viêm tủy răng, chết tủy răng có thể được chỉ định nạo bỏ tủy. Bác sĩ sẽ dùng máy hoặc trâm tay nạo phần tủy cần loại bỏ, sau đó dụng vật tư nha khoa trám bít lại. Nhờ đó giúp ngăn tình trạng hư tổn diễn ra nghiêm trọng hơn, đồng thời giúp giảm mùi hôi hữu hiệu.

Biện pháp nha khoa áp dụng cho đối tượng gặp vấn đề răng miệng khiến mùi hôi kéo dài lâu năm không khỏi. Ngoài ra, đối với các bệnh lý khác như bệnh hô hấp, tiêu hóa,… bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra giải pháp điều trị phù hợp giúp ngăn ngừa biến chứng cho bệnh nhân.

Tham khảo thêm: 4 Cách Kiểm Tra Mình Có Bị Hôi Miệng Hay Không Dễ Dàng

Phòng ngừa tình trạng hôi miệng lâu năm

Bên cạnh áp dụng điều trị theo các phương pháp được bác sĩ hướng dẫn, bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng hôi miệng lâu năm tái phát. Theo đó, vấn đề vệ sinh và chế độ sinh hoạt được đề cập hàng đầu. Một số lưu ý như sau:

Phòng ngừa tình trạng hôi miệng lâu năm
Chăm sóc răng miệng đúng cách và thay đổi một số thói quen không lành mạnh

Về vấn đề vệ sinh răng miệng:

  • Sử dụng kem đánh răng có chứa thành phần kháng khuẩn, bổ sung fluor, đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Đánh răng đúng cách giúp loại bỏ các mảng bám, thức ăn mắc vào kẽ răng. Không đánh răng quá mạnh theo chiều ngang có thể ảnh hưởng đến lợi, gây ê răng và nhiều vấn đề khác.
  • Định kỳ 2 – 3 tháng thay bàn chải mới một lần, lựa chọn sản phẩm phù hợp.
  • Bên cạnh sử dụng kem đánh răng, bạn nên kết hợp dùng thêm nước súc miệng. Có thể dùng nước muối, nấu nước thảo dược hoặc mua sản phẩm nước súc miệng bán sẵn. Tuy nhiên phải lựa chọn loại nước phù hợp, dùng kiên trì để đạt được hiệu quả như mong đợi.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng tâm nước.
  • Định kỳ 2 lần mỗi năm đi lấy cao răng để làm sạch răng miệng, kết hợp khám răng để sớm phát hiện các vấn đề bất thường.

Về thói quen sinh hoạt:

  • Không sử dụng thuốc lá, cai thuốc để sớm chấm dứt tình trạng hôi miệng lâu năm. Bởi như đã đề cập, khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mùi hôi miệng, làm răng ố vàng.
  • Không nên sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống chứa cồn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Đồng thời bạn cũng nên hạn chế uống các đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà đậm đặc cũng dễ làm hơi thở có mùi khó chịu.
  • Uống nhiều nước, hạn chế sử dụng thực phẩm có mùi nồng như mắm, thức ăn nhiều gia vị, đồ ăn dầu mỡ, tỏi, hành,…
  • Hạn chế ăn nhiều đường bởi các thực phẩm quá ngọt, nhiều tinh bột là tác nhân gây tích tụ mảnh bám trên răng.
  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp, bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi, duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học.

Hôi miệng lâu năm trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, không chỉ ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày, nhiều khả năng đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan khác. Bạn đọc nên chủ động đến gặp bác sĩ để khám chữa sớm, phòng ngừa các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe tổng thể.

Có thể bạn quan tâm

Kẽ răng bị hôi là do đâu?

Kẽ Răng Bị Hôi Là Do Đâu? Chữa Trị và Khắc Phục Sao?

Kẽ răng bị hôi có thể do bạn chải răng không sạch khiến thức ăn mắc lại lâu dần gây...

Top 15 Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng Được Review Tốt

Nước súc miệng trị hôi miệng thường được bào chế từ các thành phần có khả năng kháng viêm, diệt...

7 Thảo Dược Trị Hôi Miệng Tại Nhà Lấy Nhanh Lại Tự Tin

Các loại thảo dược trị hôi miệng được xem là cứu cánh giúp nhanh chóng khôi phục hơi thở thơm...

Lưu ý khi áp dụng trị hôi miệng bằng ngò gai

Cách Trị Hôi Miệng Bằng Ngò Gai (Mùi Tàu) Dễ Dùng Nhất

Trị hôi miệng bằng ngò gai là cách làm được nhiều người áp dụng. Ngò gai hay còn được gọi...

Răng giả là gì? Thông tin cần biết

Răng Giả Bị Hôi: Nguyên Nhân Do Đâu và Cách Khắc Phục

Răng giả bị hôi là tình trạng thường gặp hiện nay. Theo đó, răng giả là sản phẩm được tạo...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *