Trám Răng Có Bị Hôi Miệng Không? [Chuyên Gia Tư Vấn]
Trám răng có bị hôi miệng không là thắc mắc của nhiều người. Theo đó, phương pháp trám răng được thực hiện với mục đích phục hồi chức năng răng, điều trị sâu răng, nứt răng, mòn răng do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Chất liệu trám được đổ vào lỗ hỏng trên răng, bít kín, ngăn ngừa nguy cơ cho người bệnh.
Thông tin cơ bản về thủ thuật trám răng
Phương pháp trám răng được chỉ định trong điều trị sâu răng, chấn thương nứt vỡ răng, mòn răng,… Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng trong điều trị các vấn đề về tủy. Vật liệu nha khoa được sử dụng để chèn vào vị trí hư hỏng trên răng, giúp phục hồi chức năng nhai, giảm nguy cơ cho người bệnh.
Một số vật liệu được dùng để trám răng như nhựa composite, amalgam, vàng, gic,… Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám sau đó đưa ra chỉ định vật liệu phù hợp để quá trình can thiệp đạt hiệu quả tối ưu. Mỗi loại vật liệu sẽ có các ưu và nhược điểm riêng, bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn tư vấn cụ thể khi đến thăm khám trực tiếp tại phòng khám hoặc bệnh viện uy tín.
Độ bền của vật liệu sử dụng trám răng cũng khác nhau. Mỗi miếng trám như amalgam có thể sử dụng trung bình trong 10 năm hoặc lâu hơn từ 15 – 30 năm nếu chăm sóc tốt. Bên cạnh đó, composite có thể sử dụng trong 3 – 10 năm, sứ từ 10 – 15 năm, onlays/inlays vàng dùng lâu nhất từ 40 – 60 năm.
Sau khi trám, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc, bảo vệ giúp duy trì miếng trám lâu dài hơn. Trong đó đặc biệt là vấn đề vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế thói quen nghiến răng, duy trì các thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp sau khi trám răng gặp phải một số vấn đề, cụ thể:
- Răng đau và nhạy cảm: Đây được xem là biểu hiện bình thường sau khi trám răng, tuy nhiên sau vài ngày hoặc dài hơn sẽ tự động thuyên giảm. Trường hợp 2 – 4 tuần cơn đau và cảm giác tê buốt không cải thiện, thậm chí tăng lên, bạn nên chủ động đến gặp nha sĩ. Ngoài ra, một số người sau trám bị độn miếng dán, dẫn đến việc nhai thức ăn gặp cản trở nên thông báo để được nha sĩ điều chỉnh kịp thời.
- Dị ứng: Trường hợp dị ứng vật liệu trám răng không phổ biến, tuy nhiên vẫn có nguy cơ xảy ra. Cơ địa người bệnh bị dị ứng với vật liệu được sử dụng để trám răng. Khi đó, cơ thể các các phản ứng ngoài da như phát ban, nổi mẩn. Lúc này bác sĩ sẽ loại bỏ miếng dán dị ứng và thay bằng chất liệu khác phù hợp hơn.
- Hư hỏng miếng dán: Một số bệnh nhân nhai nghiến răng mạnh khiến cho miếng dán dễ vỡ, mòn. Tuy nhiên thông thường bệnh nhân sẽ không tự cảm nhận được, chỉ thông qua tái khám định kỳ mới phát hiện.
Ngoài các trường hợp kể trên, nhiều bệnh nhân sau trám răng nhận thấy miệng có mùi hôi hơn. Vì thế, nhiều người đặt ra nghi vấn: “Trám răng có bị hôi miệng không?”. Để giải đáp vấn đề này cần phải dựa trên nhiều yếu tố, tìm hiểu qua nội dụng tiếp theo đây.
Tham khảo thêm: Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Gừng – Mẹo Dùng Ít Người Biết
Trám răng có bị hôi miệng không?
Trám răng có bị hôi miệng không là thắc mắc của nhiều người. Theo bác sĩ, tình trạng hôi miệng sau khi trám răng có thể xảy ra. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng gặp phải vấn đề này. Một số nguyên nhân tác động gây ra tình trạng hôi miệng có thể kể đến như:
- Kỹ thuật trám sai: Bác sĩ thực hiện không có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống khi trám răng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả trám. Trong đó, các nguy cơ thường gặp như vết hàn trám không bám dính tốt vào răng thật, kẽ răng vẫn còn bị hở sau khi trám,… khiến cho thức ăn dễ dính vào kẽ hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mùi hôi.
- Vật liệu trám không phù hợp: Vật liệu trám răng cũng là một trong những yếu tố gây ra mùi hôi miệng sau khi trám. Thông thường loại composite dễ gây mùi hơn, vì loại này thực chất là nhựa tổng hợp có thể bị ngấm nước bọt, ngoài ra cộng hưởng với tính axit trong khoang miệng khiến cho chất liệu trám bị thay đổi tính chất. Nếu không vệ sinh đúng cách, mùi hôi sẽ càng trở nên nặng nề hơn.
- Dùng miếng dáng quá hạn sử dụng: Một trong những nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng khó chịu sau trám răng là người thực hiện đã sử dụng miếng dán hết hạn sử dụng. Chỉ cần một vài năm sau khi trám, chất liệu sẽ bị bong tuột khỏi răng, ngoài ra còn ảnh hưởng đến hoạt động nhai, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây hôi miệng và nhiều hệ lụy khác.
- Do sâu răng kéo dài: Trám răng giúp cải thiện tình trạng sâu răng, tuy nhiên trong một số trường hợp trám răng không đảm bảo khiến cho tình trạng sâu răng tiếp tục kéo dài. Vi khuẩn phát triển gây hại cho tủy răng, tạo mùi hôi khó chịu và khiến răng của bạn bị hư hỏng ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Vệ sinh không sạch sẽ: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng sau khi trám răng. Tuy nhiên nhiều người không tuân thủ, không chăm sóc răng miệng đúng cách khiến cho thức ăn bám vào răng, ảnh hưởng đến kết quả điều trị, gây mùi hôi trong khoang miệng bất thường.
Vậy, tóm lại trám răng có gây hôi miệng không? Như đã đề cập bên trên, nếu người bệnh chăm sóc, bảo vệ răng miệng đúng cách sẽ không gây mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên nhiều trường hợp chủ quan, không vệ sinh răng miệng sạch sẽ lâu dần ảnh hưởng đến vị trí trám răng, gây hại cho sức khỏe răng miệng.
Tham khảo thêm: Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Nước Vo Gạo – Mẹo Dân Gian
Cách khắc phục hôi miệng sau khi trám răng
Vậy là thế nào để khắc phục tình trạng hôi miệng sau khi trám răng? Trước hết bạn cần đến nha khoa kiểm tra, xem xét tình trạng vị trí vết trám, các vấn đề liên quan khác, sau đó áp dụng các biện pháp khắc phục theo hướng dẫn. Dưới đây là các hướng điều trị được áp dụng:
- Trường hợp hôi miệng do chất lượng của vật liệu trám răng không đảm bảo, bị bong bật ra ngoài khiến cho vi khuẩn tấn công, gây mùi hôi. Bác sĩ sẽ nhanh chóng loại bỏ miếng dán răng cũ, vệ sinh răng và thay thế bằng một miếng dán hàn trám tốt hơn, đảm bảo an toàn, chắc chắn cho người dùng. Nếu răng của bệnh nhân có dấu hiệu giòn yếu sẽ được bác sĩ tư vấn giải pháp bọc răng sứ nhằm bảo vệ răng gốc một cách hiệu quả nhất.
- Trường hợp mùi hôi do thói quen vệ sinh răng miệng của người bệnh không đảm bảo, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng, hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệ hàm răng cho người bệnh. Ngoài ra, nếu cao răng nhiều, bác sĩ cũng sẽ tiến hành làm sạch, sau đó đánh bóng răng. Để giảm mùi hôi hiệu quả hơn, người bệnh nên hạn chế ăn những thực phẩm gây mùi nồng bám dai dẳng.
Bên cạnh hai hướng giải quyết kể trên, nhằm phòng tránh nguy cơ trám răng gây hôi miệng, bạn nên lưu ý thêm một vài vấn đề:
- Chọn địa chỉ thăm khám: Chọn nha khoa, bệnh viện có chuyên khoa răng hàm mặt uy tín, chất lượng để khám và điều trị các vấn đề về răng miệng. Ngoài ra, nên tìm hiểu cơ sở y tế có bác sĩ giỏi, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có trang thiết bị y tế hiện đại để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
- Chất liệu trám an toàn: Tham khảo ý kiến của bác sĩ, cùng giải đáp các thắc mắc và lựa chọn vật liệu trám răng an toàn và hiệu quả nhất.
- Chăm sóc sau trám: Sau khi trám răng điều trị các vấn đề về răng miệng, bạn nên chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, dùng nước muối loãng súc miệng hoặc dùng dung dịch bán sẵn, lựa chọn sản phẩm đảm bảo. Không dùng các vật nhọn để cậy vết trám hoặc khiến va đập làm ảnh hưởng đến vị trí trám răng.
- Thăm khám định kỳ: Định kỳ 6 tháng một lần bạn nên đến nha khoa kiểm tra răng miệng, vệ sinh, cạo cao răng giúp phòng ngừa nguy cơ vi khuẩn phát triển, tấn công gây hại cho sức khỏe.
“Trám răng có bị hôi miệng không?” là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo đó, không phải trường hợp nào cũng bị hôi miệng sau trám, chỉ có trường hợp không đảm bảo, vệ sinh và chăm sóc răng không đúng cách mới dễ xảy ra vấn đề này. Do đó, bạn đọc nên tìm cơ sở khám chữa uy tín, đồng thời tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị để phòng tránh các nguy cơ không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm
- Hôi Miệng Sau Khi Sinh và Giải Pháp Chữa Trị An Toàn
- Chữa Hôi Miệng Bằng Đông Y Qua Bài Thuốc Lưu Truyền
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!