Trị Hôi Miệng Bằng Lá Trầu Không – Cách Dùng Dân Gian
Trị hôi miệng bằng lá trầu không là phương pháp được nhiều người thực hiện. Do lá trầu có tính nóng, khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm tốt,… hỗ trợ khắc phục các vấn đề về răng miệng, kiểm soát tình trạng trào ngược,… giảm mùi hôi trong khoang miệng do các nguyên nhân tạm thời đến nguyên nhân bệnh lý.
Vì sao dùng lá trầu không trị hôi miệng?
Hôi miệng là tình trạng thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số trường hợp khoang miệng, hơi thở ra có mùi hôi là do ăn phải các thực phẩm có mùi nồng, uống bia rượu, nước ngọt có gas,… hoặc do ảnh hưởng bởi các bệnh lý nha khoa, tiêu hóa khác.
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên tình trạng hôi miệng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh gặp khó khăn khi giao tiếp, tác động đến công việc,… Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hôi miệng được áp dụng.
Trong đó, mẹo trị hôi miệng bằng lá trầu không được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Từ xưa, cây trầu được trồng để thu hái lá làm thuốc, nhờ tính nóng, cay nồng tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ngoài da, khử mùi hôi, giúp kháng viêm, chống nhiễm trùng,…
Theo đó, ghi chép cho thấy lá trầu có tác dụng sát trùng tốt, giúp giảm đau, giảm ngứa hiệu quả. Trường hợp mùi hôi miệng xuất hiện do bạn bị viêm sưng đau mô nướu có thể sử dụng loại lá thảo dược này điều trị, giảm mùi. Không chỉ được ứng dụng trong các bài thuốc dân gian, hiện nay người ta cũng chỉ ra trong lá trầu chứa nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể.
Chẳng hạn, trong 100g lá trầu không có chứa đến 2,4% tinh dầu, lượng tinh dầu này có khả năng hỗ trợ khử mùi hôi, nhờ đó người bị hôi miệng có thể tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Không những thế, tinh dầu lá trầu còn giúp ngăn nguy cơ sâu răng, giảm tình trạng viêm nha chu, viêm lợi,… gây hôi miệng.
Đặc biệt, trong lá trầu còn chứa hàm lượng eugenol, chavicol lớn, giúp kháng sinh mạnh mẽ. Nhờ đó các vi khuẩn trong khoang miệng được làm sạch, cải thiện mùi hôi khó chịu. Phương pháp dân gian thích hợp với đối tượng hôi miệng do các nguyên nhân tạm thời như ăn uống thực phẩm, thức uống có mùi nồng,… ngoài ra còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan khác gây hôi miệng.
Tuy nhiên, trường hợp mùi hôi ngày càng trở nên nồng nặc, kèm theo đó là các dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Tuyệt đối tránh tình trạng tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe.
Tham khảo thêm: Trám Răng Có Bị Hôi Miệng Không? [Chuyên Gia Tư Vấn]
Mẹo trị hôi miệng bằng lá trầu không
Áp dụng cách trị hôi miệng bằng lá trầu không tại nhà vừa đơn giản vừa tiết kiệm chi phí. Đặc biệt mẹo chữa thích hợp cho những trường hợp bị hôi miệng nhẹ, nguyên nhân do ảnh hưởng từ các thực phẩm hoặc bệnh lý có khả năng kiểm soát tại nhà. Tham khảo ngay các cách trị dưới đây:
Trị hôi miệng bằng lá trầu không
Trị hôi miệng bằng lá trầu không bằng cách nhai trực tiếp là mẹo được dân gian lưu truyền từ nhiều đời nay. Tuy nhiên do lá trầu có mùi nồng, hăng tự nhiên nên không phải ai cũng có thể áp dụng cách chữa này. Tinh dầu và mùi hương của lá thảo dược có tác dụng làm sạch khoang miệng, khử mùi hơi thở giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.
Các chất có trong lá trầu đồng thời giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, cải thiện tình trạng sưng viêm mô nướu, giúp giảm đau, ngứa rát khoang miệng, cổ họng do ảnh hưởng từ bệnh nha khoa, hô hấp, tiêu hóa,… gây hôi miệng. Cách điều trị thực hiện đơn giản như sau:
- Dùng khoảng 1 – 2 lá trầu không, tươi, ngâm với nước muối loãng cho sạch tạp chất, rửa lại và để ráo nước.
- Tiếp đến nhai lá trầu trực tiếp, không nuốt nước và bã.
- Sau khi lá trầu nát hoàn toàn, ngậm trong khoảng 3 phút sau đó nhổ bỏ toàn bộ hỗn hợp trong khoang miệng.
- Nhanh chóng dùng nước sạch súc miệng lại, thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Lưu ý đối với những bạn không áp dụng được biện pháp này có thể sử dụng mẹo chữa khác, do mùi lá trầu thường khá hăng nồng và cay.
Súc miệng bằng nước lá trầu
Bên cạnh mẹo nhai trực tiếp lá trầu không giúp giảm mùi hôi miệng khó chịu, bạn có thể tham khảo cách nấu nước lá trầu không để súc miệng. Không chỉ loại bỏ mùi hôi, mẹo chữa này còn giúp lấy đi thức ăn thừa, ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm sâu răng và các vấn đề nha khoa khác.
Nước nấu từ lá trầu có chứa các chất giúp kháng viêm, làm sạch khoang miệng an toàn, ít nguy cơ gây tác dụng phụ. Không những thế, ngậm súc miệng bằng loại nước thảo dược này còn giúp cải thiện hiện tượng sưng viêm, chảy máu răng, đau răng do các bệnh liên quan đến răng miệng gây ra. Tham khảo ngay cách dùng:
- Sử dụng 1 – 2 nắm lá trầu không, tươi, không dùng lá bị dập úa.
- Ngâm lá trầu vào trong nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn tạp chất.
- Tiếp đến cho lá trầu vào nồi nấu cùng với nửa lít nước trong 3 – 5 phút.
- Chắt lấy nước cốt, cho vào trong bình đựng có nắp đậy, bảo quản trong ngăn mát sử dụng dần.
- Sau khi đánh răng sạch sẽ, bạn cho khoảng 50ml nước lá trầu không ngậm và súc miệng.
- Áp dụng mỗi ngày 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ngoài cách này, để tăng hiệu quả bạn có thể thêm vào dung dịch nước nấu từ lá trầu một chút muối. Muối có tính kháng khuẩn, sát trùng tốt giúp làm sạch mảng bám trên răng, lưỡi,… Nhờ đó tình trạng răng miệng được cải thiện, giảm mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng đến giao tiếp.
Tham khảo thêm: 3 Cách Dùng Trà Trị Hôi Miệng – Mẹo Hay Áp Dụng Nhiều
Trị hôi miệng bằng lá trầu và gừng
Ngoài hai cách làm kể trên, bạn có thể thêm gừng vào trong dung dịch nước nấu lá trầu không để hỗ trợ điều trị hôi miệng và các vấn đề liên quan khác. Gừng có tính nóng, chứa các chất kháng khuẩn, chống viêm tốt, giúp diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, giảm nguy cơ lan rộng viêm nhiễm đến các bộ phận khác.
Mẹo chữa tại nhà kết hợp giữa lá trầu và gừng tươi là sự lựa chọn của nhiều người. Hai nguyên liệu hỗ trợ nhau giúp cách chữa hôi miệng ngày càng hiệu quả hơn. Gừng có mùi thơm dễ chịu, đặc biệt thích hợp cho đối tượng hơi thở có mùi hôi do ảnh hưởng bởi các bệnh tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài ra, gừng và lá trầu khi kết hợp còn giúp chống viêm mạnh mẽ, giúp kháng khuẩn, giảm bệnh nha khoa, bệnh hô hấp, cảm lạnh, viêm họng,… Cách dùng như sau:
- Hái khoảng 1 nắm lá trầu không, tươi, ngâm với nước muối pha loãng cho sạch tạp chất.
- Gừng đào lên khoảng 2 củ rửa sạch, cắt lát.
- Cho nguyên liệu vào trong nồi, đổ thêm 300ml nước đun sôi trong khoảng 3 – 5 phút.
- Tắt bếp chắt lấy nước cốt thu được.
- Sau khi đánh răng, dùng 40ml dung dịch nguội ngậm và súc miệng trong 30 giây.
- Thực hiện kiên trì mỗi ngày 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trị hôi miệng bằng lá trầu không và vỏ chanh
Áp dụng mẹo trị hôi miệng bằng lá trầu không kết hợp với vỏ chanh tiện lợi, tiết kiệm chi phí, ít nguy cơ gặp tác dụng phụ. Theo đó, vỏ chanh chứa các tinh dầu thơm tự nhiên, giúp khử mùi tốt. Không những thế, trong vỏ chanh còn chứa nhiều chất giúp kháng khuẩn, sát trùng hiệu quả.
Dùng lá trầu kết hợp vỏ chanh giúp giảm mùi hôi miệng nhanh chóng. Mẹo chữa được áp dụng rộng rãi, mang lại kết quả tích cực. Tham khảo ngay cách thực hiện đơn giản như sau:
- Sử dụng 1 nắm lá trầu không tươi, 3 – 4 vỏ chanh không ruột.
- Ngâm rửa lá trầu cho sạch tạp chất, rửa sạch vỏ chanh rồi cắt nhỏ.
- Cho nguyên liệu vào nồi đun với 300ml nước trong khoảng 5 – 7 phút.
- Chắt lấy nước để nguội rồi cho vào ngăn mát, sử dụng dần.
- Mỗi lần dùng khoảng 40ml, ngậm và súc miệng sau khi đánh răng.
- Áp dụng ngày 2 lần đều đặn, kiên trì để đạt được hiệu quả như mong đợi.
Mẹo chữa tại nhà giúp khắc phục các vấn đề khoang miệng, giảm mùi hôi khó chịu, ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn lan rộng gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Nếu áp dụng một thời gian, tình trạng hôi miệng không cải thiện, đồng thời kèm theo một số biểu hiện bất thường khác, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Tham khảo thêm: 13 Loại Thực Phẩm Trị Hôi Miệng Có Hiệu Quả Bất Ngờ
Lưu ý khi dùng lá trầu không trị hôi miệng
Trị hôi miệng bằng lá trầu không là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Phương pháp tại nhà với nguyên liệu dễ tìm, giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên khi áp dụng bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Mẹo dân gian lành tính, ít nguy cơ gây tác dụng phụ. Sử dụng kiên trì để đạt được hiệu quả như mong đợi.
- Vì lá trầu có mùi hăng nồng, cay tự nhiên nên một số người không thích và áp dụng được mẹo chữa này. Trước khi áp dụng bạn nên thử nhai hoặc ngậm nước lá trầu không, trường hợp không thích mùi, thấy khó chịu với phương pháp này có thể tham khảo các mẹo chữa tại nhà khác.
- Đặc biệt thận trọng đối với người có cơ địa nhạy cảm, trường hợp áp dụng nhận thấy cơ thể có biểu hiện lạ nên thay thế phương án khác hoặc đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ sớm.
- Kết hợp điều trị tại nhà và chăm sóc răng miệng, đánh răng mỗi ngày, súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Sử dụng thực phẩm phù hợp, hạn chế ăn những món có mùi nồng, tránh uống rượu bia, đồ uống chứa cồn, không nên hút thuốc lá.
- Sau một thời gian điều trị hôi miệng tại nhà, nếu bạn nhận thấy mùi hôi không cải thiện đồng thời còn kèm theo các biểu hiện bất thường khác nên chủ động đến bệnh viện thăm khám và điều trị y tế.
Trên đây là gợi ý điều trị hôi miệng bằng lá trầu không tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo. Phương pháp dân gian lành tính, tiết kiệm chi phí, ít nguy cơ gây phản ứng phụ. Thăm khám trước khi áp dụng, xác định tình trạng sức khỏe và điều trị bằng biện pháp phù hợp giúp bạn sớm cải thiện sức khỏe và phòng ngừa nhiều rủi ro.
Có thể bạn quan tâm
- 7 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Chanh (Lá + Quả) Dễ Áp Dụng
- Chữa Hôi Miệng Bằng Baking Soda Nhanh Đến Khó Tin
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!