Bị Hôi Miệng Khi Mang Thai: Cách Chữa Trị và Ngăn Ngừa

Hôi miệng khi mang thai là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải, thường liên quan đến thói quen vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống, sự thay đổi hormone, các bệnh nha khoa hoặc bệnh lý khác. Việc nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp mẹ bầu tìm kiếm được cách khắc phục hiệu quả và an toàn.

hôi miệng khi mang thai
Hôi miệng khi mang thai là tình trạng phổ biến gây ra nhiều phiền toái cho mẹ bầu

Hôi miệng khi mang thai – Nguyên nhân do đâu?

Một trong những vấn đề mà rất nhiều mẹ bầu phải đối mặt đó chính là tình trạng hôi miệng khi mang thai. Triệu chứng bất thường này đôi khi còn khiến cho các mẹ bầu phải rơi vào nhiều tình huống xấu hổ.

Mẹ bầu có thể nhận biết hơi thở có mùi khi mang thai thông qua một số biểu hiện sau đây:

  • Cảm nhận rõ mùi hôi ở trong hơi thở (để dễ dàng nhận thấy hơn, mẹ bầu có thể chụm 2 lòng bàn tay lại nhằm kiểm tra hơi thở)
  • Mùi hôi có xu hướng nặng hơn sau các bữa ăn và sau khi ngủ dậy
  • Xuất hiện vị khó chịu trong khoang miệng
  • Nướu sưng, dễ chảy máu, một số trường hợp còn chảy dịch
  • Có cảm giác giảm tiết nước bọt trong khoang miệng

Tình trạng hôi miệng khi mang thai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nắm rõ vấn đề này là rất quan trọng để giúp mẹ bầu tìm kiếm những giải pháp khắc phục phù hợp và an toàn. Các nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm:

1. Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố khiến khoang miệng trở thành nơi lý tưởng cho mảng bám sản sinh, làm trầm trọng thêm phản ứng của nướu răng. Ngoài ra, giai đoạn này, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm đáng kể, khiến cho môi trường trong khoang miệng thay đổi. Tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi và thải ra nhiều khí sulfur hơn. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng hôi miệng khi mang thai.

→Xem thêm: 7 Thảo Dược Trị Hôi Miệng Tại Nhà Lấy Nhanh Lại Tự Tin

nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khi mang thai
Thay đổi nội tiết tố có thể gây ra một số vấn đề khiến mẹ bầu bị hôi miệng

2. Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém được xác định là nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp nhất ở bất cứ đối tượng nào. Răng miệng không được làm sạch đúng cách sẽ tạo điều kiện cho mảng bám và cao răng tích tụ. Hơn nữa, thức ăn thừa còn bám lâu ở mặt nhai và kẽ răng gây ra mùi hôi rất khó chịu.

3. Thói quen ăn uống

Khi mang thai, tác động của hormone thai kỳ có thể khiến cho các mẹ bầu thay đổi thói quen ăn uống. Trong đó, một số thói quen rất dễ dẫn tới tình trạng hôi miệng khi mang thai mà mẹ bầu cần chú ý. Chẳng hạn như:

  • Tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa thành phần mùi nồng như hành, tỏi, cà phê,… 
  • Thường xuyên ăn đêm, tiêu thụ thức ăn nhiều đường và đồ ăn vặt
  • Bổ sung nhiều sữa, các loại axit amin trong sữa có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi khó chịu
  • Tiêu thụ các món ăn có nhiều gia vị nhưng lại không uống nhiều nước.
  • Thường xuyên ăn các món giàu chất đạm. Khi phân hủy đạm sẽ sản sinh ra 2 loại khí là hidro sulfur (mùi hôi như trứng thối) và methyl mercaptan (có mùi bắp cải).
nguyên nhân gây hôi miệng khi mang thai
Hôi miệng khi mang thai có thể do ăn các loại thức ăn nặng mùi như hành, tỏi,…

4. Vấn đề về tiêu hóa

Hệ tiêu hóa thường bị ảnh hưởng trong thai kỳ do tử cung mở rộng, thêm vào đó là thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày. Sự trào ngược axit có khả năng dẫn đến quá trình khử khoáng của men răng. Điều này tạo thành các hố trên răng, rất dễ khiến cho thức ăn bám vào sau đó. Nó có thể gây ra mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

5. Thiếu canxi gây hôi miệng khi mang thai

Các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên bổ sung canxi và ăn các thực phẩm giàu canxi, nhất là khi thai kỳ tiến triển. Việc bổ sung đầy đủ canxi sẽ giúp thai nhi phát triển xương và răng chắc khỏe. Trường hợp mẹ bầu không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết thì cơ thể có thể sử dụng canxi từ răng. Điều này khiến cho răng xấu đi và ảnh hưởng đến hơi thở một cách tự nhiên.

6. Tình trạng nôn ói và mất nước khi mang thai

Số liệu thống kê ghi nhận rằng, có đến 66% phụ nữ bị buồn nôn và nôn ói khi mang thai do ốm nghén. Nôn mửa thường xuyên dẫn tới việc tạo ra môi trường axit bên trong khoang miệng. Điều này sẽ dẫn đến quá trình khử khoáng của răng và khiến cho răng dễ bị thức ăn bám vào. Từ đó tiềm ẩn nguy cơ bị sâu răng và gây ra mùi hôi khó chịu.

hơi thở có mùi ở mẹ bầu
Nôn ói có thể thúc đẩy quá trình khử khoáng răng, gây mất nước và khiến mẹ bầu bị hôi miệng

Ngoài ra, tình trạng nôn ói còn khiến cho mẹ bầu đứng trước nguy cơ bị mất nước nếu không uống đủ nước. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nước bọt và khiến mẹ bầu bị khô miệng. Thiếu nước bọt sẽ không thể rửa trôi được các mảnh thức ăn thừa và vi khuẩn. Từ đó khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng hôi miệng khi mang thai.

7. Hệ quả của các bệnh nha khoa

Mẹ bầu có nhiều nguy cơ mắc các bệnh nha khoa như viêm lợi khi mang thai, sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng,… Điều này thường liên quan đến vấn đề suy giảm hệ miễn dịch và các thói quen kém lành mạnh hình thành trong thai kỳ.

→Tham khảo ngay: Cách Trị Hôi Miệng Bằng Ngò Gai (Mùi Tàu) Dễ Dùng Nhất

Cách chữa trị chứng hôi miệng khi mang thai

Để khắc phục chứng hôi miệng thì cần tìm kiếm các giải pháp an toàn. Mẹ bầu nên thận trọng với việc điều trị chuyên sâu bởi có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ, không tốt cho sức khỏe thai kỳ.

Dưới đây là một số giải pháp có thể giúp mẹ bầu loại bỏ chứng hôi miệng khi mang thai:

1. Chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng đúng cách chính là giải pháp đơn giản giúp cải thiện chứng hôi miệng. Hơn nữa, nó còn giúp làm giảm mức độ nhạy cảm của mô nướu. Đồng thời hỗ trợ phòng ngừa các vấn đề nha khoa trong suốt thời gian mang thai.

cải thiện hơi thở có mùi ở mẹ bầu
Để cải thiện hơi thở có mùi, trước hết các mẹ bầu cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách

Mẹ bầu cần vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn sau đây:

  • Chải răng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor 
  • Duy trì thói quen dùng chỉ nha khoa 1 lần/ ngày để loại bỏ thức ăn thừa bám ở kẽ răng
  • Sử dụng các loại dung dịch kháng khuẩn để súc miệng
  • Sau các bữa ăn nhẹ, mẹ bầu nên sử dụng nước sạch để súc miệng kỹ lưỡng
  • Chú ý cạo lưỡi  1 – 2 lần/ tuần khi vệ sinh răng miệng

2. Mẹo làm giảm hôi miệng khi mang thai rất an toàn

Như đã nói, mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm nên mẹ bầu cần tìm kiếm các giải pháp an toàn để khắc phục tình trạng hôi miệng. Cách tốt nhất là sử dụng các nguyên liệu lành tính, thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Các mẹo đơn giản có thể tham khảo bao gồm:

– Súc miệng với nước muối:

Nước muối là dung dịch có đặc tính kháng khuẩn và sát trùng tương đối mạnh mẽ. Do đó, mẹ bầu có thể súc miệng bằng nước muối để tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Nên mua nước muối sinh lý ở các hiệu thuốc tây để sử dụng. Sau khi chải răng, mẹ bầu có thể dùng nước muối loãng để ngậm và súc miệng khoảng vài ba phút.

– Sử dụng nước gừng tươi:

Có thể nấu nước gừng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần dùng lấy ra khoảng 5ml để súc miệng sau khi đánh răng.

giảm hôi miệng khi mang thai
Mẹ bầu có thể dùng nước gừng tươi súc miệng để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi

– Chải răng với dầu dừa:

Dầu dừa có tác dụng làm dịu mô nướu, giảm sưng đau và ức chế sự phát triển của hại khuẩn, nấm men. Ngoài ra, lượng lớn axit lauric trong dầu dừa còn có khả năng làm giảm hình thành mảng bám và cao răng. Từ đó giúp hạn chế mùi hôi miệng rất hiệu quả.

3. Điều chỉnh thói quen ăn uống

Tình trạng hôi miệng khi mang thai có liên quan rất nhiều với thói quen ăn uống của các mẹ bầu. Việc điều chỉnh lại thói quen ăn uống sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng hơi thở có mùi. Ngoài ra việc ăn uống lành mạnh còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thai kỳ.

Các vấn đề cần chú ý bao gồm:

  • Mẹ bầu cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm và món ăn có mùi nồng như hành, tỏi, mắm, các loại sốt nặng mùi hay các loại thức ăn chứa nhiều gia vị, thức ăn chứa nhiều đường,…
  • Hạn chế các loại đồ uống có khả năng gây hôi miệng như cà phê, trà đặc, bia rượu,… 
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn lên men để cải thiện các tình trạng hôi miệng, đầy hơi, chướng bụng,…
  • Đối với những mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản thì nên chia nhỏ bữa ăn
  • Đảm bảo uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước

4. Thăm khám bác sĩ khi cần thiết

Các chuyên gia thường khuyến nghị rằng, mẹ bầu cần một buổi làm sạch và đánh bóng răng chuyên nghiệp được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai. Ngay cả khi không có bất cứ vấn đề răng miệng nào thì điều này cũng được cho là cần thiết.

khám nha sĩ khi bị hôi miệng
Nên chủ động thăm khám nha sĩ nếu tình trạng hôi miệng có liên quan đến các bệnh nha khoa

Ngoài ra, mẹ bầu nên chủ động đến gặp nha sĩ trong các trường hợp sau:

  • Hôi miệng khiến cho bạn quá tự ti
  • Chảy máu nướu răng
  • Răng bị lỏng lẻo
  • Răng hoặc nướu bị đau nhiều
  • Cảm giác bỏng rát bên trong khoang miệng
  • Xuất hiện vị kim loại trong miệng
  • Chảy mủ từ nướu răng
  • Xuất hiện một cục đỏ bóng trên nướu (dấu hiệu của u hạt sinh mủ – bệnh nhiễm trùng nướu răng gặp ở 5% trường hợp mang thai)

Khi mẹ bầu đến thăm khám, nha sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng khi mang thai và cố gắng khắc phục. Một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định bao gồm:

  • Cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám trên răng và dưới nướu
  • Trám răng bị mòn do nôn mửa hoặc trào ngược axit dạ dày
  • Phẫu thuật hoặc laser cắt bỏ u hạt sinh mủ
  • Trám cổ chân răng, trám răng sâu

Bất kỳ phương pháp điều trị nha khoa nào cũng chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của bác sĩ. Mẹ bầu không được chụp X-quang và sử dụng thuốc khi mang thai nên các phương pháp xâm lấn rất hiếm khi được chỉ định.

Ngăn ngừa hôi miệng khi mang thai

Một số thay đổi trong thai kỳ có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc làm phát sinh các triệu chứng bất thường. Chúng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng hôi miệng khi mang thai. Một số lời khuyên sau đây có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi:

ngăn ngừa hôi miệng khi mang thai
Để ngăn ngừa hơi thở có mùi khó chịu, mẹ bầu cần tránh ăn các loại thức ăn có thể gây hôi miệng
  • Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng 2 lần/ ngày với kem đánh răng và bàn chải phù hợp.
  • Có thể dùng thêm nước muối loãng hoặc các sản phẩm nước súc miệng lành tính để súc miệng sau khi đánh răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa 1 lần/ ngày và chú ý vệ sinh mặt lưỡi 1 – 2 lần/ tuần.
  • Tránh tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống có khả năng gây hôi miệng.
  • Uống nhiều nước để tránh tình trạng khô miệng và ngăn ngừa hôi miệng.
  • Bổ sung đầy đủ lượng canxi cơ thể cần, nếu thực phẩm không thể làm tốt thì nên tham khảo bác sĩ để dùng thêm các loại viên uống.
  • Kiểm tra răng miệng định kỳ dù không gặp phải bất cứ vấn đề nào, thường là 6 tháng/ lần.

Hôi miệng khi mang thai mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái. Do đó mẹ bầu cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống lành mạnh và có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để khắc phục tình trạng này. 

Có thể bạn quan tâm

Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi?

Nước Bọt (Miếng) Có Mùi Hôi và Cách Điều Trị, Khắc Phục

Nước bọt hay nước miếng có mùi hôi là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay. Ngoài các nguyên...

Lưu ý khi áp dụng trị hôi miệng bằng ngò gai

Cách Trị Hôi Miệng Bằng Ngò Gai (Mùi Tàu) Dễ Dùng Nhất

Trị hôi miệng bằng ngò gai là cách làm được nhiều người áp dụng. Ngò gai hay còn được gọi...

Hôi miệng lâu năm do nguyên nhân nào gây ra?

Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Giải Pháp Điều Trị Bệnh Dứt Điểm

Bị hôi miệng lâu năm là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay. Đa số các trường hợp mắc...

Hướng xử lý nhanh khi bị hôi miệng

Hở Van Tim Có Bị Hôi Miệng Không? Hướng Xử Lý Nhanh

Hở van tim có bị hôi miệng không? Để giải đáp vấn đề này, trước hết bạn đọc cần nắm...

Các loại thuốc trị hôi miệng tốt nhất hiện nay

5+ Loại Thuốc Trị Hôi Miệng Tốt Nhất Được Sử Dụng Nhiều

Sử dụng thuốc trị hôi miệng phù hợp giúp bạn giảm mùi hôi khó chịu, đồng thời khắc phục các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *