Hơi Thở Có Mùi Trứng Thối Nên Xử Lý Thế Nào Nhanh Hết?
Hơi thở có mùi trứng thối được xem là nỗi khiếp sợ của nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây ra nhiều trở ngại trong giao tiếp mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Do vậy, việc nhanh chóng xác định được nguyên nhân và tìm ra cách xử lý hơi thở mùi trứng thối là mong mỏi chung của bệnh nhân.
Tại sao hơi thở có mùi trứng thối?
Hơi thở có mùi trứng thối khiến nhiều người phải ám ảnh. Tình trạng này có thể xuất phát từ thói quen ăn uống, chăm sóc răng miệng hàng ngày không đúng cách hoặc phát sinh sau khi mắc các bệnh lý ở khoang miệng, bệnh đường hô hấp hay các cơ quan khác.
Các nguyên nhân dẫn đến hơi thở mùi trứng thối bao gồm:
- Không đánh răng thường xuyên hoặc chải răng không kỹ dẫn đến sự hình thành của mảng bám và vi khuẩn gây mùi.
- Niềng răng, úp răng hay đeo răng giả gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Thức ăn bị vướng lại có thể bị vi khuẩn phân hủy khiến cho hơi thở có mùi trứng thối.
- Thường xuyên sử dụng các thức ăn có mùi nồng, nhất là hành, tỏi… Mùi hương của chúng phát sinh từ dạ dày nên có thể khiến hơi thở ám mùi trứng thối khá lâu.
- Hút thuốc lá hoặc lạm dụng bia, rượu.
- Gặp tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc Tây để trị bệnh.
- Do ảnh hưởng của các vấn đề về sức khỏe: Trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm xoang, polyp mũi, viêm nha chu, áp xe quanh chóp răng, viêm nướu, tiểu đường, suy gan, suy thận, nhiễm trùng phổi, hội chứng ngưng thở khi ngủ…
Tham khảo thêm: Trám Răng Có Bị Hôi Miệng Không? [Chuyên Gia Tư Vấn]
Cách xử lý khi hơi thở có mùi trứng thối
Nếu tình trạng hơi thở có mùi trứng thối không quá nghiêm trọng, bạn có thể khắc phục tại nhà bằng các mẹo tự nhiên kết hợp thay đổi lối sống và cách chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, một số trường hợp bị bệnh có liên quan đến các vấn đề về y tế thì cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt nếu muốn lấy lại hơi thở thơm mát, tự tin.
1. Khắc phục hơi thở mùi trứng thối tại nhà bằng gừng
Không đơn thuần chỉ là một loại gia vị, gừng còn có nhiều tác dụng chữa bệnh như điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp, đau bụng, lạnh bụng, cảm lạnh, viêm họng, viêm xoang, hôi miệng và cả tình trạng hơi thở mùi trứng thối.
Đối với các trường hợp này, gừng hoạt động như một chất khử mùi. Loại gia vị này còn có khả năng giảm đau răng, chống sưng nướu lợi. Đặc biệt, gừng còn giúp trung hòa axit, làm giảm sự xuất hiện của mùi trứng thối trong hơi thở cho các trường hợp mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Khi được hấp thụ, các chất trong gừng cũng làm giãn nở mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, tạo điều kiện cho tổn thương ở khoang miệng và các cơ quan khác nhanh hồi phục.
Cách sử dụng:
- Đun sôi khoảng 300ml nước
- Thêm vào lát gừng tươi vào nấu thêm khoảng 5 phút nữa
- Tiếp theo, bạn bỏ vào vài hạt muối ăn và khuấy đều. Muối sẽ giúp làm tăng công dụng sát khuẩn, khử mùi cho hơi thở.
- Để dung dịch nguội và dùng súc miệng mỗi ngày 2 lần.
2. Mật ong kết hợp với bột quế khử mùi trứng thối cho hơi thở
Mật ong là một nguyên liệu thiên nhiên có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng tốt. Trong khi đó, quế cũng được sử dụng rộng rãi trong điều trị hôi miệng nhờ vào khả năng khử mùi, chống viêm, hoạt huyết tự nhiên. Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu không chỉ giúp bạn có hơi thở thơm mát, khoan khoái mà còn có tác dụng làm thư giãn thần kinh, cải thiện sức khỏe răng miệng.
Cách sử dụng:
- Trộn bột quế với mật ong theo tỷ lệ 1:1
- Cho hỗn hợp vào ly nước nóng và khuấy đến khi tan đều
- Chờ cho nước nguội bớt, bạn hãy lấy súc miệng kỹ ngày 2 – 3 lần
- Cuối cùng, dùng nước lọc súc lại miệng một lần nữa cho sạch. Tránh lưu lại vị ngọt của mật ong trong miệng khiến bạn bị sâu răng.
3. Trị hơi thở có mùi trứng thối bằng hạt thì là
Rau thì là thường được dùng chế biến trong các món cá hay hải sản để khử mùi tanh của thực phẩm. Hạt của cây cũng được xem như là một phương thuốc tự nhiên cho các trường hợp có hơi thở mùi trứng thối.
Ngoài ra, hạt thì là còn được Đông y ghi nhận là có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. Nó giúp cải thiện tình trạng viêm nha chu, áp xe răng và các vấn đề khác về nướu răng, qua đó giảm mùi hôi cho hơi thở.
Cách sử dụng:
- Hạt thì là phơi khô, bảo quản trong lọ kín và để nơi thoáng mát dùng dần.
- Mỗi khi hơi thở xuất hiện mùi trứng thối, bạn hãy lấy 1 muỗng hạt thì là nhai từ từ để các hoạt chất được giải phóng và phát huy tác dụng khử mùi, diệt khuẩn.
- Sau khi thấy miệng đầy nước bọt thì có thể nhổ ra.
- Áp dụng cách này mỗi ngày 2 – 3 lần để duy trì hơi thở thơm tho nhiều giờ trong ngày.
4. Lá ổi chữa hơi thở mùi trứng thối
Nếu hơi thở thường xuyên có mùi trứng thối, bạn không nên bỏ qua lá ổi. Với thành phần giàu tanin, lá ổi có khả năng sát khuẩn, làm se lành vết loét trên bề mặt nướu, lợi, loại bỏ mảng bám, chống sâu răng, loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Thành phần tanin cùng các hoạt chất có lợi được tìm thấy nhiều nhất trong lá ổi non hoặc búp ổi. Bạn có thể sử dụng lá trị hơi thở có mùi trứng thối theo cách dưới đây:
- Cách 1: Dùng 2 – 3 lá ổi non rửa sạch và ngâm nước muối để khử khuẩn. Bỏ lá vào miệng nhai nát và ngậm trong khoảng 5 phút. Trong quá trình nhai, bạn lên đảo lá di chuyển khắp khoang miệng để làm sạch toàn bộ kẽ răng. Cuối cùng, dùng nước muối loãng súc miệng lại. Thực hiện vài lần trong ngày để nhanh thấy được hiệu quả.
- Cách 2: Đun sôi 1 nắm lá ổi với 300ml nước. Sau khi nồi nước sôi được 10 phút thì thêm vào 1 thìa muối tinh, khuấy cho muối tan đều. Lọc bỏ bã, để nguội và dùng súc miệng vài lần trong ngày.
Tham khảo thêm: Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Là Do Đâu? Xử Lý Sao?
5. Chữa hơi thở mùi trứng thối bằng vỏ bưởi tươi
Trong vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu thơm. Đây chính là khắc tinh của hơi thở có mùi trứng thối hay mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, tinh dầu bưởi còn có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây mùi.
- Cách 1: Vỏ bưởi tươi cắt bớt phần cùi trắng bên trong, cắt miếng vừa miệng. Sau mỗi bữa ăn, bạn lấy 1 miếng vỏ cho vào miệng nhai trực tiếp để khử mùi hôi và làm sạch khoang miệng. Nhổ bỏ bã và súc miệng lại với nước ấm sau khoảng 5 phút.
- Cách 2: Nấu vỏ bưởi lấy nước rồi pha với một ít muối tinh. Để hỗn hợp nguội và chia ra làm vài lần súc miệng trong ngày.
6. Điều trị hơi thở có mùi trứng thối bằng y tế
Nếu không đáp ứng được với các phương pháp khử mùi tự nhiên, bạn nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân gây ra mùi trứng thối cho hơi thở. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả chẩn đoán để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất với bạn.
Các phương pháp điều trị được tiến hành chủ yếu tùy thuộc vào nguyên nhân khiến hơi thở có mùi trứng thối. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc áp dụng các kỹ thuật khác để điều trị những vấn đề về y tế khiến cho hơi thở có mùi, chẳng hạn như bệnh trào ngược dạ dày, polyp mũi, viêm xoang, sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng khôn…
Ngoài ra, các loại nước súc miệng diệt khuẩn, giảm mùi hôi cũng được khuyến cáo sử dụng để cải thiện hơi thở có mùi và hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
Những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày khi hơi thở có mùi trứng thối
Để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hơi thở có mùi trứng thối hiệu quả, bạn cần lưu ý các vấn đề dưới đây:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách:
Đây là vấn đề cần phải được chú trọng, nhất là khi bạn muốn nhanh chóng loại bỏ mùi trứng thối khó chịu cho hơi thở. Duy trì thói quen đánh răng và súc miệng bằng nước muối mỗi ngày từ 2 – 3 lần sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám, cao răng, đồng thời cải thiện các vấn đề ở răng miệng và đường hô hấp.
Sau khi ăn, thay vì dùng tăm nhọn để xỉa răng thì bạn nên sử dụng chỉ nha khoa. Dụng cụ này giúp làm sạch thức ăn dính ở kẽ răng mà không gây chảy máu hay khiến răng bị thưa giống như tăm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thêm nước súc miệng hoặc nhai kẹo bạc hà, gừng để át đi mùi hôi khó chịu, giúp khoang miệng được làm sạch hoàn toàn.
Làm sạch lưỡi:
Nhiều người chỉ đánh răng mà quên làm sạch vùng lưỡi. Đây là khu vực vi khuẩn phát triển khá mạnh nên bạn cần làm sạch bề mặt lưỡi thường xuyên với bề mặt thông dụng để ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây mùi.
Uống nhiều nước:
Khoang miệng khô cũng khiến hơi thở sinh ra mùi trứng thối khó chịu. Do vậy, bạn nên cố gắng uống nước thường xuyên và đều đặn để giữ cho miệng luôn ẩm ướt.
Tham khảo thêm: 14 Cách Làm Hết Hôi Miệng Khi Ăn Tỏi Nhanh Mà Dễ Dàng
Thay đổi thói quen ăn uống:
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa, ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản – nguyên nhân thường gặp khiến hơi thở có mùi trứng thối.
- Ăn chậm, nhai kỹ để kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh và tiết ra nhiều enzym hỗ trợ tiêu hóa, loại bỏ vi khuẩn.
- Hạn chế ăn các thực phẩm gây hôi miệng và khiến hơi thở nặng mùi hơn, chẳng hạn như hành, tỏi,…Nếu trong thức ăn có những thực phẩm này, bạn nên súc miệng và đánh chải răng kỹ ngay sau khi ăn.
- Tránh sử dụng đồ uống có cồn, cà phê.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm có khả năng khử mùi tốt vào trong thực đơn hàng ngày. Bao gồm trà xanh, rau mùi, mật ong, gừng, dầu ô liu, đinh hương, ngò gai, bạc hà, sữa chua, giấm táo, chanh, dầu dừa…
Ngừng hút thuốc lá:
Hút thuốc lá là tác nhân hàng đầu gây bệnh răng miệng. Chất độc trong khói thuốc sẽ khiến nướu răng bị suy yếu, làm răng xỉn màu và thậm chí còn gây hôi miệng, hơi thở mùi trứng thối. Hãy từ bỏ thói quen này ngay nếu bạn đang gặp rắc rối với hơi thở có mùi.
Khám bác sĩ định kỳ:
Hơi thở có mùi trứng thối không thể trong một sớm một chiều là khỏi ngay được. Bạn nên đi khám định kỳ để theo dõi được kết quả và điều trị triệt để các vấn đề có liên quan để nhanh chóng cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
Có thể bạn quan tâm
- Chai Xịt Thơm Miệng Có Tốt Không? Nên Dùng Loại Nào?
- Top 15 Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng Được Review Tốt
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!