Những người bị thận yếu có nên uống nhiều nước không?

Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu, bài tiết chất thải và điều chỉnh cân bằng điện giải trong cơ thể. Khi chức năng thận suy yếu, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Một trong những thắc mắc phổ biến của người bệnh là “thận yếu có nên uống nhiều nước không?”. Bài viết sau sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn.

Rất nhiều người thắc mắc về việc có nên uống nhiều nước khi mắc chứng thận yếu?
Rất nhiều người thắc mắc về việc có nên uống nhiều nước khi mắc chứng thận yếu?

Thận yếu có nên uống nhiều nước không?

Nước là một thứ không thể thiếu đối với cơ thể. Đã có rất nhiều bài báo, công trình khoa học chứng minh tác dụng của nước đối với sức khỏe, tim mạch, làn da,… Nhưng đối với những người bị thận yếu, họ luôn băn khoăn câu hỏi: Liệu mắc chứng thận yếu, uống nước nhiều có tốt không?

Bệnh thận yếu là tình trạng thận bị suy giảm chức năng, không hoạt động tốt. Mỗi ngày, thận có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ những chất độc hại trong cơ thể qua đường tiết niệu. Thận còn có chức năng tạo ra một số loại hormone cho cơ thể. Khi thận bị yếu, một số triệu chứng chung người bệnh hay gặp là:

  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Phù tay, chân;
  • Đi tiểu nhiều lần, hay tiểu về đêm;
  • Trong nước tiểu có lẫn máu;
  • Đau lưng;
  • Đối với nam giới có thể gặp một số triệu chứng khác như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn,…

Hiện nay, với sự phát triển của y học, bệnh thận yếu hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải phát hiện bệnh sớm, đến bệnh viện kiểm tra và điều trị thì bệnh mới mau chóng được đẩy lùi.

Người bệnh thận yếu nên uống nước đầy đủ như người bình thường. Uống nước đầy đủ sẽ giúp pha loãng những chất độc, muối trong cơ thể, từ đó thận sẽ dễ dàng lọc bỏ và dễ bài tiết hơn.

Không nên uống nước quá nhiều hoặc quá ít. Nếu uống nước quá nhiều, thận sẽ phải làm việc quá sức, khiến thận dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, nếu uống nước quá nhiều, nước không kịp đào thải sẽ khiến bệnh nhân bị ngộ độc nước.

Nếu uống nước quá ít, các độc tố sẽ dễ dàng lắng đọng trong cơ thể, không được hòa tan và đào thải khỏi cơ thể. Những cặn bã độc hại sẽ khiến thận bị tổn thương, da dẻ khô ráp, bong tróc.

Bác sĩ tư vấn: Người bị thận yếu uống nước dừa được không?

Những cách bảo vệ thận

Điều mấu chốt trong việc bảo vệ thận đó là uống nước vừa đủ so với nhu cầu của cơ thể cần. Bên cạnh uống nước đầy đủ, người bệnh có thể áp dụng những phương cách sau để giúp thận khỏe mạnh và cải thiện tình trạng bệnh:

  • Uống nước trái cây tự nhiên như dứa, cam, táo,…
  • Ăn nhiều củ, rau xanh đậm, các loại đậu,… để bổ sung vitamin, các vi chất tốt cho cơ thể, bồi bổ thận.
  • Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ những nguồn như thịt, cá, thực phẩm giàu omega-3,…
  • Không nên nhịn tiểu vì trong thời gian nhịn tiểu, các chất độc hại sẽ lắng ở bàng quang, gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe và thận.
  • Hạn chế và loại bỏ bia, rượu, nước uống có chứa nhiều đường, gas, cà phê,… ra khỏi đời sống;
Người bị thận yếu không nên uống quá nhiều nước. Hãy uống đủ nước mỗi ngày.
Người bị thận yếu không nên uống quá nhiều nước. Hãy uống đủ nước mỗi ngày.
  • Ngủ đủ giấc và ngủ sớm. Không nên thức khuya vì thức khuya chính là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến bệnh thận.
  • Không nên dùng các loại thức ăn cay nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm muối chua như dưa chua, cà pháo, mắm,…
  • Không nên duy trì một chế độ ăn quá mặn.
  • Không nên lạm dụng thuốc Tây. Hãy tuân thủ dùng thuốc theo liều lượng bác sĩ đã chỉ định.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
  • Hãy tập yoga hoặc duy trì các bài tập thể dục, đi bộ, chạy bộ, chơi thể thao vừa sức,… để có một cơ thể khỏe mạnh.

Kết luận: Người bị thận yếu không nên uống nước quá nhiều hay quá ít, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ suy giảm chức năng thận, tình trạng sức khỏe tổng thể và các triệu chứng cụ thể mà người bệnh gặp phải. Do đó, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là vô cùng quan trọng để có được lời khuyên phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Tổn thương thận cấp là gì?

Tổn thương thận cấp là gì? Thông tin cần biết

Tổn thương thận cấp là hiện tượng suy giảm chức năng đột ngột của thận hay thường được gọi là...

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư mới nhất (BYT)

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư thường được xây dựng dựa trên thể bệnh, nguyên nhân và triệu...

Tại sao thận yếu lại đau lưng?

Tại sao thận yếu lại đau lưng?

Tại sao thận yếu lại đau lưng? Khi thận yếu hoặc gặp bất kỳ những tổn thương, trục trặc nào,...

Bị nang thận nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị?

Bị nang thận nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị?

Nang thận nên ăn gì, kiêng gì? Theo chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh nang thận nên ăn nhiều...

Sỏi thận là gì và cách điều trị như thế nào mới hiệu quả?

Sỏi thận là những tinh thể rắn bao gồm canxi oxalate, acid uric,.. có trong nước tiểu lắng đọng, kết tinh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *